Sản phẩm du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực tại quảng bình (Trang 43 - 46)

Du lịch văn hóa là những chuyến đi với mục đích nhằm thăm các địa điểm, sự kiện văn hóa, lịch sử tạo thêm động lực của một chuyến đi du lịch Từ đó có thể kết hợp du lịch văn hóa với các loại hình du lịch khác để tăng thêm sự hấp dẫn.

-Du lịch văn hóa - lịch sử, là những chuyến đidu lịch thăm lại khu di tíchlịch sử và nơi làm việc của các anh hùngdân tộc.

Quảng Bình là một trong những vùng đất được hình thành từ lâu trong quá

trình “ nam tiến” của dân tộc Việt trong suốt chiều dài lịch sử. Với bề dày lịch sử như vậy đã hội tụ nhiều giá trị văn hóa của dân tộc với nhiều giá trị văn hóa có khả năng khai thác phát triển như:

Các di tích lịch sử cách mạng. Quảng Bình đã có nhiều địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc tạo thành những điểm tham quan du lịch có giá trị như Bến phà Long Đại, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Cổng Trời… trong đó nổi bật là “ Hang Tám Thanh niên xung phong (Hang Tám Cô)” hang đá nhỏ bé này đã ghi dấu sự hy sinh to lớn của lực lượng thanh niên xung phong trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khu du lịch sinh thái văn hóa Vực Quành

Các di tích gắn với Danh nhân văn hóa như Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khu di tích Hoàng Hối Khanh- quan dưới triều Hồ Quý Ly và là một trong những nhà nho yêu nước đã dũng cảm hi sinh trong cuộc chiến chống lại gặc Minh xâm lược, ông được nhân dân tôn thờ và tưởng nhớ.

-Du lịch văn hóa và lễ hội: là những sản phẩm mà mục đích là giúp cho khách du lịch dễ dàng am hiểu cũng như được trải nghiệm, được hòa mình

vào khung cảnh, cảm xúc của lễ hội một cách thực tế nhất.

-Du lịch văn hóa làng nghề truyền thống: là sản phẩm của ngành du lịch nhằm khai thác cũng như học hỏi, giao lưu những giá trị của các làng nghề truyền thống. Cũng như bao làng quê khác, Quảng Bình có những làng nghề nổi tiếng, hình thành và phát triển gắn liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong lịch sử. Cảnh Dương, Bảo Ninh, Quang Phú được biết đến như những làng nghề chế biến hải sản hảo hạng. Sản xuất mặt hàng mây tre dan của Thọ Đơn (Quảng Trạch); chiếu cói làng An Xá, nón lá Quy Hậu (Lệ Thủy), chế biến bún, bánh đúc làng Tân An (Quảng Trạch)…Sản phẩm của các làng nghề truyền thống không chỉ đơn thuần có giá trị sử dụng mà ở đó còn kết tinh những giá trị văn hóa truyền thống cội nguồn. Đối với du lịch, làng nghề là một trong những tài nguyên du lịch có giá trị cao có khả năng tạo thành những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch.

Dường như với hướng đi phát triển du lịch thông qua các làng nghề truyền thống đã đem lại rất nhiều cho nền văn hóa Việt cũng như từ đó quảng bá, giới thiệu những hình ảnh đẹp về làng nghề Việt Nam đến rộng rãi hơn với người dân trong nước, quốc tế.

Những mặt hạn chế

- Hoạt động thăm quan, khám phá hang động có tiềm năng lớn và mang lại hiểu quả cao. Tuy nhiên đòi hỏi phải đầu tư lớn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật vì vậy cần tập trung đầu tư nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là tôn tảo, bảo tồn các tài nguyên.

- Du lịch văn hóa dựa trên các di sản văn hóa của tỉnh có sức hấp dẫn cao đòi hỏi được tập trung phát triển mạnh trong thời gian tới, cần tập trung tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, đào tạo nâng cao trình độ hướng dẫn viên. Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc đã được khai thác phát triển thành các sản phẩm du lịch đặc sắc có sức thu hút lớn đối với

thị trường khách du lịch khi vớicácsảnphẩm,dịchvụđi

nhiềuhạnchế.

đến Quảng Bình. Tuy nhiên viê ̣c gắn kết kèmcũngnhư công táctổchứcvẫncòn

Nguyên nhân:

- Việc khai thác, phát triển các loại sản phẩm dịch vụ du lịch vừa phát huy vừa bảo tồn các giá trị chưa được triển khai đồng đều ở nhiều nơi.Qua một thời gian phát triển nhưng các sản phẩm mới chỉ mang tính đơn lẻ.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho việc phục vụ phát triển du lịch văn hóa chưa được chú trọng nhiều , hơn nữa việc quảng bá du lịch chưa thực sự có hiệu quả, chưa tạo nên được bản sắc riêng, bản sắc vốn có và chưa tạo nên được sự khác biệt của sản phẩm du lịch văn hóa ..

- Công tác đầu tư hiện vẫn còn nhiêu hạn chế, những dịch vụ cần thiết chưa được đáp ứng, các vấn đề về bảo tồn gìn giữ những giá trị văn hóa lịch sử chưa được đi liền với thực tế, thiếu trải nghiệm và tìm hiểu.

Tiểu kết chương 2

Sản phẩm du lịch của Quảng Bình chưa đáp ứng yêu cầu về mức độ trải nghiệm du lịch thiếu tính đặc sắc, chất lượng sản phẩm chưa cao còn đơn điệu có sự trùng lắp, vòng đời sản phẩm ngắn. Việc xây dựng sản phẩm mới phát huy những yếu tố lợi thế sẵn có về tài nguyên du lịch mà chưa có sự đầu tư chiều sâu, tính sáng tạo thấp, thiếu những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT SỐ SẢN PHẨM DỊCH VỤDU LỊCH TẠI QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực tại quảng bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)