Đầu tư có trọng điểm và có tính thí điểm, đảm bảo tính bền vững trong phát triển du lịch sinh thái Nghiên cứu các dịch vụ du lịch độc đáo và phù hợp với nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực tại quảng bình (Trang 61 - 65)

du lịch sinh thái. Nghiên cứu các dịch vụ du lịch độc đáo và phù hợp với nhu cầu của các loại hình du lịch sinh thái và phù hợp với khả năng tổ chức tại các điểm du lịch sinh thái mà không làm ảnh hưởng tới cảnh quan, tính đa dạng tài nguyên, tính bảo tồn tài nguyên và yêu cầu tổ chức của hoạt động du lịch sinh thái.

- Tăng cường đầu tư, khôi phục những vùng có cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái đang bị ảnh hưởng do phát triển các ngành công nghiệp, khuyến khích các công trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác phục hồi và tái tạo cảnh quan, môi trường tự nhiên.

- Trong quy hoạch và xây dựng các đô thị coi trọng những vấn đề bảo vệ khu du lịch sinh thái nhằm hạn chế đến mức tối đa đô thị hóa đối với các khu du lịch sinh thái.

- Tăng cường giám sát việc thực hiện các dự án có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, môi trường tự nhiên. Xây dựng chính sách phát triển du lịch cộng đồng trong đó đề cao lợi ích của cộng đồng và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương.

- Xác định, lên kế hoạch và phát triển một cách chiến lược mạng lưới liên kết các điểm du lịch sinh thái với các tuyến đường bộ và đường thủy nhằm liên kết phát triển du lịch sinh thái trong khu vực.

3.4.2. Giải pháp về bảo vệ môi trường và hệ sinh tháitự nhiên tự nhiên

- Nâng cao trách nhiệm, quyền lợi cũng như nghĩa vụ trong phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường tại các vùng du lịch sinh thái là điểm mạnh được xác định trong Chiến lược phát

triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, đặc biệt tại các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật rừng. Bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, …

- Tăng cường hoạt động trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc, khai thác rừng một cách hạn chế. Trong các chương trình du lịch gắn thêm các hoạt

động trông cây bảo vệ rừng. Có chế tài xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm làm ảnh hướng xấu đến môi trường.

- Tăng cường công tác bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm ngoại vi; Xây dựng Vườn thực vật nhằm góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm. Đồng thời tổ chức qui hoạch, sắp xếp dân cư để ổn định dân số trong phạm vi Vườn quốc gia.

- Quan tâm hơn việc phát triển du lịch cộng đồng ở vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện để người dân chia sẻ lợi ích từ du lịch như bán hàng thủ công truyền thống, đầu tư xây dựng nhà nghỉ thôn bản. Mở thêm các tuyến du lịch hấp dẫn tại vùng sâu, vùng xa giúp bà con xóa đói giảm nghèo và giúp các Doanh nghiệp lữ hành đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

- Chú trọng đào tạo nhân lực đặc biệt cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, kinh doanh và người dân làm du lịch cộng đồng. Mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức của người dân để xây dựng mô hình du lịch phù hợp mà không mất đi bản sắc văn hoá vốn có.

3.4.3. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Tăng cườngcông táctuyên truyền,kêu gọi tính tự giác của nhân dân nơi có cảnh quan du lịch. Để du lịch sinh thái thực sự đóng góp hiệu quả vào công tác bảo vệ môi trường thì một yếu tố quan trọng là sự hưởng ứng và tham gia

nhiệt tình của cộng đồng người dân địa phương. Chính vì vậy, cần gắn kết phát triển du lịch sinh thái với sự phát triển của cộng đồng dân cư, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương làm du lịchsinh thái tại chỗ để giúp họ nâng cao nhận thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường du lịch nhằm bảo đảmsinh kế lâu dài, bền vững.

- Để phát triển du lịch theo hướng thân thiện với môi trường thì việc tạo cơ chế, chính sách phát triển du lịch sinh thái bền vững là rất quan trọng. Điều này tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái nhằm làm cơ sở cho việc giám sát chặt chẽ hoạt động du lịch và quản lý nguồn tài nguyên.

- Bên cạnh đó, cần giáo dục nâng cao ýthứcthựchiê ̣nluâ ̣tbảovê ̣môi trường cho mọingườidân. Viê ̣cnàykhông chỉ dừng lại ở du khách, cộng đồng dân cư địa phương mà còn phải tiến hành cả ở các cấp quản lý, các đơn vị và đối tượng kinh doanh tại các điểm du lịch sinh thái bằng nhiều hình thức, như tổ chức cuộc vận động, phổ biến văn bản hướng dẫn, phát hành ấn phẩm, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, phổbiến nhữngvideo clip về cảnh quan du lịch sinh thái hay thông qua việc thuyết minh về bảo vệ môi trường của các hướng dẫn viên du lịch…

- Đổimớicơ chế,chínhsách,tạođiều kiê ̣npháttriểndu lịchsinh tháirô ̣ng rãitrên nhiềuvùngmiềncủađấtnước.Cầncó những quy hoạch hợp lý, chính sách và dự án tối ưu trong pháttriểndu lịchnhằm giảm thiểu cáctác

động đến môi trường, trong đógồmcảmôi trườngdu lịchtựnhiên, môi trườngdu lịchnhân văn, môi trườngdu lịchkinh tế- xãhô ̣i .

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và đặc biệt khi cách mạng công nghiệp 4.0 đã đi sâu vào từng ngõ ngách của nền kinh tế cũng như suy nghĩ của người dân, việc nhận diện đúng để tận dụng cơ hội vượt qua thử thách nhằm phát triển kinh tế - xã hội là việc rất quan trọng. Ngành du lịch được chỉ ra là ngành có rất nhiều lợi thế của nước ta, nhất là tiềm năng từ các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế cần khắc phục cũng như nhiều ưu thế cần phát huy để phát triển và tăng cường hiệu quả của ngành.

Đề tài “Phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực tại Quảng Bình” được đưa ra nhằm phân tích, đánh giá thực trạng một số sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực tại tỉnh Quảng Bình hiện nay và qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch của Quảng Bình trong thời gian tới.

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã làm rõ được một số vấn đề chính như sau:

(1). Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản phẩm dịch vụ du lich gồm các nội dung: Cơ sở lý luận về du lịch, sản phẩm du lịch và phát triển du lịch; Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch của một số nước trên

thế giới và bài học kinh nghiệm cho du lịch Quảng Bình.

(2). Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch tại Quảng Bình như Du lịch biển và Du lịch hang động tham quan khu Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng.

(3) Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện các chính sách về quảng bá xúc tiến du lịch, phát triển du lịch cộng đồng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã cố giắng lựa chọn những tư liệu có giá trị và phù hợp với đề tài nghiên cứu đồng thời mạnh dạn đề suất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Quảng Bình trong thời gian tới. Tuy tác giả đã nổ lực cố giắng nghiên cứu nhưng do hạn chế về thời gian, kinh

nghiệm và khả năng cho nên nội dung luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và bạn đọc để luận văn hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực tại quảng bình (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)