Khái quát tình hình tội phạm, tình hình hoạt động của cơ quan tố tụng trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 48 - 53)

tụng trên địa bàn Hà Nội

Theo tổng kết chung của các cơ quan tố tụng hình sự, đặc biệt là cơ quan cảnh sát điều tra trên địa bàn Hà Nội, trong thời gian vừa qua, tại những địa bàn công cộng của thành phố, các lực lượng nghiệp vụ đã triển khai lực lượng truy quét nhiều loại tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Đầu năm 2019, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi phạm tội trên địa bàn, đặc biệt ở những nơi công cộng như các sân bay, nhà ga, bến xe, siêu thị, trung tâm thương mại... các cơ quan bảo vệ pháp luật đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Những vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn

tăng so hơn với năm 2018, nhưng những trọng án lớn năm 2019 đã giảm hơn 2018. Cơng tác đấu tranh với các ổ nhóm tội phạm có tổ chức vẫn đang được tiến hành triệt để. Có hàng ngàn sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trên địa bàn đều được bảo vệ an toàn. Lực lượng chức năng đã phối hợp giải quyết tình trạng khiếu kiện của cơng dân các địa phương kéo về Hà Nội. Tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em, xâm hại tình dục có xu hướng gia tăng, xuất hiện tội phạm buôn bán người, mang thai hộ, mua bán bào thai, mua bán thận tại các bệnh viện lớn đang được theo dõi và đã xử lý nhiều vụ. Lực lượng chức năng đầu năm 2019 đã kám phá gần 2000 vụ án, với gần 3000 đối tượng phạm pháp hình sự, triệt phá hàng ngàn ổ nhóm tội phạm hình sự. Về loại tội phạm tham nhũng trên địa bàn Hà Nội vẫn xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều nơi. Tội phạm ma túy cịn nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng và rất phức tạp. Tai nạn giao thông tăng về số người chết do ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao. Các lực lượng chức năng luôn cố gắng làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, vận động quần chúng tham gia tố giác, phịng chống tội phạm, phát động phong trào tồn dân bảo vệ an ninh, tiếp tục rà soát các địa bàn

quận huyện, không để bị động, bất ngờ, hạn chế để xảy ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, khơng để hình thành các tụ điểm phức tạp về an ninh trên địa bàn thành phố.

Với cơ quan Tịa án, trong những năm qua, cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được Tịa án thực hiện thơng qua nhiều hình thức khác nhau. Thơng qua hoạt động xét xử, tịa án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đưa các quy định của pháp luật đến với người dân. Đây là hình thức tun truyền có ý nghĩa thiết thực và dễ dàng đi vào đời sống nhân dân, những người tham dự phiên tịa được chứng kiến tồn bộ diễn biến q trình Tịa án giải quyết, xét xử một vụ án nên họ sẽ hiểu rõ hơn pháp luật quy định đối với từng trường hợp như thế nào và bị xử lý ra sao.

Thông qua tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cơng khai các bản án hình sự, phát triển án lệ hình sự cũng là một biện pháp làm cho nhân dân được tiếp cận pháp luật thơng qua nhiều cách thức thì việc cơng khai các bản án, quyết định của Tịa án trên Cổng thơng tin điện tử. Từ ngày 01-7-2017, TAND các cấp đã thực hiện việc công bố các bản án, quyết định của Tịa án mình trên Cổng thơng tin điện tử của Tòa án, cho đến ngày 15-7-2019 đã có 291.819 bản án, quyết định của Tịa án được cơng bố, trong đó có 60.601 bản án, quyết định về hình sự. Số lượng luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp các cho các đương sự trong vụ án hình sự chiếm khoảng 56% /tổng số các vụ án hình sự.

Theo thơng tin từ TANDTC thì cơng tác phát triển án lệ tính đến thời điểm tháng 7-2019, TANDTC đã ban hành được 26 án lệ, xuất bản được 02 tuyển tập án lệ, những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể hoặc những quy định của pháp luật cịn có cách hiểu khác nhau sẽ được phân tích, giải thích trong một vụ việc cụ thể, vì vậy việc tiếp cận các quy định của pháp luật thông qua án lệ sẽ cụ thể và dễ hiểu hơn.

TAND thành phố Hà Nội cũng tích cực tham gia thực hiện các Đề án về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương,ví dụ như: Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật lang thang cơ nhỡ

giai đoạn 2018 – 2021; Chương trình phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải cơ sở giữa Tòa án nhân dân thành phố và Sở Tư pháp giai đoạn 2019-2023…

Ngoài những kết quả đạt được, Tòa án vẫn còn hạn chế trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vẫn cịn mang tính hình thức, chưa đa dạng, phong phú, năng lực và kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu chung, cơng tác phối hợp giữa Tịa án với cơ quan truyền thông đại chúng đưa tin về các phiên tòa để nhân dân theo dõi nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân cịn ít.

Các TAND Hà Nội xác định mục tiêu tiếp tục tổ chức triển khai Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07-12-2012 của Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09-12-2003 của Ban Bí thư; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021. Tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 09 tháng 11 hàng năm) để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho nhân dân. Mục đích để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân ở mọi lứa tuổi, từng đối tượng đặc thù với tình hình thực tiễn của địa phương.

Tuy nhiên, tình hình hoạt động tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, đối tượng phạm tội có xu hướng trẻ hóa, các vụ án xuất phát từ mâu thuẫn trong sinh hoạt gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Các tội phạm cơng nghệ cao gia tăng với nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi liên quan đến lừa đảo qua mạng xã hội, qua tài khoản ngân hàng, ngày càng phức tạp gây khó khăn cho cơng tác điều tra, truy tố.

Tội phạm ma túy vẫn luôn là vấn nạn gây ra các tệ nạn, kéo theo nhiều hiểm họa ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, gây đau thương cho nhiều gia đình có người sử dụng, mua bán trái phép chất ma túy.

Nhóm tội phạm chức vụ, tham nhũng ngày càng phát triện, bị phát hiện xử lý nhưng việc thu hồi tài sản hàng nghìn tỷ vẫn là bài tốn nan giải, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích của nhân dân, làm gia tăng sự bất cơng trong xã hội, làm xói mịn niềm tin của dân với Đảng, Nhà nước.

Biểu đồ 2.1. Thống kê kết quả giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội từ 2009 đến tháng 6 năm 2019

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Như vậy, cuối năm 2018 Tòa án trên địa bàn Hà Nội giải quyết 735 vụ án hình sự sơ thẩm, tổng số bị cáo lên đến 1.931 bị cáo.

Từ đầu năm 2019 cho đến hết tháng 6 năm 2019 Tòa án trên địa bàn Hà Nội giải quyết 271 vụ án, tổng số bị cáo bị là 684 bị cáo.

Số lượng luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp các cho các đương sự trong vụ án hình sự (gồm cả luật sư mời và luật sư chỉ định) chiếm khoảng 56% /tổng số các vụ án hình sự của năm 2018 đến hết tháng 6/2019.

Biểu đồ 2.2. Thống kê kết quả giải quyết các vụ án hình sự phúc thẩm của Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội từ 2009 đến tháng 6 năm 2019

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Biểu đồ 2.3. Thống kê kết quả giải quyết các vụ án hình sự ở cả hai cấp của Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội từ 2009 đến tháng 6 năm 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 48 - 53)