Hoạt động bào chữa trong xét xử sơ thẩm vụ án hình trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 53 - 56)

nhanh, người dân nhập cư từ các tỉnh thành lớn, kéo theo tệ nạn xã hội liên tục gia tăng, làm cho số lượng vụ án hình sự cũng tăng. Chủ yếu các nhóm tội tăng như mua bán, tàng trữ ma túy, cố ý gây thương tích, cướp giật tài sản, đánh bạc, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ tông tin, mạng viễn thơng với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do tình hình xã hội của thành phố Hà Nội cịn nhiều phức tạp, nhiều biến động nên tình hình tội phạm dự đốn sẽ gia tăng với tính chất, mức độ ngày càng phức tạp hơn, đòi hỏi tăng số lượng luật sư bào chữa, đồng thời các luật sư cũng cần phải nâng cao kiến thức để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

2.2 Hoạt động bào chữa trong xét xử sơ thẩm vụ án hình trên địa bàn thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Nghề luật sư hoạt động dựa trên pháp luật và quy tắc đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp. Khơng giống như những nghề bình thường khác, ngồi những yêu cầu về kiến thức và trình độ chun mơn thì u cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo Luật luật sư và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Sự đặc thù nghề nghiệp của luật sư tác động đến kỹ năng hành nghề, kỹ năng tranh tụng của luật sư, mang tính chất trợ giúp, hướng dẫn và phản biện.

Trong bất cứ xã hội nào, trong cộng đồng dân cư cũng tồn tại những người có vị thế thấp kém như người nghèo, người già đơn cơi, người chưa thành niên, người khơng có sự đùm bọc của gia đình. Những người này thường bị ức hiếp, bị đối xử bất công rất cần sự giúp đỡ, bênh vực của những người khác, đặc biệt cần sự trợ giúp hồn tồn, khơng vụ lợi của luật sư. Hoạt động trợ giúp của luật sư đối với những đối tượng này là bổn phận, là thước đo lòng nhân ái và đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

Người luật sư khơng chỉ thơng hiểu pháp luật hiện hành mà cịn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định của pháp luật ở từng thời điểm của thời gian đã qua, và còn phải hiểu sâu rộng cả tục lệ và bản sắc văn hố từng nơi để thực hiện cơng việc của luật sư.

Trong lĩnh vực tố tụng, đặc biệt là trong Tố tụng Hình sự, Người bào chữa, Luật sư có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để phản biện làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vơ tội, những tình tiết giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự cho họ. Hoạt động phản biện của luật sư là lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mực để xem xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ sự thật khách quan để bảo vệ công lý.

Sự bất khả kiêm nhiệm của nghề luật sư là đặc điểm trong hoạt động của nghề luật sư, theo đó đáp ứng được tính chun nghiệp, phần nâng cao vị trí, vai trị của luật sư trong xã hội. Thực hiện tiến tới chuyên nghiệp nghiệp hóa đội ngũ luật sư thì ngun tắc bất khả kiêm nhiệm tạo cho luật sư có thể chuyên tâm với nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng phong phú và phức tạp của xã hội.

Sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội làm thay đổi sự xê dịch của các

nền văn hóa và pháp lý. Cùng vớisự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, nghề luật sư đã mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động với các quốc gia trên thế giới. Các hiệp ước song phương và đa phương ký kết giữa các nước với sự đóng góp của các luật sư giàu kinh nghiệm, giúp Việt Nam ban hành nhiều văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động quốc tế trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại… giúp các doanh nghiệp tham gia tố tụng trước Tòa án Việt Nam. Nhiều luật sư Việt Nam đã tham gia giải quyết các vụ kiện tranh chấp có yếu tố nước ngồi tại các Tòa án, trọng tài quốc tế…

Về số lượng người bào chữa và tổ chức hành nghề luật trên địa bàn: Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay có số lượng Luật sư có trên 6000 thành viên (số lượng luật sư thành viên hiện tại là 3734 luật sư chính thức và 2512 người tập sự hành nghề luật sư), tổ chức hoạt động hành nghề là 1.065 Văn phòng luật sư, Cơng ty luật. Theo con số thống kê thì chỉ có 50% luật sư tham gia hoạt động hành nghề luật sư chuyên nghiệp, số còn lại làm việc trong các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tư nhân khác.

Nhiệm vụ của Đồn luật sư thành phố Hà Nội là: Thơng tin kịp thời các tin tức sự kiên về chính trị, xã hội, kinh tế, pháp luật, góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, phản ánh, đưa tin các hoạt động của Đoàn và các tổ chức hành nghề, tiếp nhận các văn bản, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức hành nghề luật sư, các luật sư, phản ánh các ý kiến, quan điểm của luật sư về xây dựng và thưc thi pháp luật…

Mục tiêu của Ban chủ nhiệm Đồn luật sư TP Hà Nội ln rà sốt các hồ sơ xin gia nhập Đoàn để đảm bảo nâng cao cả về số lượng và chất lượng luật sư. Nhiều luật sư xin ra nhập Đoàn đều là Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sĩ luật. Có nhiều Cán bộ ngành Cơng an, Viện Kiểm sát, Thẩm phán đã về hưu cũng tham gia vai trò luật sư.

Các luật sư khi gia nhập Đồn luật sư phải tun thệ, có trách nhiệm với Tổ Quốc, người dân, chấp hành Hiến pháp pháp luật, giữ vững đạo đức phẩm chất của người luật sư.

Theo quy định của Luật luật sư, luật sư phải ln có ý thức tn thủ pháp luật, quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp, tự giác học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ, tích cực thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý phục vụ cộng đồng, đóng góp trí tuệ, kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn vào các hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

Nguyên nhân là do địa vị pháp lý, vai trò của Người bào chữa, Luật sư ngày càng được nâng cao. Người dân đã có nhận thức về những công việc của luật sư trong đời sống xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích cho họ trong các sự kiện của cuộc sống.

Đối với hoạt động bào chữa của các luật sư do bị cáo, người thân của bị cáo mời tham gia tố tụng để bào chữa cho bị can, bị cáo, hiện vẫn còn nhiều bất cập khi luật sư nộp hồ sơ đăng ký bào chữa, nhiều khi Tịa án nói hồ sơ đang ở Viện kiểm sát, luật sư đến Viện kiểm sát lại nói hồ sơ đã chuyển đến Tịa án, hoặc chỉ vài ngày nữa hồ sơ lại chuyển đi, đề nghị luật sư liên hệ với Tòa án để được sao chụp tài liệu. Có nhiều trường hợp luật sư xin sao chụp tồn bộ hồ sơ có trong vụ án, nhưng Thẩm phán hoặc Thưu ký Tòa chỉ cho sao chụp đúng phần tài liệu liên quan đến lời khai của bị cáo, cịn tài liệu liên quan khác khơng tạo điều kiện cho sao chụp, như vậy luật sư khơng có cái nhìn khách quan, tồn diện vụ án để có thể bào chữa tốt nhất cho bị cáo của mình.

Về hoạt động của Luật sư chỉ định, được tạo điều kiện cấp Thông báo người bào chữa, nhưng thường sát ngày mở phiên tịa mới được thơng báo nên các luật sư khơng có thời gian nắm bắt vụ án một cách toàn diện để bào chữa cho những bị cáo thường bị truy tố ở mức án cao, là các bị cáo buộc phải có luật sư chỉ định theo quy định của BLTTHS. Mức phí trả cho luật sư chỉ định vẫn còn quá thấp, chỉ khoảng

460 nghìn/ngày làm việc tạo tâm lý thờ ơ , làm việc thiếu trách nhiệm với bị cáo trong vụ án hình sự.

Ngồi việc bào chữa cho các bị can, bị cáo trong các vụ án Hình sự, việc gia tăng tội phạm phức tạp nhiều vấn đề đan xen giữa Dân sự và Hình sự trong vụ án hình sự dẫn đến nhu cầu nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người liên quan, người bị hại cũng tăng theo. Người dân nhận thức được vai trị,vị trí của luật sư được phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng, báo chí. Theo đó, hoạt động của luật sư đã có nhiều cơ sở để góp phần bảo vệ cơng lý, nâng cao dân trí về pháp luật.

Thực tế xét xử, Tịa án Hình sự thường vẫn chưa xem xét thấu đáo quyền và lợi ích hợp pháp của người liên quan, người bị hại trong vụ án hình sự, chưa có chế tài cương quyết bảo vệ tài sản cho họ trong một bản án hình sự, làm cho người dân cho rằng bị cáo đã đi tù là khơng cịn gì thể thực hiện nghĩa vụ dân sự. Ví dụ như ở các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến hiện nay, khi bị cáo bị tuyên mức án 20 năm tù, chung thân và phải thanh tốn cho người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan những khoản tiền lớn thì đa số các bị cáo khơng có cơ hội để thực hiện, bởi đã vào tù thì khơng cịn khả năng trả nợ nữa, khơng có tài sản gì để trả. Vì thế, có nhiều vụ án người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nhất loạt đề nghị Tòa án trả tự do cho bị cáo, tuyên bị cáo vơ tội để có cơ hội làm việc trả nợ cho những người dân. Có những hiện tượng này bởi vì những vụ án hình sự liên quan đến kinh tế địi hỏi năng lực thẩm phán phải có nghiệp vụ cao liên quan đến mọi lĩnh vực mới có cái nhìn đa chiều khi giải quyết vụ án. Hoạt động của luật sư đối với những vụ án hình sự liên quan đến kinh tế địi hỏi luật sư phải chuyên sâu và có sự nghiên cứu tỉ mỉ từng chi tiết của vụ án mới có đề xuất hướng giải quyết vụ án một cách tốt nhất thuyết phục HĐXX xem xét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 53 - 56)