Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 71 - 74)

TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘ

3.3 Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Những nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được quy định tại Chương II, gồm có 27 điều, cụ thể từ Điều 7 đến Điều 33 BLTTHS 2015.

BLTTHS năm 2015 quy định các nguyên tắc cơ bản được đặt trong các điều luật, cụ thể:

Điều 11 BLTTHS năm 2015 - Nguyên tắc công dân Việt Nam không bị trục xuất, giao nộp cho cơ quan Nhà nước khác: “Mọi người có quyền được pháp luật

bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân;

xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho Nhà nước khác” [45].

Khoản 2, Điều 17 BLTTHS năm 2015 - Quy định công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác, được xây dựng trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013: “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho

Nhà nước khác” [45].

Nhà nước thể hiện quan điểm có trách nhiệm đối với công dân mang quốc tịch Việt Nam, được thực hiện trong phạm vi quy định từ trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và trong thủ tục thi hành án hình sự trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 13 BLTTHS năm 2015 - Nguyên tắc suy đốn vơ tội: Người bị buộc tội

được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội [45].

Đây là một quy định mới được nhà làm luật đưa vào BLTTHS 2015 phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và quyền con người ngày càng được chú trọng bảo vệ, và theo đúng với luật pháp quốc tế.

Điều 14, BLTTHS năm 2015 - Nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm quy định: “Khơng được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi

của họ đã có bản án của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm”[45].

Theo đó, Cơ quan tiến hành tố tụng không được khởi tố bị can khi hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của họ đã bị kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Cấm Cơ quan điều tra tiến hành áp dụng các biện pháp điều tra, cấm Viện kiểm sát quyết định truy tố bị cáo ra trước Tòa án, cấm Tòa án xét xử tuyên bố bị cáo phạm tội khi hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của họ đã bị kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật để đảm bảo chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước ta là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì chỉ bị xử lý một lần.

Điều 33, BLTTHS năm 2015 - Nguyên tắc kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự quy định: “Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền; thực hiện kiểm soát giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án [45].

Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng [45].

Nếu phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu đó theo quy định của pháp luật” [45].

Trách nhiệm của Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra việc tiến hành tố tụng, các hoạt động tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền để ngăn ngừa và khắc phục khi có sai phạm, giám sát, kiến nghị xem xét, xử lý nếu phát hiện vi phạm pháp luật.

Trong các nguyên tắc cơ bản trên, Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm tại Điều 26, BLTTHS năm 2015 bảo đảm khi những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng thì họ phải được bình đẳng trước pháp luật. Bình đẳng thể hiện trong việc khi đưa ra chứng cứ, việc đánh giá chứng cứ, khi đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan vụ án dều được cơ quan có thẩm quyền xem xét với vai trị như nhau. Tịa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên tranh tụng để làm rõ các tình tiết vụ án, Tịa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ, kết quả tranh tụng cơng khai tại phiên tịa để ra bản án, quyết định đúng pháp luật.

Việc bảo đảm tranh tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được cụ thể hóa bằng nhiều quy định pháp luật, các Nghị quyết TW của Bộ Chính trị cũng nêu rõ về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp, chú trọng về việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tịa trên cơ sở xem xét đầy đủ, tồn diện các chứng cứ, các ý kiến của kiểm sát viên, người

bào chữa, luật sư, bị cáo …để Tòa án đưa ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục, trong thời hạn pháp luật quy định. Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng đề ra yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả phiên tòa xét xử.

Nguyên tắc tranh tụng của bên buộc tội và bên gỡ tội phải dựa trên những tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, phải được Tịa án sử dụng làm cơ sở cho việc ra bản án, quyết định. Mục đích yêu cầu của tranh tụng trong vụ án hình sự là quá trình xác định sự thật khách quan, bảo đảm các bản án, quyết định là đúng đắn và chính xác. Phiên tịa xét xử Hình sự sơ thẩm phải dược diễn cơng khai theo thủ tục Tố tụng Hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 71 - 74)