TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘ
3.4 Xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho người bào chữa, luật sư chủ động tham gia bào chữa
tham gia bào chữa
Bộ luật TTHS 2015 đã bổ sung một số quyền của người bào chữa nhằm đảm bảo tốt hơn quyền bào chữa của người bào chữa và việc tham gia vào q trình tố tụng có liên quan đến quyền bào chữa. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Điều 58 BLTTHS năm 2015 đã mở rộng diện người được bảm đảm quyền bào chữa, bổ sung người bị bắt vào diện chủ thể có quyền bào chữa, nhờ người khác bào chữa bao gồm: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. BLTTHS năm 2015 cũng đã bổ sung trợ giúp viên pháp lý vào diện người bào chữa.
Khoản 2 Điều 72 BLTTHS năm 2015 quy định người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Quy định này đã bảo đảm tốt hơn quyền của người bị buộc tội.
Điều 78 BLTTHS năm 2015 có bổ sung quy định về đăng ký bào chữa, bảo đảm Người bào chữa, Luật sư nhanh chóng tham gia tố tụng, khắc phục các vi phạm, bất cập trước đây bằng việc thay quy định cấp giấy chứng nhận người bào chữa bằng thủ tục đăng ký bào chữa, cấp Thông báo người bào chữa. Hồ sơ pháp lý của luật sư đăng ký bào chữa cũng được đơn giản hóa, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo luật định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ do Người bào chữa, Luật sư cung cấp, nếu thấy đủ điều kiện luật định thì vào sổ đăng ký bào chữa và gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký , thơng báo có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tố tụng.
Khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015 đã bổ sung một số quyền của người bào chữa, để người bào chữa thực hiện tốt việc bào chữa cho bị cáo gồm: Quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, tạm giam, quyền hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật TTHS.
BLTTHS cũng quy đinh việc thu thập chứng cứ, kiểm tra, đánh giá, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan, yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành ốt tụng kiểm tra, đánh giá; đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; đề nghị thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
Điều 79 BLTTHS quy định trách nhiệm của các cơ quan tố tụng phải thông báo trước cho người bào chữa thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng mà người bào chữa có quyền tham gia.
Điều 80 BLTTHS quy định về thủ tục gặp người bị buộc tội đang bị bắt, tạm giữ, tạm giam, văn bản mà người bào chữa phải xuất trình khi gặp và quy định thủ tục giao nộp chứng cứ, thủ tục đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.
Điều 81,82 BLTTHS quy định định về việc thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa và đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án của người bào chữa .
Về quyền của người bào chữa được quy đinh tại Điều 72 của BLTTHS 2015 , và tại Khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng có quy định 11 người khơng được bào chữa: " a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người
đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xố án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc" [45].
Điều luật này đã tăng thêm 5 trường hợp không được bào chữa so với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 gồm: Người dịch thuật, Người định giá tài sản, Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, Người đã bị kết án chưa được
xóa án tích, Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thời điểm người bào chữa, luật sư tham gia tố tụng được quy định tại Điều 74 BLTTHS 2015, cho phép người bào chữa, luật sư được tham gia tố tụng sớm hơn, nó cũng là điều luật cụ thể hóa Điều 31 của Hiến pháp năm 2013 quy định người bị bắt có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Khoản 1 Điều 75 BLTTHS 2015 quy định người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn người bào chữa, luật sư, tức là Bộ luật TTHS quy định cụ thể 3 đối tượng được quyền lựa chọn người bào chữa là: Người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo), người đại diện và người thân thích của người bị buộc tội [45].
Khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2015 quy định cơ quan đang quản lý người bị tạm giam phải chuyển đơn yêu cầu người bào chữa cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ [45].
Khoản 3 Điều 75 BLTTHS 2015 quy định người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án đang thụ lý vụ án phải thông báo ngay cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam biết để họ có ý kiến đồng ý hay khơng đồng ý về việc nhờ người bào chữa, luật sư [45].
Điều 76 BLTTHS 2015 quy định về trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa chỉ định nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ khơng mời người bào chữa. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải bắt buộc chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo pham một tội mà mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình, người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà khơng thể tự bào chữa được, người có nhược điểm về tâm thần hoặc người có hành vi phạm tội dưới 18 tuổi.
Với những quy định nêu trên, pháp luật hiện hành đã ghi nhận và khẳng định địa vị pháp lý của người bào chữa là một chức danh tư pháp độc lập, có quyền năng theo quy định Luật luật sư, Luật tố Tụng Hình sự và các quy định pháp luật liên quan.
Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng oan sai trong các vụ án hình sự khơng liên quan đến vai trò của người bào chữa, luật sư. Những nguyên nhân dẫn đến án oan sai lại là do chính pháp luật, chính cách tổ chức hệ thống tư pháp, những nhận thức
chưa chuẩn xác về vai trị và vị trí của những người tham gia tố tụng trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, tư pháp chưa thực sự độc lập…Nguyên nhân khác từ việc Viện kiểm sát vừa giữ chức năng công tố, vừa kiểm sát việc xét xử của tòa, còn Tòa án theo hai cấp xét xử, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực thi hành ngay, bị cáo, Viện Kiểm sát vẫn có quyền kháng cáo, kháng nghị khi chưa hài lịng, sau đó vụ án sẽ phải được đưa ra xét xử phúc thẩm. Tư pháp độc lập là yêu cầu quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền, nếu không sẽ dẫn đến oan sai nhiều.
Mặt khác, trình độ của Thẩm phán nhiều nơi vẫn còn hạn chế nên nhiều khi thẩm phán phải tham khảo, xin quan điểm chỉ đạo của cấp trên dù đây là điều luật không cho phép. Việc bổ nhiệm Thẩm phán có thời hạn cũng là một cản trở liên quan đến việc giải quyết vụ án trong trường hợp vụ án đang được thụ lý thì Thẩm phán phải chờ bổ nhiệm. Về việc quản lý, Chánh án không thể là người khen thưởng, kỷ luật thẩm phán, mà chỉ là người tạo điều kiện cho thẩm phán hoạt động chun mơn.
Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hệ thống tư pháp là việc tịa án phải nhân danh cơng lý, Nhà nước cũng phải tuân thủ pháp luật, khi xét xử, tòa án cần phải ở một vị trí mà có thể đảm bảo được sự bình đẳng giữa nhà nước và cơng dân.
Việc tranh tụng với sự tham gia của Hội đồng xét xử sẽ quyết định bị cáo có tội hay khơng, trong khi bị cáo lại là người khơng thể được đọc bất cứ điều gì trong hồ sơ vụ án, nếu những người này không biết luật, khi theo dõi tranh tụng giữa luật sư và kiểm sát viên mà không nhận thức được hành vi bị xét xử là nguy hiểm, dẫn đến việc áp dụng chế tài của tòa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, bởi hội thẩm có quyền ngang bằng với thẩm phán trong khi xét xử vụ án hình sự sơ thẩm.Lúc này, người bào chữa, luật sư bào chữa cho bị cáo để tìm ra sự thật, góp phần để có bản án đúng đắn, khách quan.
Cần thiết phải xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho người bào chữa tham gia bào chữa, bởi vì thực tế trong giai đoạn đầu Cơ quan Điều tra thường không tạo điều kiện cho luật sư thực hiện quyền bào chữa, luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra sẽ hạn chế oan sai, nếu khơng có luật sư khi lấy lời khai với điều tra viên thì bị can có tâm lý hoang mang, cịn điều tra viên rất dễ chủ quan, thậm chí cịn có tiêu cực, thậm trí làm sai lệch hồ sơ vụ án, và luật sư khơng có căn cứ để đánh giá chứng cứ nếu bị cáo cho là bị ép cung, dụ cung.
Vẫn còn nhiều trường hợp luật sư bào chữa nhưng tịa án khơng chấp thuận bất cứ lời bào chữa nào, HĐXX cứ quyết mà không hề đưa ra lý lẽ về việc không chấp thuận bào chữa của luật sư, việc này vi phạm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. BLTTHS năm 2015 về vấn đề tranh tụng trong xét xử thành một nguyên tắc cơ bản, định hướng cho toàn bộ hoạt động và hành vi tố tụng của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử khẳng định quyền bình đẳng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng khác, người bị buộc tội, người bào chữa trong tố tụng hình sự, và BLTTHS năm 2015 đã cụ thể hóa và bảo đảm nguyên tắc này được thực hiện trong thực tế.