TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘ
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa trong đoạn xét xử sơ thẩm
sơ thẩm
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm: Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa cần nghiên cứu kỹ hồ sơ, nếu thấy vụ án đủ điều kiện thì đưa ra kế hoạch xét xử, hỏi Kiểm sát viên về đề tình tiết cần thẩm vấn, xem xét thành phần những người cần triệu tập tham gia phiên tòa, dự kiến các tình huống phát sinh. Luật sư chuẩn bị các chứng cứ có lợi cho bị cáo, các chứng cứ mới để cung cấp cho hội đồng xét xử nếu trước phiên tòa chưa thu thập được.
Trong phần xét hỏi: Thẩm phán điều khiển việc xét hỏi để kiểm tra công khai các chứng cứ, làm rõ các chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Thẩm phán, Hội thẩm đặt ra những câu hỏi để làm rõ những vấn đề chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong vụ án, xác định và nêu vấn đề để kiểm sát viên, luật sư hỏi làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Việc hỏi bị cáo, người liên quan, người làm chứng..trong giai đoạn này buộc luật sư phải sử dụng hết các kỹ năng để đảm bảo cho việc chứng minh sự vô tội cho bị cáo, hoặc chứng minh các tình tiết giảm nhẹ tội cho bị cáo. Kết quả tranh tụng trong giai đoạn xét hỏi là cơ sở cho lập luận của luật sư trong việc đề xuất hướng giải quyết vụ án trong phần tranh luận.
Trong phần tranh luận, các bên trình bày lời buộc tội, luận điểm của mình về những vấn đề đã được thẩm tra làm rõ ở phần xét hỏi, các bên đối chiếu với những quy định của pháp luật và đưa ra lời buộc tội, lời gỡ tội. Cụ thể, đại diện Viện Kiểm sát trình bày quan điểm luận tội, tranh luận, đối đáp những vấn đề mà bị cáo, luật sư, người tham gia tố tụng hình sự khác đưa ra, Kiểm sát viên không được né tránh các câu hỏi của luật sư và những người tham gia tố tụng khác. Tiếp theo, bị cáo hoặc luật sư sẽ trình bày lời bào chữa, ý kiến phản bác cáo trạng của Viện Kiểm sát, đối đáp lại ý kiến của kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác .
Hội đồng xét xử vụ án Hình sự sơ thẩm chỉ được căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã thẩm tra cơng khai tại phiên tịa, chỉ những vấn đề đã được thẩm tra tại phiên tòa mới được dùng làm căn cứ để nhận định, đánh giá, kết luận và ra bản án, quyết định.
Ngành Tòa án cần tăng cường việc thành lập TAND cấp sơ thẩm, đảm bảo cho tòa án độc lập, cần trả lại quyền bổ nhiệm thẩm phán các cấp cho Chủ tịch nước, đổi mới bầu Hội thẩm nhân dân, khơng để tái diễn tính hình thức trong việc lựa chọn và bầu như hiện nay khiến Hội thẩm nhân dân "mất tính nhân dân, khơng phải đại diện của người dân". Có rất nhiều vụ án vai trị của Hội thẩm nhân dân không phát huy, họ chỉ ngồi cho đủ thành phần xét xử chứ khơng giúp ích cho vụ án, cho các bị cáo đang đứng trước vành móng ngựa, nhiều khi họ đưa ra những câu hỏi làm xấu đi tình trạng của bị cáo, đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự.
Ngành Tịa án cần chuyển đổi mơ hình quản lý hành chính tại tịa án, nên thành lập Hội đồng Tư pháp Quốc gia do Chủ tịch nước làm Chủ tịch Hội đồng để thực hiện đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thẩm phán, tránh áp lực cho các thẩm phán, tạo điều kiện cho họ phát huy tính tự chủ trong việc xét xử theo đúng quy định pháp luật.
Vai trò hoạt động giám sát của HĐND, đoàn thể, nhân dân đối với hoạt động xét xử sẽ đảm bảo tính độc lập của tồ án, đảm bảo tính gần dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý. Nên chăng thành lập các chi nhánh để tiếp nhận yêu cầu của người dân, xét xử lưu động và tuyên truyền cho người dân về cách tổ chức, hoạt động của Tòa án, tạo tâm lý yên tâm cho người dân khi phải tiếp xúc với cơ quan công quyền. Việc đẩy mạnh hoạt động bổ trợ tư pháp để tăng cường điều kiện tiếp cận cơng lý của Tịa án đối với người dân nếu thông qua các thiết chế pháp luật như luật sư sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.