TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘ
3.5 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật, tổ chức và xây dựng đội ngũ luật sư Cơ sở pháp lý vềạthođộng tham gia tố tụng của luật sư hiện nay:
Cơ sở pháp lý vềạthođộng tham gia tố tụng của luật sư hiện nay:
Luật luật sư 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012
Thông tư 17/2011/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư
Bộ luật Hình sự
Bộ luật Tố tụng Hình sự
Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam
Nghị quyết 41/2017/NQ-QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự
Nghị định 19/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, có hiệu lực ngày 02/02/2018;
Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản; có hiệu lực ngày 01/5/2018;
Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, có hiệu lực từ ngày 01/3/2018;
Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến bào chữa; có hiệu lực ngày 18/3/2018;
Thơng tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-
VKSNDTC hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; có hiệu lực ngày 01/3/2018; Thơng tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thành việc hỏi cung bị can; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; có hiệu lực ngày 18/3/2018;
Thơng tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP về việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, có hiệu lực từ 06/02/2018; có hiệu lực ngày 06/2/2018;
Thơng tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và VKS có thẩm quyền kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam; có hiệu lực ngày 12/3/2018;
Thơng tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình trong điều tra, xét xử; có hiệu lực ngày 18/3/2018;
Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật TTHS 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện; có hiệu lực ngày 28/3/2018;
Thông tư 07/2018/TT-BCA về quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân; có hiệu lực ngày 29/3/2018.
Và các quy định pháp luật liên quan khác...
Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động bào chữa của luật sư vẫn còn nhiều vấn đề liên quan cần phải được sửa đổi,bổ sung một số văn bản pháp luật nêu trên để cho góp phần thực hiện dân chủ hóa hoạt động tố tụng, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội.
Liên đoàn luật sư Việt Nam được thành lập từ tháng 5/2009, đến nay cả nước có hơn 9000 luật sư và đông đảo số lượng người tập sự hành nghề luật sư, đây là nguồn bổ sung đáng kể cho đội ngũ luật sư trong những năm tới. Theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển luật sư đến năm 2020 theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 đã được Thủ tướng phê duyệt, Liên đồn Luật sư Việt Nam đã có nhiều giải pháp kiện tồn về mặt tổ chức.
Lịch sử nghề luật sư Việt Nam đã có những tự hào về tên tuổi của các vị luật sư tiền bối đã làm rạng danh cho giới luật sư Việt Nam. Thế hệ luật sư hiện nay đã góp phần thực hiện dân chủ hóa hoạt động tố tụng, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội. Vị trí, vai trị của luật sư trong đời sống pháp luật đã được khẳng định, uy tín của giới luật sư trong xã hội được nâng cao.
Các thành viên luật sư Hà Nội ln khơng ngừng học tập, nâng cao năng lực, trình độ, hiểu biết pháp luật, kỹ năng hành nghề và quán triệt đầy đủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ công lý, tuân thủ pháp chế bảo vệ quyền con người, vì nhân dân ở Việt Nam. Tuy cịn nhiều khó khăn, những đội ngũ luật sư ln tăng cường tình đồn kết, xây dựng ngơi nhà chung của giới luật sư trong giai đoạn phát triển hòa nhập quốc tế, và khẳng định nghề luật sư là một nghề cao quý.
Liên đồn Luật sư Việt Nam có dự kiến phấn đấu đến năm 2020, số lượng luật sư có khoảng 18.000 đến 20.000 luật sư, đạt tỉ lệ số luật sư trên số dân khoảng 1/4.500. Với dự kiến này, từ năm 2015 đến 2020 cần có chương trình đào tạo khoảng 11.000 luật sư, bình quân mỗi năm cần đào tạo khoảng gần 1.800 luật sư. Để triển khai thực hiện, đã trú trọng công tác phát triển đội ngũ luật sư, xây dựng tuyên truyền và phổ biến pháp luật góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Liên đoàn Luật sư Việt Nam dự kiến phối hợp với trường Đại học Luật Hà Nội và các trường đại học khác có khoa luật chú trọng đào tạo cử nhân luật, phối hợp Học viện Tư pháp tăng cường hơn nữa việc đào tạo các chức danh tư pháp, luật sư.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đang thực hiện nhiều giải pháp khác nữa để xây dựng đội ngũ luật sư có phẩm chất chính trị, đạo đức liêm chính, có nghiệp vụ chun mơn kỹ năng, có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ luật sư theo quy định của pháp luật, đáp ứng các nhu cầu sử dụng pháp lý của tổ chức, cá nhân trong
xã hội. Việc đào tạo đội ngũ luật sư có khả năng tư vấn và tranh tụng quốc tế, để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế là việc cấp bách. Việc tăng cường quản lý nhà nước, đổi mới các phương pháp và nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật, tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư tại thành phố Hà Nội, nâng cao nhận thức về người bào chữa và nghề luật trong xã hội cũng là những giải ưu tiên thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
Q trình cải cách tư pháp, Liên đồn Luật sư thúc đẩy phối hợp với các cấp, các ngành để nâng cao vai trò của luật sư trong việc tham gia quá trình tố tụng ngay từ đầu, xây dựng chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa sơ thẩm nhằm hạn chế tối đa những oan sai, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật.
Những kiến nghị về việc tạo điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, cũng được Nhà nước quan tâm xem xét giải quyết trong thời gian tới để đội ngũ luật sư đáp ứng được yêu hội nhập của đất nước.
Về những nhiệm vụ thời gian tới, cần đẩy mạnh xây dựng chính sách phát triển các tổ chức hành nghề luật sư hoạt động chuyên sâu theo các lĩnh vực pháp luật phù hợp với điều kiện của từng tổ chức. Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tiếp tục chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan tới địa vị pháp lý của luật sư trong tố tụng hình sự. Liên đồn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cố gắng phát huy vai trò tự quản đối với các tổ chức hành nghề luật sư, các luật sư thành viên đáp ứng Chỉ thị 33- CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư.
Tiểu kết chương 3
BLTTHS 2015 vẫn cịn nhiều vấn đề cần phải hồn thiện để bảo vệ quyền con người, quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Biện pháp tạm giam là biện pháp nghiêm khắc tại Điều 109 BLTTHS 2015 để kịp thời ngăn chặn tội phạm, và Điều 113 BLTTHS 2015 bắt bị can, bị cáo phải được Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi cho thi hành, thì việc Luật sư đề nghị áp dụng thay đổi biện pháp ngăn chặn rất khó khăn, phải tuân theo quy định tại Điều 125 BLTTHS 2015 về việc hủy
bỏ thay thế biện pháp ngăn chặn, và việc Luật sư đề nghị thay đổi hủy bỏ biện pháp ngăn chặn được Viện Kiểm sát thấp thuận tỷ lệ quá thấp.
Với việc thu thập tài liệu, chứng cứ của luật sư để cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhưng bị coi nhẹ, dẫn tới làm giảm sút động lực của luật sư, làm cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án khơng được minh bạch, có nhiều mâu thuẫn, nhưng chưa có chế tài xử lý ĐTV, KSV gây cản trở các hoạt động của Luật sư. Việc Luật sư đề nghị triệu tập ĐTV, những người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa cũng còn nhiều bất cập, làm cho việc hỏi của luật sư bị hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động xét xử.
Cơ chế bình đẳng của Người bào chữa, Luật sư với người tham gia tố tụng khác trong vụ án hình sự chưa được tuân theo quy định pháp luật (tại Điều 26 BLTTHS 2015- tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; chưa theo Điều 9 Thông tư Liên tịch 03/2018/TTLT/BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018).
Mơ hình TTHS về cơ bản vẫn là mơ hình thẩm vấn, chưa phân định mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản cuả TTHS. Quyền của người bào chữa, luật sư đã được mở rộng nhưng lại vẫn gặp sự cản trở của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, làm cho luật sư khơng muốn phản biện, giảm nhiệt tình đấu tranh tìm ra sự thật khách quan của vụ án, nhất là đối với án chỉ định luật sư bào chữa.
Thời gian gần đây ngày càng gia tăng các vụ việc xâm phạm đến quyền hành nghề hợp pháp, quyền tự do, danh dự, nhân phẩm của giới luật sư. Đã có nhiều vụ án liên quan đến luật sư, có nhiều nguyên nhân khác nhau, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân do một bộ phận luật sư chưa ý thức được chức năng cao quý của nghề nghiệp, bị quan điểm dịch vụ chi phối, không đủ bản lĩnh đạo đức nên đã có những hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến hình ảnh của giới luật sư.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài luận văn, trong điều kiện nội dung nghiên cứu rộng và có nhiều khó khăn trong việc thu thập tài liệu, số liệu để thực hiện luận văn tại các cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền, luận văn đã thể hiện được một số điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự theo pháp luật Hình sự Việt Nam. Hoạt động này được tiến hành trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử dựa trên cơ sở pháp luật TTHS Việt Nam, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị mở rộng, nâng cao hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, Luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn Thành phố Hà Nội.
Thứ hai: Hoạt động bào chữa của luật sư khi tham gia bào chữa cho bị cáo trong gia đoạn xét xử sơ thẩm nhằm làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị buộc tội. Luật sư tham gia trong vụ án hình sự dùng các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật cho phép để thực hiện chức năng bào chữa cho người bị buộc tội hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác trong vụ án hình sự theo quy định của Hiến pháp 2013, BLTTHS, Luật Luật sư.
Thứ ba: Hoạt động của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án Hình sự,
ngay từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, có luật sư là cần thiết để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, bào chữa cho bị can, bị cáo. Những vụ án mà bị can, bị cáo phạm tội có khung hình phạt ở mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì pháp luật quy định bắt buộc phải có người bào chữa tham gia bào chữa chỉ định cho họ. Việc cấp Thông báo người bào chữa phải được rút ngắn thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa chứ không nên kéo dài quá thời hạn luật định.
Luật sư có quyền đề nghị cơ quan Tố tụng Hình sự có thẩm quyền báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can, bị cáo ở những tội danh sẽ ở mức hình phạt cao, vị thành niên, người có nhược điểm thể chất tinh thần. Người bào chữa, Luật sư khi có Thơng báo người bào chữa có thể vào nơi tạm giam gặp bị can, bị cáo bị bất cứ khi cần để làm sáng tỏ vụ án, đảm bảo việc bào chữa được khách quan chứ không cần phụ thuộc vào việc đi cùng Điều tra viên, Kiểm sát viên. Người bào
cơ quan tố tụng, Tòa án để làm rõ vụ án, đảm bảo quyền được bào chữa của bị can, bị cáo, đảm bảo hoạt động bào chữa của luật sư đúng pháp luật.
Thứ tư, về quyền và nghĩa vụ của Người bào chữa, Luật sư trong quá trình tham gia tố tụng vụ án hình sự sơ thẩm. Ngay từ giai đoạn điều tra, Luật sư được có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can, có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Luật sư được xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, được đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Luật sư được đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra. Giai đoạn xét xử người bào chữa là Luật sự được tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa, khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của