CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÊ CHUẨN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA
3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao chế độ, chính sách
chính sách
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho VKS các cấp là yêu cầu bức thiết hiện nay. Thời gian vừa qua Nhà nước đã đầu tư để nâng cấp, xây dựng mới nhiều trụ sở VKS các cấp, đã cải thiện đáng kể điều kiện làm việc. Nhưng nhìn chung việc phân bổ định mức ngân sách, trụ sở, trang thiết bị còn hạn hẹp, chưa tương xứng chức năng nhiệm vụ của ngành Kiểm sát.
Để bảo đảm thực hiện tốt các quy định của BLTTHS, trước yêu cầu cải cách tư pháp, trách nhiệm của VKS tăng cường hơn; KSV phải tham gia trực tiếp nhiều
hơn vào các hoạt động điều tra, hoạt động thực hành quyền công tố tại các phiên tòa lưu động. Để thực hiện tốt các hoạt động này, việc tăng cường trang bị phương tiện kỹ thuật, giao thông liên lạc cho VKS các cấp là cần thiết. Cần trang bị hệ thống phương tiện thơng tin, máy tính nối mạng, máy fax để phục vụ hoạt động cập nhật, lưu giữ, quản lý và khai thác thông tin tội phạm; thực hiện chế độ thông tin báo cáo nhanh chóng, kịp thời, ít tốn nhân lực. Việc xây dựng, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất cần thực hiện cơ chế đấu thầu công khai, giao quyền giám sát cho đơn vị thụ hưởng để bảo đảm tránh thất thốt, lãng phí.
Nhà nước cần chủ động kiểm tra tình hình cơ sở vật chất, kịp thời cấp kinh phí đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị làm việc đồng bộ, hiện đại cho ngành kiểm sát đảm bảo đầy đủ diện tích phịng làm việc, tạo mơi trường làm việc tốt hơn, phát huy tốt nhất hiệu quả sử dụng trang thiết bị, phương tiện làm việc như: máy vi tính, máy in, máy scan, máy photocopy … để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cải tiến chế độ lương, phụ cấp cho đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung và đội ngũ cán bộ ngành kiểm sát nói riêng để họ n tâm cơng tác, có trách nhiệm cao hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao, hạn chế được sự cám dỗ và tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, không bị mua chuộc, khống chế của các thế lực ngoài xã hội.
Bên cạnh việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, VKS các cấp nên quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp đối với các KSV. Thật là khơng thỏa đáng nếu như chúng ta địi hỏi các KSV phải có trình độ chuẩn hóa cao là cử nhân luật, được đào tạo KSV, có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt nhưng lại có chính sách đãi ngộ vật chất khơng tương xứng. Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã thừa nhận một trong những nguyên nhân của những tồn tại, khuyết điểm của các cơ quan tư pháp, trong đó có VKS là: “Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.... Thực trạng trên là do trong suốt thời gian dài trước đây các cơ quan tư pháp ít được coi trọng nên khơng được chú trọng đầu tư, cán bộ của các cơ quan tư pháp nói chung, KSV nói riêng vẫn phải làm việc trong điều kiện nghèo nàn, đời sống bản thân và gia đình thiếu thốn. Vì vậy, có thể nói chất lượng hoạt động tư pháp nói chung, của VKS nói riêng cịn nhiều hạn chế là điều dễ hiểu.
Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với KSV trước đây và hiện nay sau khi thực hiện "Cải cách một bước cơ bản chế độ tiền lương" vẫn cịn bất hợp lý so với cơng chức hành chính sự nghiệp và so với những người lao động khác. Vì vậy, Nhà nước cần có giải pháp quan tâm thỏa đáng cải thiện hơn nữa chế độ tiền lương cho đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung, KSV nói riêng mới tương xứng với những yêu cầu về tiêu chuẩn cũng như công việc họ phải đảm nhiệm. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, có chính sách đãi ngộ hợp lý cùng với cơ chế tuyển dụng khoa học mới có thể thu hút được những người có năng lực, trình độ chun mơn tốt.
Mặt khác chế độ tiền lương thỏa đáng giúp các KSV cải thiện điều kiện sống của bản thân và gia đình, sẽ khiến họ chuyên tâm cho cơng việc chun mơn, từ đó nâng cao trình độ cũng như tinh thần trách nhiệm với công việc. Thực tế cho thấy hồn cảnh sống khó khăn đã tác động tiêu cực không nhỏ đến tinh thần trách nhiệm cũng như phẩm hạnh vơ tư trong cơng việc của khơng ít cán bộ, KSV.
Chúng tôi thấy rằng đây thực sự là những vấn đề hết sức bức thiết đòi hỏi Nhà nước cần quan tâm có chính sách thỏa đáng hơn mới có thể bảo đảm được mục tiêu nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Chính sách đó phải thực hiện kiên quyết trên cơ sở yêu cầu chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, khơng thể duy trì tình trạng dàn đều hay mạnh ai nấy làm sẽ khơng thực hiện được triệt để.
Tóm lại, với những giải pháp đồng bộ, sẽ tạo điều kiện tốt để ngành kiểm sát nhân dân thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc phê chuẩn các quyết định của CQĐT cũng như một số cơ quan có thẩm quyền tố tụng khác; bảo đảm từng bước hạn chế và khắc phục VPPL về hoạt động phê chuẩn của VKS trong TTHS.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở khái quát một số yêu cầu góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng hoạt động phê chuẩn trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, luận văn đưa ra sáu nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phê chuẩn trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân huyện Phù Mỹ,
tỉnh Bình Định thời gian tới, gồm: Hoàn thiện, bổ sung một số quy định của pháp luật nói chung, Bộ luật tố tụng hình sự nói riêng về hoạt động phê chuẩn của VKS; giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa VKS và CQĐT; tăng cường tính độc lập của VKS; đổi mới công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành; tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên để đáp ứng yêu cầu công việc; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết và nâng cao chế độ, chính sách.
KẾT LUẬN
Trong các lĩnh vực pháp luật, TTHS là lĩnh vực rất nhạy cảm bởi mỗi một trình tự, thủ tục hay quyết định, hành vi trong TTHS đều có khả năng xâm hại trực tiếp đến quyền con người. Hiện nay, pháp luật TTHS đã thơng qua nhiều hình thức để bảo đảm quyền con người như: các nguyên tắc, các quy định quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng, bảo đảm quyền con người trong quy định về các biện pháp cưỡng chế, quy định quyền được bồi thường và phục hồi danh dự, quyền lợi. Với mục tiêu góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động phê chuẩn của VKS trong TTHS như khái niệm, ý nghĩa, căn cứ, phân loại các hoạt động phê chuẩn trên cơ sở phân tích các trường hợp phê chuẩn của VKS theo quy định của BLTTHS năm 2015. Hoạt động phê chuẩn của VKS trong TTHS là việc VKS xem xét các quyết định của CQĐT, cơ quan có thẩm quyền tố tụng khác trong giai đoạn điều tra các VAHS theo quy định của luật TTHS để ra quyết định cho phép hoặc khơng cho phép CQĐT, cơ quan có thẩm quyền tố tụng khác được tiến hành một số hoạt động TTHS nhằm đảm bảo cho các quyết định đó có căn cứ, đúng pháp luật. Đây là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính hợp pháp của các quyết định, lệnh, hành vi của CQĐT, cơ quan có thẩm quyền tố tụng khác. Quyền phê chuẩn của VKS mang tính cưỡng chế, cũng là xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan trong TTHS Việt Nam trong đó VKS là cơ quan thực hành quyền cơng tố cịn CQĐT có chức năng điều tra khám phá tội phạm.
Thực tiễn có thể thấy trong thời gian qua, việc áp dụng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra nói chung, hoạt động phê chuẩn của VKSND huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong TTHS nói riêng đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Mặc dù tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, số lượng án hình sự phải giải quyết ngày càng nhiều và phức tạp nhưng tỷ lệ sai sót ngày càng giảm. Hoạt động xét phê chuẩn của VKSND huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong TTHS được tiến hành thận trọng và có hiệu quả hơn góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh PCTP, tạo điều kiện ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động phê chuẩn
của VKS cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng công tác thực hành quyền cơng tố nói chung, trong hoạt động phê chuẩn nói riêng của VKSND huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Bên cạnh đó, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động áp dụng phê chuẩn của VKSND huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong TTHS, luận văn đã phân tích những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc đó. Đồng thời, thơng qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng động phê chuẩn của VKSND huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong TTHS thời gian tới. Nội dung nghiên cứu của đề tài là một vấn đề phức tạp, có nhiều khó khăn, vì vậy trong thời gian tới cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về hoạt động này, khơng ngừng hồn thiện lý luận và thực tiễn phê chuẩn của VKS và vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn đấu tranh PCTP tại địa phương.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã có nhiều cố gắng, nỗ lực dưới sự chỉ dẫn tận tình, chu đáo của thầy hướng dẫn khoa học, song kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế, tồn tại. Chúng tơi kính mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn, quý thầy cô và những người quan tâm để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!