1.2.1. Phạm vi kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân
Phạm vi công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm được bắt đầu từ khi CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của các cơ quan, tổ chức cá nhân chuyển đến cho đến khi ra quyết định khởi tố hoặc quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự. Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đây là khâu công tác mở đầu cho các hoạt động TTHS. Có tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thì mới xác định được có tội phạm hay khơng có tội phạm xảy ra, để có căn cứ quyết định việc khởi tố hay quyết định việc khơng khởi tố vụ án hình sự.
Trách nhiệm VKS phải kiểm sát ngay từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là mọi tội phạm xảy ra đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, VKS phải kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận của các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, đảm bảo các hoạt động này tuân thủ đúng pháp luật, đồng thời, kịp thời phát hiện vi phạm và kiến nghị xử lý. Đồng thời, trong suốt quá trình giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra thì VKS đều phải bám sát và kiểm sát chặt chẽ, khơng để xảy ra sai sót và vi phạm pháp luật trong hoạt động của CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.
Xuất phát từ thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, các tố giác, tin báo cần được tiếp nhận kịp thời, khi sự kiệm phạm tội xảy ra, hiện trường thường bị thay đổi, xáo trộn, đối tượng thực hiện hành vi phạm tội có thể che giấu hành vi hoặc có nạn nhân trong tình trạng hiểm… Do đó, BLTTHS năm 2015 đã quy định mở rộng cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm đến Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an. Do đó, VKS cùng cấp cần chuẩn bị nhân lực, cũng như các biện pháp kiểm sát phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị để thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Pháp luật TTHS quy định qua quá trình kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng khơng được CQĐT khắc phục thì VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Do đó, KSV vừa phải trực tiếp kiểm tra, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm vừa phải tự kiểm sốt chính mình đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Khi thực hiện quyền năng pháp lý này, đỏi hỏi trách nhiệm của VKS càng được nâng cao hơn, KSV vừa phải trực tiếp kiểm tra, xác minh, giửi quyết tố giác, tin báo về tội phạm vừa phải tự kiểm sốt chính mình đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Pháp luật TTHS hiện hành của nước ta quy định VKS là cơ quan duy nhất giải quyết tranh chấp thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Tuy nhiên, đối với từng trường hợp tranh chấp thẩm quyền cụ thể do từng cấp kiểm sát quyết định, phù hợp với quy định của pháp luật.
Vi phạm pháp luật có thể diễn ra ở tất cả các lĩnh vực, các cơ quan, tổ chức, mọi nơi trong xã hội, do đó, phạm vi kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm của VKS là rất rộng, trong tất cả các lĩnh vực có
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố như: kinh tế - tham nhũng – chức vụ, trị an, ma túy, môi trường… của tất cả các cấp, các ngành trong phạm vi cả nước với ngun tắc khơng có vùng tối khi kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm.
1.2.2. Ý nghĩa của kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Viện kiểm sát đóng vai trị quan trọng trong cơng tác THQCT và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, có ý nghĩa trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là hoạt động mở đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự nhằm phát hiện hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội. Hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố của VKS có vị trí, vai trò và ý nghĩa tiên quyết để bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội đều được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật.
Thực tiễn thực hiện chức năng THQCT cho thấy, kiểm sát tốt việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố sẽ quyết định chất lượng công tác THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử những tiến trình tố tụng quan trọng để có thể khẳng định có hay khơng có hành vi tội phạm xảy ra, người nào thực hiện hành vi phạm tội, tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội đó gây ra như thế nào... Đồng thời, thông qua hoạt động này để có cơ sở khẳng định việc khởi tố là đúng người, đúng tội và bảo đảm các căn cứ để xử lý tội phạm, bảo đảm cho mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý theo quy định của pháp luật, tránh làm oan, sai và đồng thời không bỏ lọt tội phạm.
Kiểm sát tốt việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố sẽ giúp cho việc đồng ý hoặc hủy bỏ quyết định không khởi
tố của VKS đối với CQĐT chính xác và có căn cứ. Như vậy, có thể khẳng định hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố là một hoạt động khơng thể thiếu trong q trình tố tụng hình sự vì nó bảo đảm cho việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không bỏ lọt tội phạm.
Qua công tác thực tế thực hiện những quy định của pháp luật về hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm, mặt công tác này đã mang lại được những kết quả nhất định; việc phòng, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm được thực hiện triệt để hơn; việc để quá hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ngày càng được hạn chế; góp phần quan trọng trong cơng tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững trật tự an tồn xã hội.
Có thể thấy ý nghĩa của cơng tác kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là nhằm bảo đảm tất cả các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều phải được tiếp nhận đầy đủ nhanh chóng, việc kiểm tra, xác minh, xử lý được kịp thời; không làm oan người vô tội; không để lọt tội phạm và người phạm tội. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong công tác này phải được phát hiện, khắc phục và xử lý; việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 đòi hỏi vai trò của VKS là rất quan trọng, là cơ quan đảm bảo việc tố giác của công dân, cơ quan, tổ chức được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản… và các quyền hợp pháp khác của công dân, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.
Đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện và xử lý nhanh chóng nghiêm minh.
Kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyế tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có vai trị hướng tới các chủ thể của quan hệ pháp luật, thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ của mình khi THTT, ngăn ngừa việc lạm quyền của những người THTT, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.
Ý nghĩa quan trọng của công tác kiểm sát tốt việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là nhằm khuyến khích tồn thể công dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý tội phạm, góp phần hạn chế tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trong toàn dân.
Tiểu kết chương 1
Kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là hoạt động TTHS đầu tiên và quan trọng của Viện KSND nhằm thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của mình. Thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố sẽ tạo cơ sở vững chắc, đảm bảo cho các hoạt động tố tụng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội, đảm bảo tốt quyền công dân và quyền con người.
Chương 1 của Luận văn, tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện KSND. Qua Chương 1 tác giả phân tích khái niệm, đặc điểm của kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đó là đặc điểm về giai đoạn tố tụng hình sự phát sinh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đặc điểm về chủ thể thực hiện, về đối tượng thực hiện, cách thức và nội dung của việc tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; cũng như các đặc điểm về đối tượng kiểm sát, phương thức và mục đích kiểm sát, chủ thể tiến hành kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố… Đồng thời tác giả cịn phân tích phạm vi kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện KSND, đó là: phạm vi về thời gian, khơng gian, lĩnh vực… Từ đó, đưa ra ý nghĩa, tầm quan trọng của việc kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện KSND.
Chương 2
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ