TẠI QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. Quy định của pháp luật về kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Hệ thống pháp luật được sử dụng để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trước hết đó chính là BLTTHS hiện hành quy định về trình tự tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan THTT, người THTT và các cơ quan, tổ chức cá nhân khác có liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cũng như quy định cụ thể về nhiệm vụ và trách nhiệm của Viện KSND khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm… Ngồi ra cịn có các quy định về nội dung như BLHS năm 2015 cũng đóng vai trị quan trọng mà các chủ thể THTT cần phải tuân theo. Bên cạnh đó, các Thơng tư liên tịch, quy chế liên ngành… cũng là một trong những văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm nói chung, hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nói riêng.
2.1.1. Quy định của pháp luật về kiểm sát việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Điều 146 BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể như sau: Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì CQĐT, VKS, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền .... phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thơng tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận…
Như vậy, theo quy định của pháp luật TTHS, cũng như Khoản 1 Điều 5 TTLT số 01/2017 thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận tố giác, báo tin về tội phạm là CQĐT, VKS, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền, Khoản 1 Điều 6 TTLT số 01/2017 quy định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kiến nghị khởi tố là CQĐT và VKS. BLTTHS năm 2015 đã quy định mở rộng cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơng an xã, phường, thị trấn, Đồn biên phịng (khoản 3 Điều 146 BLTTHS 2015). Đây là quy định mới, xuất phát từ thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm là các tố giác, tin báo cần được tiếp nhận kịp thời nên việc quy định như này là hết sức cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc mở rộng thêm đối tượng kiểm sát đến cấp cơ sở.
Khoản 1 Đều 4 Luật tổ chức Viện KSND năm 2014 có quy định:
“Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện KSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự…”.
Điều 160 BLTTHS 2015 và Điều 10 TTLT số 01/2017 cũng quy định cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố là Viện KSND, trong điều luật này cũng quy định về việc tiến hành trực tiếp các cuộc kiểm sát, là những hoạt động kiểm sát mang tính tồn diện, để kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất và ngăn ngừa các vi phạm, xử lý nghiêm tội phạm trong hoạt động tư pháp.
Trách nhiệm kiểm sát việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm của CQĐT, các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra có ý nghĩa quan trọng. Các cơng việc trong kiểm sát việc tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm gồm:
Viện KSND có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 145 BLTTHS 2015. Tại Điều 7, Điều 8 của Quy chế công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố quy định Viện trưởng VKS phân công KSV tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và theo dõi việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT cùng cấp. Như vậy, KSV phải kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, phân loại của Cơ quan có thẩm quyền điều tra cùng cấp đối với các tố giác, tin báo về tội phạm.
Hàng ngày, KSV được phân công chủ động liên hệ với CQĐT để nắm tình hình về tội phạm; theo dõi việc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố qua báo cáo ngày và sổ thụ lý. Hoạt động này được thực hiện trong thời gian từ khi tiếp nhận đến khi CQĐT ra quyết định phân công giải quyết. CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thơng báo đầy đủ, kịp thời tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã tiếp nhận cho Viện KSND cùng cấp.
Khi thực hiện kiểm sát việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, KSV thực hiện các công tác sau:
Nghiên cứu hồ sơ, tài kiệu ban đầu để nắm được nội dung nguồn tin, việc lập biên bản tiếp nhận có đúng thủ tục tiếp nhận quy định tại Điều 7 của
Thông tư liên tịch 01/2017 hay không? Kiểm sát các văn bản tố tụng của CQĐT liên quan đến vật chứng có đúng quy định của BLTTHS hay khơng?
KSV kiểm sát việc phân loại nguồn tin tiếp nhận là tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố xem có đúng hay khơng?
Tiến hành kiểm sát việc xác định thẩm quyền giải quyết, qua xác minh sơ bộ, nếu thấy tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền của đơn vị mình, KSV báo cáo lãnh đạo VKS để có văn bản yêu cầu CQĐT cùng cấp chuyển chuyển nguồn tin và tài liệu kèm theo đã thu thập được cho CQĐT có thẩm quyền, đồng thời thông báo đến VKS nơi tiếp nhận để thực hiện kiểm sát. Trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giải quyết thì VKS có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định tại Điều 150, Khoản 4 Điều 160 BLTTHS 2015 và Điều 12 TTLT số 01/2017.
Kiểm sát việc phân loại nguồn tin, chuyển giao thẩm quyền và việc ra quyết định phân cơng giải quyết có đúng thời hạn theo quy định tại Điều 8, 10 TTLT số 01/2017 hay không. Trong trường hợp quá thời hạn chuyển hồ sơ và tài liệu ban đầu về nguồn tin tội phạm cho CQĐT khác có thẩm quyền thì phải xem xét điều kiện, hồn cảnh, lý do chậm chuyển tại thời điểm chuyển thẩm quyền.
Khi kiểm sát trong trường hợp cần thiết có thể cùng trao đổi với CQĐT, yêu cầu CQĐT tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh nhằm tiếp nhận đầy đủ về nguồn tin, thu thập chứng cứ, phân loại, xác định thẩm quyền giải quyết và phải thông báo kết quả cho VKS.
Qua công tác kiểm sát nếu phát hiện việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm khơng đầy đủ, vi phạm pháp luật thì KSV phải báo cáo với lãnh đạo, yêu cầu CQĐT thực hiện các hoạt động: Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết nguồn tin đầy đủ và thông báo cho VKS; cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận nguồn tin; khắc phục vi phạm
pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm; thay đổi ĐTV, Cán bộ điều tra; hoặc ban hành văn bản kiến nghị.
2.1.2. Quy định của pháp luật về kiểm sát giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Bên cạnh công tác kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT có thẩm quyền thì theo quy định của BLTTHS năm 2015 và Luật tổ chức Viện KSND năm 2014, Viện KSND có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của CQĐT, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra đối với tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện KSND được thể hiện qua việc Viện KSND trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh, kiểm sát việc lập hồ sơ và kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Khoản 3 Điều 147 BLTTHS 2015 quy định trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, CQĐT sẽ tiến hành nhiều hoạt động nghiệp vụ khác nhau như thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin, trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi…
KSV được phân công chủ động yêu cầu CQĐT thông báo tiến độ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT qua nghiên cứu hồ sơ của CQĐT. Trong giai đoạn tố tụng này, KSV được phân công kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm phải lập kế hoạch theo dõi, kiểm sát chặt chẽ hoạt động giải quyết của ĐTV, nắm bắt được nội dung cũng như tiến độ giải quyết của phía CQĐT để kịp thời chủ động trong cơng tác ban hành các văn bản yêu cầu kiểm tra, xác minh bổ sung… tránh tình trạng ĐTV kéo dài thời gian giải quyết tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố.
Chủ động đề ra yêu cầu xác minh bằng văn bản về những vấn đề cần xác minh ngay từ đầu và trong quá trình giải quyết để CQĐT thực hiện. Có thể ban hành nhiều bản yêu cầu xác minh khi có vấn đề cần xác minh thêm. Bản yêu cầu xác minh phải nêu rõ những nội dung cần xác minh để kiểm tra tính xác thực của nguồn tin, thu thập, củng cố chứng cứ để làm rõ tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh có hay khơng dấu hiệu của tội phạm, là vi phạm hình sự hay là tranh chấp trong lĩnh vực dân sự.
Kiểm sát các hoạt động xác minh của CQĐT đúng pháp luật, bảo đảm yêu cầu xác minh được thực hiện đầy đủ; việc thu thập chứng cứ, tài liệu phải theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định. Trong các vụ việc có tiến hành khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi, KSV phải tham gia, ghi chép lại quá trình khám nghiệm.
Trong trường hợp CQĐT áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng trong vụ việc cần xác minh thì phải xem xét đến tình hình của sự việc, nhân thân đối tượng đó để ra quyết định phê chuẩn hoặc khơng phê chuẩn, gia hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế.
KSV trực tiếp hoặc tham gia cùng ĐTV lấy lời khai ban đầu của các đối tượng, người làm chứng, bị hại,… để nắm rõ hơn về nội dung vụ việc, đảm bảo tính khách quan và kiểm sát chặt chẽ hơn hoạt động của CQĐT, để tránh việc bức cung, nhục hình, thay đổi lời khai, nhất là đối với các đối tượng bị bắt quả tang vào ban đêm…
Bên cạnh công tác kiểm sát việc giải quyết về nội dung, để kịp thời phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tác hại của tội phạm đối với đời sống xã hội thì Viện KSND cịn tiến hành kiểm sát chặt chẽ về thời gian và biện pháp giải quyết như đã được quy định tại các Điều 147, 148, 149 BLTTHS năm 2015. Kiểm sát thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết là 20 ngày, có thể được kéo dài và
gia hạn tối đa là 04 tháng theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 147 BLTTHS 2015 và Điều 10 TTLT số 01/2017.
Điều 13 TTLT số 01/2017 quy định “ Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố”
Nếu phát hiện việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố không được thực hiện đầy đủ, vi phạm pháp luật thì KSV phải báo cáo với Lãnh đạo, yêu cầu CQĐT thực hiện các hoạt động: Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận nguồn tin; Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm; Yêu cầu thay đổi ĐTV, Cán bộ điều tra; Hoặc ban hành văn bản kiến nghị…
2.1.3. Quy định của pháp luật về kiểm sát kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố và một số hoạt động khác
Sau khi hết thời hạn xác minh, CQĐT có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự. KSV phải kiểm sát chặt chẽ kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trường hợp đã hết hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố mà chưa đủ căn cứ để quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền điều tra, KSV phải cùng ĐTV nghiên cứu kết quả đã xác minh và báo cáo lãnh đạo hai cơ quan để cùng thống nhất quan điểm giải quyết vụ việc hoặc thống nhất những nội dung cần yêu cầu tiếp tục xác minh. Điều 160 BLTTHS 2015 cũng quy định VKS có chức năng, nhiệm vụ kiểm sát tin báo tạm đình chỉ.
Điều 148 BLTTHS 2015 quy định khi kiểm sát giải quyết nguồn tin trong trường hợp quá thời hạn luật định mà tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chưa được giải quyết thì CQĐT ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin. Căn cứ để tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là phải thuộc một trong các căn cứ sau:
thứ nhất, đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài
tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả; thứ hai, đã yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả. Nhiệm vụ của VKS trong kiểm sát việc tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đó chính là kiểm sát các căn cứ tạm đình chỉ có đúng trình tự, thủ tục, đúng căn cứ tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật không.
Điều 149 BLTTHS 2015 quy định khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khơng cịn, CQĐT cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin