Pháp luật hiện hành về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã khắc phục được những hạn chế, bất cập trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy một số quy định pháp luật về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong BLTTHS, các thông tư hướng dẫn về công tác tiếp nhận giải quyết, kiểm sát tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong thực tiễn áp dụng còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế nên hiệu quả chưa cao như: thời hạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giai đoạn tiếp nhận, giải quyết, phân loại nguồn tin ...
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Thứ nhất, Khoản 1 Điều 147 BLTTHS 2015 quy định: “Trong thời hạn
20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định…”. Việc quy định thời hạn như trên còn chung chung, dẫn đến việc áp dụng khác nhau, có đơn vị tính thời hạn 20 ngày phải được tính từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố (từ ngày được ghi trong biên bản mà CQĐT tiếp nhận tố giác, tin báo đó). Có đơn vị khác cho rằng: đối với các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có tổ chức khám nghiệm hiện trường hoặc các vụ việc đơn thư, tố cáo, tin báo của công dân, của cơ quan tổ chức… phải cần thời gian xác minh, phân loại nên thời hạn giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tính từ khi CQĐT phân loại, vào sổ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm và có quyết định phân cơng Phó thủ trưởng CQĐT và phân cơng ĐTV của Thủ trưởng CQĐT đối với các vụ việc đó.
Đề xuất sửa Khoản 1 Điều 147 BLTTHS 2015 như sau:
“Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được … và kể từ ngày các vụ
việc có đơn thư, tố cáo được CQĐT phân loại, vào sổ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm và có quyết định phân cơng Phó thủ trưởng CQĐT và phân cơng ĐTV thì CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định…”
Thứ hai, Tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định về việc quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của CQĐT, cơ quan được giao một số hoạt động điều tra.
Đối với một số tố giác tin báo về tội phạm sau khi tiếp nhận Công an phường lấy lời khai ban đầu và chuyển CQĐT, sau khi tiến hành xác minh tố giác, tin báo về tội phạm (lấy lời khai bị hại, xác minh hiện trường...) nhưng CQĐT không lấy được lời khai của đối tượng (do đối tượng bỏ trốn, chưa xác định được đối tượng...) do đó chưa làm sáng tỏ được có dấu hiệu tội phạm hay không (không thuộc quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 148 BLTTHS năm 2015). Pháp luật quy định trách nhiệm chứng minh chỉ thuộc về Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tố giác có quyền nhưng khơng có trách nhiệm phải thực hiện yêu cầu đó. Như vậy, trong trường hợp này, Cơ quan điều tra không đủ căn cứ để ra bất kỳ quyết định nào để giải quyết tố
giác khi hết thời hạn theo quy định tại Điều 147 BLTTHS. Hiện nay, trong trường hợp này, thơng thường CQĐT sẽ có cơng văn thống nhất với VKS để tạm dừng xác minh cho đến khi có được tài liệu, chứng cứ mới. Nhưng theo BLTTHS 2015, cách làm này không được quy định, nếu thực hiện, sẽ dẫn tới tình trạng vi phạm tố tụng. Đây chính là khó khăn, vướng mắc trong q trình giải quyết tin báo, tố giác tội phạm trong trường hợp tương tự khi xử lý theo quy định của BLTTHS 2015. Khi hết thời hạn giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, CQĐT khơng có căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết tố giác tin báo về tội phạm. Vì vậy cần sửa đổi và hồn thiện pháp luật theo hướng bổ sung trường hợp nêu trên vào quy định tại Điều 148 BLTTHS năm 2015 để có căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Để hoàn thiện các quy định của pháp luật đồng thời đảm bảo tính có căn cứ, tính ổn định của các kết quả giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, tác giả nghĩ rằng nên bổ sung thêm căn cứ tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tại Điều 148 BLTTHS 2015 như sau:
“1. Hết thời hạn quy định tại Điều 147 của Bộ luật này, cơ quan có
thẩm quyền giải quyết quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi thuộc một trong các trường hợp:
….c, Vì lý do khách quan, chưa triệu tập, lấy được lời khai của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà những nội dung này có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án”
Thứ ba, về vấn đề bảo vệ người tố giác, báo tin về tội phạm tác giả đề
xuất sửa đổi, bổ sung Điều 484 BLTTHS năm 2015 như sau:
“1. Những người được bảo vệ gồm:
a) Người tố giác, báo tin về tội phạm; b) Người làm chứng;
c) Bị hại;
d) Người chứng kiến;
đ) Người phiên dịch, người dịch thuật;
e) Người thân thích của người tố giác, báo tin vềtội phạm, người làm chứng, bị hại, người chứng kiến, người phiên dịch, người dịch thuật.
Việc bổ sung trên để phù hợp với Điều 57, 67 BLTTHS năm 2015 đồng thời sẽ tạo được niềm tin cũng như sẽ thúc đẩy được cơng dân tích cực tham gia vào cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Thứ tư, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn về việc tách, nhập đơn thư
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố: Nhập các vụ việc đã ra Quyết định phân công giải quyết với nhau; Nhập các vụ việc chưa ra Quyết định phân công giải quyết vào các vụ việc đã ra Quyết định phân công giải quyết; Nhập các vụ việc đã ra Quyết định phân công giải quyết vào các vụ án; Nhập các vụ việc chưa ra Quyết định phân công giải quyết vào các vụ án; Tách các vụ việc khơng có dấu hiệu tội phạm ra khỏi vụ án. Đề nghị bổ sung quy định về việc tách, nhập đơn thư tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố vào BLTTHS.
Trong thực tiễn, việc tách, nhập tố giác, tin báo về tội phạm khi tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm diễn ra rất nhiều, do đó, tác giả đề xuất bổ sung thêm một điều luật quy định về việc tách, nhập (quy định thủ tục, điều kiện, thẩm quyền tách, nhập) đơn thư tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố để thuận tiện cho việc kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện KSND.
3.1.2. Hoàn thiện các quy định khác của pháp luật
BLTTHS và TTLT 01/2017 chưa có hướng dẫn một số trường hợp như: Không quy định thời hạn CQĐT thực hiện yêu cầu bổ sung chứng cứ của VKS sau khi đã ban hành Quyết định không KTVAHS; thời hạn xác minh
tiếp sau khi VKS hủy quyết định không KTVAHS phải ra Quyết định phục hồi việc giải quyết tin báo; Trường hợp chết do bệnh lý, chết người khơng có dấu hiệu án mạng rất nhiều; Trường hợp đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang, sau đó chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự… có phải nguồn tin về tội phạm để thụ lý và ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Cần có sự điều chỉnh về thời gian kiểm sát Quyết định không KTVAHS của CQĐT theo khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 của Viện KSND tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng quy định về phối hợp giữa CQĐT, VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS.
Cần quy định thêm căn cứ tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cho phù hợp trong một số trường hợp không thuộc căn cứ tạm đình chỉ theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 148 BLTTHS, tránh trường hợp phải khởi tố vụ án hình sự do hết hạn giải quyết sau đó phải tạm đình chỉ do không xác định được đối tượng.
Tại Khoản 1 Điều 7 TTLT 01/2017 quy định VKS các cấp phải tổ chức trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (kể cả tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng). Tuy nhiên, hiện chưa có hướng dẫn thống nhất về biện pháp thực hiện, quy trình tiếp nhận, cần tập trung theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng nào (báo chính thống, các trang tin điện tử của địa phương, truyền hình địa phương...) nên nhận thức chưa thống nhất, dẫn đến việc tổ chức tiếp nhận các tin báo về tội phạm trên các phương tiện thơng tin đại chúng gặp khơng ít khó khăn. Cần cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng vấn đề này.
Đề nghị sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Luật giám định tư pháp, kịp thời đáp ứng được những yêu cầu về thời hạn của quá
trình xác minh giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có liên quan đến các yêu cầu cần giám định; Xây dựng và ban hành quy định bảo đảm bí mật, an tồn về tính mạng và sức khoẻ của người báo tin và tố giác về tội phạm; Động viên nhân dân tích cực cung cấp tố giác, tin báo về tội phạm; Quy định cụ thể quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức và công dân trong việc cung cấp tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Cần quy định rõ hơn chế tài đối với các trường hợp bị VKS kiến nghị nhưng CQĐT không chịu giải quyết dứt điểm; quy định cụ thể thời hạn giải quyết trong trường hợp VKS yêu cầu CQĐT hủy quyết định tạm đình chỉ tố giác, tin báo tội phạm.
Việc soạn thảo hệ thống biểu mẫu thống kê liên ngành còn thiếu chỉ tiêu về tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố dẫn đến việc quản lý và đánh giá tình hình tội phạm thiếu chính xác; Hệ thống sổ sách, biểu mẫu công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chưa đầy đủ, chưa có mẫu các văn bản kiểm tra, kiến nghị, kháng nghị để thực hiện thống nhất trong tồn ngành. Do đó, đề nghị sớm hoàn chỉnh biểu mẫu tố tụng để đáp ứng kịp thời trong công tác kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm đúng theo quy định của pháp