Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn thực hiện quy định về kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố từ thực tiễn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 66)

thực hiện quy định về kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Qua quá trình thực hiện các quy định mới của BLTTHS và TTLT 01 về công tác tiếp nhận, phân loại, giải quyết nguồn tin tội phạm của CQĐT và công tác THQCT, kiểm sát việc giải quyết nguồn tin tội phạm của Viện KSND TP. Hồ Chí Minh với những vi phạm, tồn tại, thiếu sót đã phân tích trên đây xuất phát từ nhiều ngun nhân, có thể khái quát như sau:

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do số lượng tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

ngày càng có xu hướng tăng và tính chất ngày càng phức tạp, khối lượng cơng việc ngày càng lớn, trong khi đó số lượng ĐTV, KSV chưa đáp ứng kịp thời.

Thứ hai, theo quy định tại Khoản 5 Điều 146 BLTTHS và Điều 9

TTLT 01 thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT có trách nhiệm thơng báo cho VKS cùng

cấp hoặc VKS có thẩm quyền là quá ngắn (thời hạn 3 ngày phải ra quyết định phân công ĐTV), không đủ thời gian để thực hiện việc tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được chính xác và đầy đủ từ Công an cấp xã, phường lên CQĐT quận, huyện.

Thứ ba, đối với các tố giác, tin báo có tính chất phức tạp như về kinh tế

chức vụ, lừa đảo, lạm dụng, cố ý gây thương tích, tại nạn giao thơng…, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều địa phương khác nhau, hoặc phải chờ kết quả xác minh, giám định… nên mất nhiều thời gian xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mới kết luận được. Do đó đã dẫn đến tình trạng q hạn giải quyết.

Thứ tư, số tin báo tạm đình chỉ do nhiều trường hợp tố giác, tin báo về

tội phạm, kiến nghị khởi tố mà CQĐT không làm việc được với người bị tố giác hoặc đối tượng liên quan do các đối tượng này cố tình tránh mặt hoặc bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc số lượng tố giác liên quan đến một vụ việc nhiều nên CQĐT không thể xác minh, ghi lời khai hoặc thu thập tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định để làm cơ sở cho việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Thứ năm, việc quản lý kiểm sát tin báo của VKS còn dựa chủ yếu vào

sổ sách, phần mềm quản lý tin báo chưa có, mà chủ yếu nhập dữ liệu bằng file excel dẫn đến việc quản lý số liệu còn nhiều bất cập, Cán bộ phụ trách tin báo đa phần chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác này.

Thứ sáu, Pháp luật tố tụng chưa quy định cụ thể các biện pháp, tạo điều

kiện cho CQĐT, Viện kiểm sát thực hiện có hiệu quả trách nhiệm của mình, chưa quy định chế tài xử lý vi phạm trong trường hợp không thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm. Một số quy định pháp luật về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong BLTTHS, các thông tư hướng dẫn về công tác tiếp nhận giải quyết, kiểm sát tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong thực tiễn áp dụng còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế

nên hiệu quả chưa cao như: thời hạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giai đoạn tiếp nhận, giải quyết, phân loại nguồn tin ...

Thứ bảy, việc tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo tội phạm của

CQĐT cịn chậm, cịn có một số vụ việc quá hạn luật định. Một số tin báo tội phạm trong quá trình giải quyết chưa thực hiện đầy đủ các quy định của BLTTHS và TTLT 01 trong công tác tiếp nhận, xử lý tin báo tội phạm. Cơng tác phối hợp giữa ĐTV và KSV có nơi, có lúc chưa thật sự chặt chẽ nên ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng giải quyết tin báo…

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, một số cán bộ công an cấp phường chưa nắm hết nội dung

các quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm trong việc tiếp nhận, xác minh về tố giác, tin báo ban đầu cũng như chưa làm hết trách nhiệm trong việc thu thập, xử lý thông tin ban đầu và chuyển hồ sơ đến CQĐT có thẩm quyền dẫn đến hầu hết các tố giác, tin báo tội phạm đều chậm trễ.

Thứ hai, lực lượng trực tiếp làm việc với tổ chức, cá nhân đến tố giác

(trực ban hình sự), thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố còn nhiều hạn chế với số lượng ít, đa phần là cán bộ trẻ, mới ra trường, cùng với đó là áp lực cơng việc, tính chất phức tạp và số lượng đơn thư tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố như hiện nay phải đảm bảo đúng tiến độ giải quyết theo luật định là khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.

Trong khi đó, CQĐT thiếu sự phối hợp với một số cơ quan chun mơn có chức năng giám định (Chi cục thuế, Trung tâm thẩm định giá, Sở kế hoạch đầu tư, Cục sở hữu trí tuệ…) để nhanh chóng có kết quả giám định phục vụ cơng tác giải quyết tin báo có hiệu quả.

Một số Lãnh đạo đơn vị và Ban chỉ huy chưa thật sự coi trọng công tác

này, thiếu đôn đốc, kiểm tra, rà soát và thực hiện, chưa thật sự chú trọng đến việc chống “bỏ lọt” tội phạm; hoặc ngược lại, chưa chú trọng việc phân loại tố giác, tin báo từ đầu, dẫn đến cịn tình trạng thụ lý tràn lan, dẫn đến số lượng lớn tố giác, tin báo phải ra quyết định không KTVAHS; số vụ án đã khởi tố phải tạm đình chỉ điều tra chiếm tỷ lệ cao; chưa kịp thời phân công cán bộ, ĐTV xác minh, nhiều trường hợp tin báo đã quá hạn nhưng chưa được xác minh, để tồn đọng kéo dài; thụ lý giải quyết sai thẩm quyền; nhiều vụ việc khơng KTVAHS và tạm đình chỉ điều tra vụ án có dấu hiệu lọt tội phạm.

Thứ ba, rất nhiều hồ sơ kiểm sát tin báo được phân công cho cán bộ,

KSV trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa kiểm sát chặt chẽ việc phân loại, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với một số tin báo được phân công dẫn đến thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bị kéo dài, không giải quyết triệt để.

Cịn tồn tại tư tưởng coi nhẹ khâu cơng tác này; khi nhận được Quyết định phân công việc kiểm sát giải quyết nguồn tin tội phạm, KSV chưa nghiên cứu kỹ để đề ra yêu cầu xác minh chính xác, hoặc đề ra yêu cầu xác minh không sát thực, quá khả năng giải quyết trong thời hạn giải quyết tố giác, tin báo của CQĐT; KSV không thường xuyên theo dõi nhắc nhở và phối hợp với ĐTV đang tiến hành xác minh tin báo theo tiến độ; khơng kịp thời có yêu cầu xác minh tiếp theo hặc có giấy nhắc việc ĐTV. Trước 5 ngày hết hạn xác minh tin báo thì KSV khơng kịp thời nhắc nhở để ĐTV làm công văn đề nghị gia hạn; có một số tin báo, ĐTV và KSV không có biên bản trao đổi trước khi ra quyết định xử lý tin báo, dẫn đến phải bổ sung chứng cứ hoặc hủy quyết định xử lý của CQĐT, nhiều nguồn tin phải gia hạn…; việc phân công, phân nhiệm cán bộ, KSV làm cơng tác này chưa cụ thể, cịn kiêm nhiệm.

Thứ tư, VKS cịn tình trạng thụ động trong công tác phối hợp với

CQĐT; chưa có biện pháp để nắm đầy đủ số tin báo mà CQĐT đã tiếp nhận, thụ lý và giải quyết; KSV, cán bộ được phân công làm công tác kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố còn ngại va chạm…

Thứ năm, chất lượng trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố

giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố còn hạn chế: Không phát hiện được nhiều các vi phạm để kiến nghị, yêu cầu khắc phục; Việc phối kết hợp phân loại xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố mới chỉ tập trung ở CQĐT, phần lớn các VKS chưa tham gia trực tiếp trong việc phân loại xử lý tố giác, tin báo này.

Thứ sáu, việc vi phạm, thiếu sót của CQĐT và ĐTV cũng là vi phạm,

thiếu sót của VKS, KSV trong q trình kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố dẫn đến rất nhiều tin báo quá hạn, căn cứ khơng khởi tố, tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm khơng có căn cứ, có dấu hiệu lọt tội phạm… Việc kiểm sát khơng sâu sát dẫn đến có tình trạng CQĐT căn cứ áp dụng Quyết định không KTVAHS theo khoản này, VKS ra kết luận căn cứ áp dụng theo khoản khác của điều luật hoặc VKS phải ra Quyết định hủy các quyết định của CQĐT.

Thứ bảy, việc soạn thảo hệ thống biểu mẫu thống kê liên ngành còn

thiếu chỉ tiêu về tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố dẫn đến việc quản lý và đánh giá tình hình tội phạm thiếu chính xác; Hệ thống sổ sách, biểu mẫu cơng tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chưa đầy đủ, chưa có mẫu các văn bản kiểm tra, kiến nghị, kháng nghị để thực hiện thống nhất trong toàn ngành.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 tác giả phân tích những quy định của BLTTHS cũng như các văn bản pháp luật có liên quan đến cơng tác kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện KSND. Tiếp đến Tác giả đi vào nghiên cứu những yếu tố kinh tế - xã hội, cơ cấu tổ chức của Viện KSND Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn Quận 1. Tác giả đi vào nghiên cứu hoạt động thực tiễn trong khâu công tác này giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như đánh giá những mặt còn hạn chế thiếu sót, tìm ra ngun nhân của những hạn chế thiếu sót trong cơng tác kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện KSND Quận 1 để làm cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố từ thực tiễn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)