Đáp ứng yêu cầu hoàn thiện dân chủ đại diện trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 30 - 31)

thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện dân chủ đại diện, trong việc xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được khẳng định trong các văn kiện đại hội Đảng khóa VIII đến văn kiện đại hội Đảng khóa XII, đó là: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hồn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Có nghĩa là mọi hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện phải đề cao cố gắng thực hiện nghiêm túc, có chính kiến và định hướng việc phát triển về kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, bao gồm các lĩnh vực có liên quan đến địa bàn huyện một cách mới mẻ, phù hợp với mong muốn của cử tri và có tính định hướng cao, đúng với chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân phải thực hiện đúng mục tiêu, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, để phát huy tính đại diện đối với việc hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trong Hiến pháp năm 2001 (theo Nghị quyết 51/2001/QH10, ngày 25/12/2001

của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Theo Hiến pháp 2013 nguyên tắc này

được khẳng định một lần nữa: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng,

bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện”.

Từ khi Hiến pháp ra đời, đã được áp dụng triệt để vào thực tiễn một cách mạnh mẽ và rộng rãi trong đó có đất nước Việt Nam cũng đã nhanh chóng tiếp cận với Luật định này. Vì cơ bản của Nhà nước pháp quyền là xác lập dân chủ, tức là chức năng hoạt động của nó đều bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Chính vì thế mà trong Nhà nước pháp quyền, cử tri thực hiện quyền lực của mình dưới hai hình thức là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước.Vì vậy, để tổ chức thành cơng Nhà nước pháp quyền thì phải phát huy dân chủ mà đặc biệt phải phát huy được tính dân chủ gián tiếp cụ thể, bởi vậy phải nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử một cách thật nghiêm túc và trong đó có thiết chế Hội đồng nhân dân cấp huyện là chủ chốt.

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện cũng có những hạn chế nhất định, vì thế muốn hồn thiện dân chủ mang tính đại diện và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong thời gian đến, phải tăng cường biện pháp khắc phục để hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện một cách có hiệu quả nhất.

1.4.2. Địi hỏi của việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 30 - 31)