Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 57 - 62)

Bên cạnh những kết quả đã được nêu ở trên, thì hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế được thể hiện như sau:

Chất lượng kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện chưa thực sự đồng đều và thời gian tổ chức kỳ họp khơng đảm bảo về mặt nội dung vì khơng q 2 ngày tổ chức kỳ họp cho nên không đủ thời gian để đại biểu Hội đồng nhân dân phân tích thảo luận những nội dung quan trọng của kỳ họp cũng như ý kiến tổng hợp của cử tri cho nên việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện đơi lúc chưa mang tính khả thi cao. Nhìn chung việc thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân huyện về các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết của Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND, và các ngành liên quan đôi lúc hiệu quả chưa cao. Cho nên một số báo cáo thẩm tra của các Ban còn trùng nhiều ý như báo cáo của các ngành liên quan và tính phản biện chưa cao.

Trong q trình diễn ra kỳ họp, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu mời tham dự kỳ họp đôi lúc chưa tham gia thảo luận và chất vấn tại kỳ họp cũng cịn ít, số lượng chất vấn ở mỗi kỳ họp chưa được nhiều ( trung bình có 03 đến 05 chất vấn trong một kỳ họp ). Các nội dung chất vấn của một số đại biểu còn chung

chung chưa đi vào trọng tâm và chưa đi sâu phân tích các nội dung của kỳ họp và vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm. Việc nói lên chính kiến của mình vẫn cịn trong tình trạng nể nang, trọng tình cảm và ngại va chạm, sợ ảnh hưởng đến hoạt động chất vấn. Đồng thời việ giám sát theo dõi và đôn đốc trả lời chất vấn chưa triệt cho nên tỉ lệ trả lời ý kiến cử tri ở một số địa phương chưa được trọn vẹn.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình một số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện chưa phát huy hết khả năng chức trách nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, cịn nhiều đại biểu trong suốt cả nhiệm kỳ hoạt động của mình chưa tham gia phát biểu chính kiến về các nội dung trình tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân và chưa làm tròn trách nhiệm của một người đại diện dân cử theo Luật định. Tuy nhiên, một số đại biểu trình độ, năng lực chưa đồng đều cho nên trong q trình hoạt động cũng gặp nhiều khó khăn. Một số đại biểu chưa giữ mối liên hệ tốt với đơn vị mình ứng cử và tham gia dự họp Hội đồng nhân dân cấp xã chưa đảm bảo theo quy chế đề ra.

Đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thì có một số cuộc giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân chưa đạt hiệu quả cao, công tác phối hợp trong hoạt động giám sát đôi lúc chuẩn bị nội dung chưa chu đáo và chưa logic, đề cương giám sát còn lỏng lẻo thiếu sự gắn kết.Thông báo kết luận các nội dung sau giám sát ban hành cịn chậm, việc đơn đốc, kiểm tra hậu sau giám sát chưa được thường xuyên. Cho nên kết quả giải quyết của các ngành chưa kịp thời.

Đối với hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện đơi lúc cịn hình thức, một số đại biểu tiếp xúc cử tri thơng qua báo cáo tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương còn dài chưa trọng tâm, còn đối tượng tiếp xúc cử tri chưa rộng và số lượng cử tri tiếp xúc cịn ít đơi lúc cử tri thiếu nhiệt tình với việc đại biểu tiếp xúc cử tri. Bên cạnh đó kỹ năng, hoạt động tiếp xúc cử tri của một số đại biểu Hội đồng nhân dân còn yếu và thành phần tham dự buổi tiếp xúc vẫn là cán bộ chủ chốt. Theo đó việc phân loại ý kiến của cử tri chưa đúng trọng tâm, thẩm quyền đặc biệt việc theo dõi đơn đốc chưa sâu sắc và thường xun. Chính vì vậy tỉ

lệ ý kiến, kiến nghị được giải quyết ở một số nơi cịn chậm chưa nhanh chóng. Do đó chưa thực sự đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân không những thế số lượng các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân ở nơi cư trú và theo chuyên đề đã có nhưng chưa rộng rãi.

* Nguyên nhân hạn chế

Đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện để duy trì mối liên hệ công tác giữa Thường trực Hội đồng nhân dân với UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp chưa thật sự chặt chẽ cịn tình trạng lỏng lẻo trong việc chuẩn bị nội dung kỳ họp. Không những thế mà trong nội dung kỳ họp hoạt động của UBND và một số cơ quan khác chưa tạo điều kiện cho Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện biết đầy đủ thơng tin, để ban hành những Nghị quyết mang tính khả thi cao, cấp thiết.

Đối với công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân cấp huyện thì các cơ quan chuyên môn thuộc UBND chuẩn bị nội dung chưa kịp thời và gửi báo cáo chậm so với thời gian quy định cho nên làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm tra của các Ban cho nên khó khăn cho các Ban trong hoạt động của mình khơng có nhiều thời gian cho hoạt động thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự án Nghị quyết trình ra kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện.

Trong cơ cấu đại biểu chưa đồng đều về trình độ học vấn và năng lực cho nên khi giải quyết cơng việc hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó việc cơ cấu đại biểu chưa hợp lý vì đại biểu ở cấp Ủy, cấp chính quyền và mặt trận đoàn thể trong Hội đồng nhân dân cấp huyện cịn nhiều, trong khi đó cơ cấu đại biểu ngồi Đảng chiếm tỉ lệ cịn q thấp. Vì vậy trong hoạt động đại biểu dân cử một số vị đại biểu chưa phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động dân cử. Tình trạng một số đại biểu cịn có tư tưởng trọng tình cảm, sợ nói ra sẽ mất lịng, mất đồn kết trong hoạt động Hội đồng nhân dân cấp huyện thời gian vừa qua..

Trong nhận thức của một số cấp Ủy đảng về vai trị, vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân cấp huyện chưa thực sự chặt chẽ cùng theo kế hoạch bố trí cán bộ, đại biểu nhân sự và lựa chọn bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện chưa được

lựa chọn người có tài lẫn đức và có trách nhiệm với hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện trên địa bàn.

Theo các văn bản Luật định của một số văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân đã được sửa đổi và bổ sung, song chưa thực sự đồng bộ, chặt chẽ. Tình trạng trình độ pháp lý của phần lớn đại biểu Hội đòng nhân dân cấp huyện vẫn còn tồn tại nhất định nhất là kỹ năng nói trong và ngồi kỳ họp thực hiện chức năng giám sát của cơ quan và các cá nhân trong việc tuân theo quy định của Pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện vẫn còn hạn chế. Do vậy trong tình hình thực tế có khơng ít đại biểu chưa biết hoặc chưa sử dụng hết năng lực của mình. Bên cạnh đó việc bồi dưỡng cơng tác nghiệp vụ chun mơn cịn ít, chủ yếu trình bày về cơ cấu và tổ chức hoặc là nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, chưa đi sâu vào vấn đề trọng tâm, cịn tình trạng đại biểu Hội đồng nhân dân đã được quy định trong luật, chưa học hỏi, nghiên cứu sâu sắc các vấn đề về một số lĩnh vực có liên quan. Cùng với đó mọi điều kiện đảm bảo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu hoạt động như là tạo kinh phí chi trả cho hoạt động tiếp xúc cử tri cịn ít yếu và kinh phí hoạt động của đại biểu cịn thấp, thơng tin phục vụ cho đại biểu cịn thiếu, từ đó dẫn đến việc nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, chủ trương, chính sách đường lối của Đảng và Pháp luật Nhà nước còn tồn tại.

Tiểu kết chương 2

Toàn văn Chương 2 tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2016 -2021. Bên cạnh những ưu điểm của Hội đồng nhân dân cấp huyện đã đạt được đó là có sự hướng dẫn kịp thời của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, được sự quan tâm của lãnh đạo chỉ đạo sâu sát của Ban thường vụ huyện Ủy về tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, đảm bảo cho Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban Hội đồng nhân dân huyện được tổ chức và hoạt động đúng chủ trương, định hướng của Đảng, pháp luật của nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương, giải quyết kịp thời những vấn đề cử tri, nhân dân phán ánh, yêu cầu. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế do một số nguyên nhân nhất định. Do đó, đánh giá đúng thực trạng và chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện là cơ sở để tác giả đề ra một số yêu cầu, quan điểm và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp cấp huyện nói chung, Hội đồng nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Nam nói riêng trong thời gian đến.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 57 - 62)