Đặc điểm hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 52 - 54)

Tỉnh Quảng Nam có 15 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố. Trong đó có 09 huyện miền núi. Tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh: 1.043.837ha trong đó diện tích khu vực miền núi là 783.191ha, chiếm 74,06%diện tích tồn tỉnh. Dân số khu vực miền núi 319.400 người, chiếm 21,5% dân số tồn tỉnh. Tồn tỉnh hiện nay có 03 huyện nghèo được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a gồm: Tây giang, Nam Trà My, Phước Sơn. Vùng miền núi là địa bàn cư trú lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa gồm 04 thành phần: Cơtu, Giẻ-Triêng, Sê đăng và một số đồng bào dân tộc Tày, Mường ở phía Bắc di cư vào từ sau ngày giải phóng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 32.007 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bằng nghề sản xuất nông lâm nghệp trên địa bàn 93 xã của 12 huyện, trong đó tập trung chủ yếu ở 6 huyện miền núi vùng cao: Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang và Phước Sơn.

Địa hình của vùng rất phức tạp, có đồi núi cao và độ dốc lớn, không thuận lợi cho giao thông đường bộ và thường bị chia cắt trong mùa mưa lũ. Diện tích trồng trọt chăn ni cịn nhỏ, chưa phát huy được tối đa việc sử dụng khoa học công nghệ hiện đại, thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng đến thời vụ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 các huyện miền núi đạt khoảng 13,0 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở các thơn, xã đặc biệt khó khăn đạt tỷ lệ thấp dưới 30%. Bình quân đất sản xuất nông, lâm nghiệp từ 1.400 đến 1.700m2/hộ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 toàn tỉnh là 11,13%, khu vực miền núi bình quân 34,89% hộ nghèo.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước các Chương trình, dự án đã đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi, nhất là các thơn xã đặc biệt khó khăn, bước đầu đã đem lại những kết quả quan trọng. Kinh tế xã hội miền núi từng bước được phát triển, bộ mặt nông thơn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội không thuận lợi nên kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn phát triển chậm, đời sống và sản xuất của hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miềm núi vẫn cịn khó khăn về nhiều mặt nhất là đối tượng hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các thơn, xã đặc biệt khó khăn tình hình thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cịn nhiều khó khăn.

Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam nói chung và các huyện miền núi nói riêng cịn nhiều khó khăn, bất cập, đã làm cho hoạt động của Hội đồng nhân các huyện có sự chuyển biến tích cực, các vị đại biểu thể hiện được ý chí của mình thơng qua các đợt tiếp xúc cử tri, các cuộc giám sát, khảo sát ghi nhận ý kiến kiến nghị của cử tri tập trung phản ánh đến các ngành có liên quan tập trung giải quyết, đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động như là tăng cường giám sát, khảo sát đời sống người dân nhất là tình hình đời sống người dân tại khu tái định cư của các dự án thủy điện trên địa bàn miền núi tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị Chính phủ ban hành quy định, cơ chế ràng buộc các danh nghiệp sản xuất, kinh

doanh thủy điện phải trích một phần nguồn thu từ thủy điện để duy tu, bảo dưỡng các cơng trình cơ sở hạ tầng, hổ trợ ổn định đời sống, sản xuất cho người dân vùng bị ảnh hưởng dự án. Ban hành chính sách hổ trợ, tái đầu tư vùng bị ảnh hưởng dự án thủy điện nói chung và vùng tái định cư thủy điện nói riêng với các cơ chế đủ mạnh nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, xem xét thay đổi chính sách bồi thường cho người dân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án thủy điện bằng hình thức phù hợp để đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài thay vì chỉ bồi thường bằng tiền hoặc đổi đất nơi khác như hiện nay. Sớm tháo gỡ vướng mắc về thẩm quyền phê duyệt Dự án ổn định sản xuất, đời sống cho người dân sau tái định cư theo Quyết định số 64/2014/QQĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời kiến nghị UBND

tỉnh kiểm tra thực trạng, rà soát đánh giá tồn bộ các cơng trình xây dựng cơ bản tại các khu/điểm tái định cư về mức độ hồn thành, chất lượng cơng trình và có biện pháp xử lý những tồn tại. Chỉ đạo các địa phương tăng cường lồng ghép các nguồn vốn sửa chữa, nâng cấp các cơng trình bị xuống cấp và hổ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống người dân tại các khu tái định cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 52 - 54)