Đòi hỏi của việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 31 - 32)

Hiện nay trong công cuộc đổi mới, xã hội đang từng bước đi lên, phát triển theo định hướng XHCN, thì sự chỉ đạo, lãnh đạo Đảng và Nhà nước là rất cần thiết. Bởi vì đất nước càng phát triển cùng theo đó tình trạng xấu cũng diễn ra. Chính vì thế trong Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) trao đổi, đưa ra ý kiến về xây dựng mơ hình chính quyền địa phương và đưa ra kết luận: “Đổi mới, hồn thiện tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Có nghĩa là đưa ra đường

lối, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước trong việc đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương là tăng cường thẩm quyền cho chính quyền địa phương và bảo đảm phân cấp giữa trung ương đến địa phương, gần đây nhất là Nghị quyết Đại hội XII tiếp tục nêu rõ: “tiếp tục phân định rõ thẩm quyền và trách

nhiệm giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương”.

Tức là tiếp tục quan tâm, tăng cường nhanh chóng trong việc phân định rõ thẩm quyền cho chính quyền địa phương, có nghĩa là chính quyền địa phương được quyền quyết định các vấn đề của mình và tạo quy mô hợp lý để các địa phương phát huy lợi thế và đặc thù vốn có của mình. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tự chủ của chính quyền địa phương và một lần nữa tính quyền lực của Hội đồng nhân dân cấp huyện được khẳng định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)