Các biện pháp ngăn chặn tình hình các tộixâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 28)

tính chất chiếm đoạt

Các biện pháp ngăn chặn tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tập trung trong 03 nội dung là ngăn chặn tình hình tội phạm tiền năng, tội phạm đang diễn ra và ngăn chặn tái phạm.

1.4.1.1. Ngăn chặn tội phạm tiềm năng

Tiềm năng có thể hiểu là khả năng tiềm ẩn và có thể được bộc phát khi gặp các điều kiện thích hợp. Như vậy, khi nói về tội phạm tiềm năng có thể hiểu là các tội phạm có thể xảy ra khi gặp các điều kiện thích hợp. Trên thực tế khả năng tội phạm xảy ra đã có nhưng để xảy ra cần có thêm những yếu tố thuộc điều kiện tác động. Do đó, các biện pháp phòng ngừa là các biện pháp kiểm soát xã hội và quản lý xã hội đối với điều kiện tồn tại của các hành vi phạm tội tiềm năng, người phạm tội tiềm năng và nạn nhân tiềm năng.

Theo đó các biện pháp ngăn chặn tội phạm tiềm năng bao gồm:

Một là, nhóm biện pháp tác động vào hành vi phạm tội tiềm năng. Các biện

pháp này được xem là các biện pháp tác động vào quá trình chuẩn bị phạm tội, thực hiện hành vi phạm tội thông qua các hành vi tiềm năng như chuẩn bị công cụ phương tiện, tập trung nhiều đối tượng xấu vào khu vực, thường xuyên quan sát một địa điểm... Các cơ quan chuyên trách, các tổ chức xã hội và toàn bộ người dân trong xã hội đều là chủ thể của quá trình tác động với nhiều biện pháp khác nhau như quản lý các công cụ, phương tiện có thể gây án một cách chặt chẽ, chủ động ngăn chặn hoặc báo công an, chính quyền địa phương khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm.

Hai là, nhóm biện pháp quản lý người phạm tội tiềm năng. Cũng như việc tác

động vào hành vi phạm tội tiềm năng, nhóm biện pháp này cũng đòi hỏi sự phối hợp và chung tay của các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội và mọi công dân để đạt được hiệu quả tốt nhất. Những người trên thực tế tuy chưa phạm tội nhưng do công việc, điều kiện sống, sinh hoạt có nhiều khả năng trở thành người phạm tội nếu không được quản lý, giáo dục thích hợp. Những người này gọi là người phạm tội

tiềm năng (tiềm tàng). Cụ thể, đó có thể là những người có các đặc điểm như nghiện ngập, hút chích, nghề nghiệp không có hoặc không ổn định, vui chơi, tiêu xài quá khả năng tài chính, dễ bị kích động, đã từng phạm tội... Những người này có trở thành người phạm tội hay không cũng phụ thuộc một phần vào khả năng kiểm soát và điều chỉnh hành vi cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy đa phần khả năng kiểm soát hành vi của những người này thường kém do bị tác động từ sự lôi kéo, từ nhu cầu lợi ích không chính đáng, tâm lý không ổn định. Do đó, đây là những người cần được điều chỉnh, kiểm sốt trong cơng tác phịng ngừa tội phạm nói chung và các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng.

Ba là, nhóm biện pháp tác động vào nạn nhân tiềm năng của tội phạm.

Những người có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm (người già, phụ nữ, trẻ em, người có vấn đề sức khỏe, tâm lý...) được xem là nạn nhân tiềm năng của tội phạm. Trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt thì nạn nhân tiềm năng bên cạnh các hạn chế về thể chất, tinh thần còn có thể là những người có thói quen phô trương tài sản, sở hở, chủ quan lơ là trong bảo vệ tài sản, có trình độ văn hóa hoặc hiểu biết pháp luật hạn chế. Việc tập trung áp dụng các biện pháp phòng ngừa vào nhóm người này cũng là một trong các giải pháp để hạn chế tội phạm xảy ra, một trong những nội dung của phòng ngừa tội phạm.

1.4.1.2. Ngăn chặn tội phạm đang xảy ra

Ngăn chặn tội phạm là một bộ phận quan trọng của phòng ngừa tội phạm, bao gồm cả ngăn chặn tội phạm tiềm ẩn và cả tội phạm đang diễn ra. Nếu như ở ngăn chặn tội phạm tiềm ẩn là không để cho tội phạm có điều kiện xảy ra trên thực tế thì ở ngăn chặn tội phạm đang diễn ra là việc không để cho tội phạm được thực hiện đến cùng và hạn chế tối đa hậu quả, thiệt hại.

Ngăn chặn tội phạm đang diễn ra được thể hiện ở hai quá trình:

Một là, ngăn chặn hành vi phạm tội trên thực tế đang diễn ra. Việc ngăn chặn

chính là chặn đứng lập tức hành vi trái pháp luật, hạn chế tối đa thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, các loại tài sản. Những biện pháp ngăn chặn ở trường hợp này là sự phản ứng tức thì của xã hội đối với hành vi phạm tội đang diễn ra. Nó

phải được thực hiện bởi các chủ thể chuyên nghiệp như Công an nhân dân, lực lượng tuần tra, cơ quan, trực ban... và các chủ thể không chuyên nghiệp khác, tức là mọi người dân sở tại; trong đó lực lượng Cơng an nhân dân đóng vai trị quan trọng. Bên cạnh đó là việc huy động được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và của tồn dân vào cơng tác đấu tranh là việc làm hết sức cần thiết. Nhân dân có thể tham gia hỗ trợ qua việc tố giác tội phạm qua số điện thoại đường dây nóng (113, số điện thoại công an gần nhất) và trong nhiều trường hợp người dân phối hợp hoặc tự mình ngăn chặn, thậm chí bắt giữ người phạm tội quả tang giao cho cơ quan tư pháp. Để nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm cần có sự động viên khích lệ, khen thưởng kịp thời và vinh danh các cá nhân tiêu biểu.

Hai là, ngăn chặn việc lặp lại hoặc thực hiện nhiều lần của tội phạm. Để làm

được điều này cần có sự phát hiện, xử lý hành vi vi phạm kịp thời. Cũng như ngăn chặn tội phạm tiềm ẩn và hành vi phạm tội đang diễn ra, biện pháp này đòi hỏi chủ thể tham gia bên cạnh lực lượng chuyên trách là lực lượng toàn dân. Cùng những biện pháp như thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm tốn vốn là những biện pháp chun trách, thì sự phát giác, tố giác, phối hợp của người dân vẫn ln giữ vai trị quan trọng. Thực hiện được việc phát hiện tội phạm bằng “tai, mắt” của nhân dân phải là mục tiêu cần thực hiện của chính sách phòng ngừa tội phạm.

1.4.1.3. Ngăn chặn tái phạm

Để ngăn chặn tái phạm đối với những người đã chấp hành xong hình phạt, giúp họ trở lại tái hòa nhập cộng đờng địi hỏi nhiều biện pháp tác động khác nhau với sự kết hợp lực lượng của nhiều cơ quan, ban ngành và nhân dân, nhất là nơi địa phương người phạm tội sinh sống và làm việc. Các biện pháp ngăn chặn tái phạm gồm một số biện pháp cơ bản sau đây:

- Tuyên truyền, vận động, cảm hóa: Đây được xem là những biện pháp ưu tiên hàng đầu trong ngăn chặn tái phạm, một biện pháp mang tính nhân văn cao. Thông qua biện pháp này nhằm giáo dục, loại bỏ, hạn chế các phẩm chất và tâm lý tiêu cực của người phạm tội, hướng đến xây dựng khả năng tự kiểm soát hành vi

của mình. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả nếu người thực hiện đứng dưới góc độ nạn nhân học để xem xét và giáo dục đối tượng, từng bước giúp người phạm tội hiểu và chuyển biến nhận thức, tình cảm pháp luật đúng hướng.

- Giáo dục cải tạo: Việc cải tạo bao giờ cũng đi đôi với giáo dục. Cải tạo không chỉ nhằm vào trừng phạt những hành vi vi phạm của người phạm tội mà

thông qua các hoạt động cải tạo xây dựng được ý thức về lỗi của người vi phạm. Cán bộ thực hiện công tác cải tạo, giáo dục người phạm tội cần có cái nhìn đúng đắn về sự khác nhau giữa trừng phạt để giáo dục với trừng phạt để hủy hoại nhân cách. Do đó trong cải tạo cũng phải đồng thời chú ý tới những chuyển biến tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của người phạm tội.

- Tái hịa nhập cộng đờng: Tái hịa nhập cộng đờng là hoạt động thực thi các biện pháp giúp người phạm tội trở thành người lương thiện sau khi được trở về với xã hội từ cơ sở giam giữ. Giúp đỡ và tạo điều kiện cho những người đã chấp hành xong án phạt tù xây dựng một cuộc sống bình thường đồng thời giáo dục họ trở thành những công dân có ích cho xã hội là mục đích cuối cùng của tái hịa nhập cộng đờng. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm trong việc giúp đỡ người chấp hành xong án phạt những điều kiện thuận lợi để họ có thể hóa nhập với cuộc sống hiện tại như: nhanh chóng tiếp nhận người chấp hành xong bản án của Tòa án khi họ trở về địa phương nơi cư trú; phân công cụ thể các cá nhân, tổ chức theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ được tái hịa nhập cộng đờng; có chính

sách đào tạo nghề và giới thiệu việc làm để giúp họ có công ăn việc làm ổn định để trở thành người có ích cho xã hội; vận động họ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm trên địa bàn; tuyên truyền để quần chúng nhân dân không miệt thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong bản án, mà coi đó là những hành vi nhất thời phạm tội, kịp thời động viên và giúp đỡ họ và gia đình họ để họ hồn lương, sống có ích cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 28)