Về tình hình các tộixâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 35 - 52)

TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014-

2.2.1. Về tình hình các tộixâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 –

địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018

2.2.1.1. Phần hiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2018

Theo GS.TS.Võ Khánh Vinh, Giáo trình tội phạm học, Học viện Khoa học xã hội thì “Phần hiện của tình hình tội phạm là tồn bộ những hành vi phạm tội và

chủ thể của các hành vi đó đã bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự ở từng đơn vị hành chính – lãnh thổ hay trên phạm vi tồn quốc, trong những khoảng thời gian nhất định và được ghi nhận kịp thời trong thống kê hình sự” [49, tr 138].

Phần hiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được xác định là tổng hợp của các tội này trên thực tế đã xảy ra và được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý hình sự. Bên cạnh đó, trong thống kê chính thức của cơ quan có thẩm quyền phải có số liệu thống kê chính thức, bao gồm cả số vụ và số người phạm tội liên quan. Kết quả thống kê phản ánh được tính chất, mức độ, diễn biến, cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt gắn với từng khoảng thời gian, không gian cụ thể.

Thực tế trong quá trình nghiên cứu về tội phạm học khi xem xét số liệu ở các cơ quan chuyên môn như cơ quan Cơng an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tịa án nhân dân thì các số liệu thống kê chính thức luôn có sự chênh lệch nhất định. Mặc dù vậy các số liệu ln phản ánh được tình hình các tội nói chung và các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng theo từng giai đoạn tố tụng hình sự. Trong luận văn của tác giả xin được sử dụng số liệu thống kê của ngành Tòa án để làm rõ các thơng số về tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tình Lâm Đờng giai đoạn 2014 – 2018.

a. Mức độ của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2014- 2018

Theo GS.TS.Võ Khánh Vinh (2009), trong Giáo trình tội phạm học, NXB Giáo dục, Hà Nội thì “Mức độ của tình hình tội phạm là đặc điểm định lượng tiêu

biểu, cho biết toàn bộ số người phạm tội do họ thực hiện trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định” [44, tr 17].

a.1. Mức độ tổng quan

Đối với tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đờng giai đoạn 2014 – 2018 thì khi xem xét một cách tổng quan về mức độ tức là xem xét một cách khái qt về mặt lượng, trong đó bao gờm hình thức biểu hiện tuyệt đối và tương đối. Thơng qua số liệu thống kê của Tịa án nhân dân tỉnh Lâm Đờng ở giai đoạn nghiên cứu thì mức độ tổng quan được biểu hiện qua các bảng số liệu cụ thể sau:

Bảng 2.1. Mức độ tổng quan tuyệt đối của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018

Năm Số vụ Số bị cáo

2014 371 576 2015 375 604 2016 366 566 2017 377 594 2018 390 637 Tổng số 1879 2977 Trung bình 375,8 595,4

Ng̀n: Tịa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Xét về mức độ tổng quan tuyệt đối tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 cho thấy có sự giao động nhẹ giữa các năm, có xu hướng tăng về số vụ và số bị cáo. Tổng số vụ trong 5 năm là 1879 vụ với số bị cáo là 2977 người. Năm cao nhất là năm 2018 với 390 vụ với 637 bị cáo. Tính trung bình trong 5 năm liên tiếp là 375,8 vụ với 595,4 bị cáo.

Để biết số liệu về số vụ và bị cáo nêu trên là cao hay thấp trong tổng quan tuyệt đối của tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cần phải có sự so sánh các chỉ số để tìm ra chỉ số khái quát. Đó là so sánh mức độ tổng quan tuyệt đối của tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt thực hiện từ năm 2014 đến 2018 với mức độ tổng quan của tình hình tội phạm nói chung ở Lâm Đồng trong cùng thời điểm nghiên cứu.

Bảng 2.2. Tỷ lệ các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt so với tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018:

Số vụ Bị cáo

Tỷ lệ Tỷ lệ

Các tội

Các tội

Năm XPSHCT Tội phạm (%) Tội phạm (%)

XPSHCTC

Cchiếm nói chung (2)/(3) nói chung (5)/(6)

chiếm đoạt đoạt (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 2014 371 824 45,0 576 1324 43,5 2015 375 830 45,2 604 1387 43,5 2016 366 760 48,2 566 1262 44,8 2017 377 770 49,0 594 1255 47,3 2018 390 727 53,6 637 1194 53,4 Tổng 1879 3911 48,0 2977 6422 46,4

Ng̀n: Tịa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Qua số liệu Bảng 2.2 cho thấy tỉ lệ số vụ và số bị cáo về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong tổng số vụ và số bị cáo của tình hình tội phạm chung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong 5 năm qua luôn ở mức khá cao với tỷ lệ tổng là 48% về số vụ và 46,4% về số bị cáo. Đây được xem như là chỉ số khái quát của tình hình tội phạm.

đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung. Thơng qua nghiên cứu cần làm rõ cơ cấu tình hình các tội này thể hiện ở cơ số hành vi phạm tội được thực hiện trên địa bàn giai đoạn 2014 -2018, qua đó xác định các mức độ tội danh có mức độ phạm tội cao và thấp trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.

Bảng 2.3. Mức độ phạm tội theo các tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018:

STT Tội danh Điều luật Số vụ Tỷ lệ (%)

1 Tội cướp tài sản 168 95 5,1% 2 Tội bắt cóc nhằm CĐTS 169 03 0,2% 3 Tội cưỡng đoạt tài sản 170 87 4,6% 4 Tội cướp giật tài sản 171 158 8,4% 5 Tội công nhiên CĐTS 172 0 0% 6 Tội trộm cắp tài sản 173 1236 65,7% 7 Tội lừa đảo CĐTS 174 175 9,3% 8 Tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS 175 125 6,7%

9 Tổng số 1879 100%

Ng̀n: Tịa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Trong 08 tội danh thuộc loại các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 cho thấy đã xảy ra 07 loại hành vi phạm tội (tội danh). Tỷ lệ tội danh cao nhất của nhóm tội là tội trộm cắp tài sản với 1236 vụ chiếm 65,7 % đã xảy ra ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thứ hai là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với 175 vụ, chiếm tỷ lệ 9,3 % trong nhóm tội. Thứ ba là tội cướp giật tài sản chiếm tỷ lệ khá cao với 158 vụ chiếm tỷ lệ 8,4 % trong nhóm tội. Ngồi tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản không xảy ra và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chỉ xảy ra 03 vụ thì các tội khác có tỷ lệ tương đối đờng đều.

b. Động thái của tình hình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2014 - 2018

phạm là sự vận động, biến đổi của THTP theo thời gian, trong đó sự vận động, biến đổi này diễn ra một cách tự nhiên theo từng địa bàn và theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Nghiên cứu động thái của THTP nhằm làm rõ quy luật vận động, thay đổi, sự tăng hay giảm của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, lý giải điều kiện, nguyên nhân của những vận động đó. Để làm rõ nội dung này gắn với địa bàn tỉnh Lâm Đồng, xin được phân tích bằng phương pháp so sánh định gốc và so sánh liên kế.

b.1. So sánh định gốc

Phương pháp so sánh này được thực hiện theo từng năm và ba năm liên tiếp để thấy được sự vận động của tình hình tội phạm trên địa bàn trong giai đoạn 2014 - 2018.

Bảng 2.4: Động thái của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018:

Năm Số vụ Mức độ tăng, giảm Số bị cáo Mức độ tăng, giảm hàng năm hàng năm 2014 371 100% 576 100% 2015 375 101,07% (tăng 1,07%) 604 104,9% (tăng 4,9%) 2016 366 98,65% (giảm 1,34%) 566 98,26% (giảm 1,74%) 2017 377 101,62% (tăng 1,62%) 594 103,12% (tăng 3,12%) 2018 390 105,12% (tăng 5,12%) 637 110,6% (tăng 10,6%) 2014-2016 1.122 100% 1.746 100% 2016-2017 1.133 100,1% (tăng 0,1%) 1.797 103 % (tăng 3%) Ng̀n: Thống kê của Tịa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Qua thống kê số liệu có thể khẳng định tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2014 -2018. Sự gia tăng dù không cao nhưng qua sự vận động có thể thấy tình hình tội phạm thuộc nhóm tội vẫn diễn ra rất phức tạp trên địa bàn. Nguyên nhân của sự gia tăng cả về số vụ và số bị cáo có lý do liên quan đến đặc điểm địa lý và

đi qua với nhiều đèo dốc thuận lợi cho việc thực hiện tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản. Trên địa bàn có 03 trường đại học, 03 trường cao đẳng với lượng sinh viên ngoại tỉnh cao, đồng thời lượng khách du lịch, nghỉ dưỡng hằng năm trong các dịp lễ lớn với số lượng lướn là điều kiện nảy sinh các tội phạm liên quan đến trộm cắp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

b.1. So sánh liên kế

Đây là phương pháp so sánh các năm liên tiếp liền kề, năm sau so với năm trước để thấy được sự tăng giảm của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn.

Bảng 2.5: Động thái của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018:

Năm Số vụ Mức độ tăng, giảm Số bị Mức độ tăng, giảm hàng

hàng năm cáo năm

2014 371 100% 576 100%

2015 375 101,07% (tăng 1,07%) 604 104,9% (tăng 4,9%) 2016 366 98,65% (giảm 1,34%) 566 98,26% (giảm 1,74%) 2017 377 101,62% (tăng 1,62%) 594 103,12% (tăng 3,12%) 2018 390 105,12% (tăng 5,12%) 637 110,6% (tăng 10,6%) Ng̀n: Thống kê của Tịa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Thông qua số liệu so sánh liên kế có thể thấy trong 5 năm tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt có tăng, có giảm. Tuy nhiên xu hướng gia tăng là chủ đạo cả về số vụ và số bị cáo trong tổng số vụ án và số bị cáo phạm các tội này. Sự gia tăng này cũng phù hợp với lý giải ở phương pháp so sánh định gốc trước đó.

Như vậy qua hai phương pháp so sánh về động thái của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 cho thấy THTP nhóm tội này vẫn diễn biến phức tạp theo từng năm. Trong đó, năm 2014 là năm định gốc để so sánh, còn năm 2018 là năm có sự gia tăng cao nhất

c. Cơ cấu của tình hình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2014 - 2018.

Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được hiểu là những nguyên tắc kết hợp và hoạt động của các bộ phận bên trong ở mức độ tổng quan cấu thành tình hình các tội thuộc nhóm này.

Khi nghiên cứu về cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là xem xét về đặc điểm định tính của tình hình các tội thuộc nhóm tội ở hai mặt:

Một là, cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt phản ánh về các yếu tố tiêu cực thuộc nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội đó.

Hai là, cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt là một bộ phận cơ bản của tình hình nhóm các tội này, đờng thời là cơ sở để nghiên cứu và thiết lập các biện pháp ngăn chặn phù hợp với động thái của tình hình tội phạm.

c.1. Đặc điểm cơ cấu theo phương thức, thủ đoạn

Phương thức, thủ đoạn thực hiện các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được hiểu là cách thức, phương pháp hành động mà người thực hiện hành vi phạm tội nhằm chuyển những thiệt hại của người khác thành những lơi ích cho mình, ở đây là tài sản.

Qua nghiên cứu 100 bản án hình sự với 205 bị cáo thuộc nhóm tội trên địa bàn tỉnh Lâm Đờng giai đoạn 2014 – 2018 thì phương thức, thủ đoạn phạm tội chủ yếu dựa vào sơ hở, chủ quan của chủ tài sản để thực hiện tội phạm. Một số đối tượng lại lợi dụng tâm lý hám lợi của người bị hại để thực hiện các phương thức lừa đảo, lôi kéo nhằm trục lợi. Trong 100 bản án nghiên cứu thì số vụ thực hiện hành vi phạm tội ở dạng đơn lẻ chiếm tỷ lệ khá cao, với 65% số vụ. Các vụ thực hiện hành vi phạm tội ở dạng đồng phạm là 35% số vụ nhưng hình thức đờng phạm ở mức giản đơn. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì trong thời gian gần đây xu thế phạm tội có tổ chức trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt ngày càng gia tăng, tinh vi và thể hiện sự coi thường pháp luật.

c.2. Đặc điểm cơ cấu theo hình phạt

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xét xử 1879 vụ án với 2977 bị cáo phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, với cơ cấu hình phạt như sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu hình phạt do Tịa án cấp sơ thẩm áp dụng đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018:

STT Hình phạt Số bị cáo Tỷ lệ (%)

1 Cải tạo không giam giữ 77 2,6%

2 Án treo 98 3,3%

3 Từ 07 năm tù trở xuống 1878 63,1% 4 Từ 07 năm đến 12 năm tù 766 25,73% 5 Từ 12 năm đến 20 năm tù 153 5,14%

6 Tù chung thân 5 0,17%

7 Tử hình 0 0%

8 Tổng số 2977 100%

Ng̀n: Thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Như vậy trong 5 năm, từ 2014 – 2018 Tòa án sở thẩm tỉnh Lâm Đờng đã tiến hành áp dụng hình phạt cho 2977 bị cáo với mức độ khác nhau. Mức phạt từ 7 năm tù trở xuống chiếm tỷ lệ cao nhất với 1878 trường hợp, chiếm 63,1%; đứng thứ hai là mức hình phạt từ 7 năm đến 12 năm tù với 766 trường hợp, chiếm tỷ lệ 25,73%; hình phạt tù chung thân chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ với 5 trường hợp, chiếm 0,17% và khơng có hình phạt tử hình nào được áp dụng. Như vậy về cơ cấu hình phạt Tịa án đã áp dụng tương đối phù hợp với nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.

c.2. Đặc điểm cơ cấu theo nhân thân người phạm tội

Nhân thân người phạm tội là một phạm trù thuộc về con người và được nhiều ngành khoa học nghiên cứu. Trong q trình tiến hành cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, giáo dục và cải tạo người phạm tội thì các vấn đề về nhân thân người phạm tội luôn được các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi

hành án, các cơ quan khác của Nhà nước, các tổ chức xã hội hết sức quan tâm. Trong tội phạm học nhân thân của người phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được hiểu là tổng hợp những đặc điểm dấu hiệu đặc trưng nhất phản ánh bản chất của người phạm tội, và khi gặp được các yếu tố tiêu cực về hồn cảnh, tình huống sẽ thúc đẩy việc xử sự vi phạm pháp luật của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 35 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)