Những nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tộixâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 52 - 56)

TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014-

2.2.2. Những nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tộixâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Theo GS. TS Võ Khánh Vinh: "Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội

phạm được hiểu là hệ thống các hiện tượng xã hội tiêu cực, trong hình thái kinh tế - xã hội tương ứng, quyết định sự ra đời của tình hình tội phạm như là hậu quả của mình" [49, tr.87- 88]. Để có giải pháp phịng ngừa hợp lý và hiệu quả, cần nhận thức

được nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung cũng như nguyên nhân và điều điện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn nghiên cứu nói riêng.

2.2.2.1. Nguyên nhân và điều kiện thuộc quá trình tương tác nhập tâm a. Những nguyên nhân và điều kiện khách quan

a.1. Những yếu tố tiêu cực xuất phát từ mơi trường gia đình

Mơi trường gia đình được xem là mơi trường đầu tiên tác động đến việc hình thành nhân cách của các cá nhân ngay từ thời điểm tuổi thơ và sự tác động này có yếu tố định hướng tính cách, cư xử của cá nhân rất lớn. Thực tế cho thấy các cá nhân liên quan đến tội phạm nói chung và các tội xâm phậm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phần lớn chịu tác động tiêu cực từ các mơi trường gia đình như:

- Gia đình có người thân khơng gương mẫu, khơng quan tâm đến các chuẩn mực đạo đức, xã hội. Chính những thói quen, cách sống thiếu văn hóa, đạo đức

trong cuộc sống hàng ngày của những người thân đã ảnh hưởng tới cách sống và xử xự của người khác đặc biệt là những đứa trẻ trong gia đình. Đứa trẻ có xu hướng học theo những thói quen và cách sống đó. Thậm chí có những người trong gia đình cịn khen ngợi, cổ súy cho những việc làm không đúng của đứa trẻ khi bắt chước được một thói quen, hành động thiếu chuẩn mực nào đó.

- Gia đình có cấu trúc khơng hồn hảo, khó khăn về kinh tế. Đây là hai yếu tố thường đi kèm nhau khi xem xét về nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh. Thường những người trong gia đình có cấu trúc gia đình khơng hồn hảo ln đi đơi với điều kiện kinh tế khó khăn. Những gia đình có bố mẹ ly

hơn, con cái hoặc chỉ sống với bố hoặc mẹ thường thiếu sự tập trung quan tâm của người lớn và do việc đảm bảo kinh tế cũng khiến các bậc cha, mẹ phải làm lụng vất vả hơn. Chính vì vậy, con cái trong những gia đình này thường có sự tự do về thời gian, dễ bị lôi kéo vào những thói hư, tật xấu, lối sống buông thả, bất cần đời, ganh tỵ và tự ti với những người xung quanh. Bên cạnh đó để tự thỏa mãn nhu cầu cá nhân trong khi điều kiện gia đình khơng cho phép, ở những đứa trẻ sớm hình thành và nhanh chóng nảy sinh tâm lý chiếm đoạt từ người khác.

- Có thể thấy tỷ lệ những người phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có sống chung với gia đình rất cao nhưng họ vẫn phạm tội. Bên cạnh sự thiếu quan tâm thì phương pháp giáo dục con cái cũng tác động rất lớn đến tính cách, xử sự của con cái. Những thói quen dạy dỗ con cái không phù hợp như thói quen bạo lực, thói quen đáp ứng nhu cầu chi tiêu thiếu kiểm sốt, thói quen hà khắc hoặc sử dụng hình phạt khơng phù hợp... đã hình thành

ở con cái những tư tưởng tiêu cực theo những thói quen đó. Những ảnh hưởng tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến tính cách con cái mà còn có thể để lại những tổn thương tâm lý nặng nề, kéo theo nhiều hệ lụy khác.

a.2. Những yếu tố tiêu cực xuất phát từ phía mơi trường nhà trường

- Hạn chế về công tác giáo dục pháp luật: Bên cạnh mơi trường gia đình thì mơi trường nhà trường được xem là môi trường thứ hai ảnh hưởng rất lớn đến việc

cần thiết mà còn là nơi trẻ có điều kiện giao lưu, học hỏi từ bạn bè cùng trang lứa và là nơi trẻ có thể tự rèn luyện bản thân. Phần lớn các trường học các cấp trong địa bàn tỉnh đã làm tốt công tác giáo dục kiến thức văn hóa cơ bản cho học sinh. Tuy nhiên, việc giáo dục pháp luật và ý thức pháp luật vẫn là nội dung còn mới mẻ và hạn chế ở đa số các trường. Chương trình học quá nhiều nội dung, tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, chạy đua thành tích... cũng là một trong những lý do khiến các em mệt mỏi, áp lực, từ đó hình thành tâm lý chán nản, muốn thốt ly thực tại và việc bỏ học giữa chừng là chuyện thường xảy ra nhất là khu vực kinh tế kém phát triển, vùng có nhiều người đồng bào sinh sống. Trong khi đó, việc giáo dục pháp luật vẫn bị động và xoay quanh những kiến thức cơ bản về an tồn giao thơng, phòng chống ma túy; phương pháp giảng dạy cũng chưa kích thích tính tích cực và sáng tạo của các em.

- Hạn chế từ phía giáo viên giảng dạy: Những hạn chế từ phía giáo viên có thể tập trung ở một số vấn đề như giáo viên thờ ơ, thiếu tâm huyết với giáo dục nên cũng bỏ mặc việc giảng dạy; giáo viên thiếu những kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng sống; giáo viên thực dụng, chú trọng thành tích, điểm số; giáo viên không gương mẫu, thiếu đạo đức... Chính những hạn chế từ phía giáo viên cũng là một trong những lý do khiến tâm lý chán nản, nặng nề, chống đối xuất hiện từ phía người học.

- Hạn chế về sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quản lý, giáo dục. Có thể thấy không chỉ ở Lâm Đồng mà ở các địa phương khác, việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quản lý, giáo dục con em vẫn còn nhiều hạn chế. Việc liên lạc và trao đổi giữa gia đình và nhà trường vẫn chưa thực sự thường

xuyên, sát sao với tình hình thực tế. Đa phần khi các vụ việc vi phạm của các em đã xảy ra thì nhà trường và gia đình mới chung tay giải quyết. Điều này cũng một phần vì lượng học sinh trong lớp đơng nên giáo viên khó nắm bắt được chuyển biến, tâm tư tình cảm của tất cả các em; một phần khác là với các em học sinh các biệt thì gia đình cũng khơng quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó có thể thấy quỹ thời gian và tiền lương của giáo viên thực tế còn thấp, các giáo viên cũng phải dành nhiều thời gian

lo cho cuộc sống, gia đình nên sự thiếu quan tâm, khơng thể sát sao các em là điều có thể lý giải được.

a.3. Những yếu tố tiêu cực xuất phát từ bạn bè, đồng nghiêp

Bạn bè và đồng nghiệp là những người thường xuyên có sự giao tiếp và ảnh hưởng đến mỗi cá nhân trong cuộc sống thường ngày. Thực tế cho thấy mỗi cá nhân thường tiếp xúc với bạn bè và đồng nghiệp trong khoảng thời gian rất lớn mỗi ngày do đó, ảnh hưởng trực tiếp từ những người này là rất lớn. Dưới áp lực của cơng việc, học tập thì những thói hư, tật xấu, các phẩm chất tâm lý tiêu cực từ bạn bè, đờng nghiệp dễ hình thành và phát triển ở những cá nhân thiếu bản lĩnh. Những người đồng phạm trong một vụ án cũng thường xoay quanh mối quan hệ bạn bè hoặc đồng nghiệp.

a.4. Những yếu tố tiêu cực thuộc mặt trái nền kinh tế thị trường

Sự chuyển đổi từ kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ nền kinh tế đất nước nói chung và tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế là sự giao lưu văn hóa, khoa học, công nghệ và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì nền kinh tế thị trường cũng kéo theo nhiều bất cập như: lối sống thực dụng làm tha hóa đạo đức, văn hóa của một bộ phận giới trẻ, cán bộ công chức, sự xâm nhập ngày càng tăng của các loại hình văn hóa phẩm bạo lực, đồi trụy; lan truyền những trào lưu văn hóa lệch lạc... Rất nhiều trẻ em liên quan trong các vụ trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản là những trẻ nghiện game hoặc bị ảnh hưởng từ phim ảnh.

a.5. Những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên địa bàn

Công tác quản lý cư trú và quản lý các cơ sở kinh doanh, dịch vụ cầm đồ, quản lý vũ khí, vật liệu nổ... trên thực tế không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Trên địa bàn vẫn còn nhiều người lao động chỗ ở không ổn định, một bộ phận công nhân ngoại tỉnh thường tập trung tạm trú ở các khu vực cơng trình... khiến việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu thêm phức tạp. Lực lượng cơng an xã cịn hạn chế về nghiệp

vụ, không nắm được hết số đối tượng có khả năng phạm tội trên địa bàn. Tại các khu vực phức tạp về nhân khẩu lại thường có các tụ điểm kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, cầm đồ, khách sạn, massage... là những nơi tiềm ẩn tội phạm về xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)