b. Những nguyên nhân và điều kiện thuộc nhân thân người phạm tộ
2.4.2. Khuyết điểm trong công tác tuyên truyền, vận động
Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm là một trong những hoạt động dân vận có hiệu quả thiết thực và được thực hiện lồng ghép trong hầu hết các mặt công tác và trên các địa bàn thuộc tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh những hiệu quả mang lại thì nhiều nơi, nhiều lúc cơng tác này vẫn cịn những khuyết điểm, hạn chế nhất định cần phải khắc phục, cụ thể:
- Nội dung tuyên truyền vẫn còn rườm rà, quá tải nên dễ gây cảm giác chán nản, không tập trung ở người nghe, người đọc. Đây là một lỗi phổ biến khỉ thực hiện công tác tuyên truyền nói chung và trong phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng. Trong quá trình tuyên truyền, cán bộ đưa ra quá nhiều kiến thức và thuật ngữ chun mơn, kết hợp nội dung dài dịng đã làm hạn chế hiệu quả của công tác này.
- Phương pháp tuyên truyền chưa phong phú, chưa khai thác hết hiệu quả từ cuộc cách mạng 4.0. Có thể thấy việc tuyên truyền nhân dân phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt chủ yếu là thông qua phương pháp sử dụng thông tin đại chúng, tuyên truyền miệng. Phương pháp này mang lại những hiệu quả trực tiếp nhưng địi hỏi nhiều cơng sức và phạm vi tuyên truyền cũng như đối tượng tuyên truyền bị hạn chế. Vì vậy việc tận dụng cơng nghệ thông tin và các hiệu ứng từ cuộc cách mạng 4.0 là một nội dung cần được nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn hoạt động phòng ngừa này.
- Tần suất tuyên truyền chưa đồng đều ở các thành phố, thị xã, huyện của tỉnh. Hiệu quả của công tác tuyên truyền là rất lớn, tuy nhiên muốn hiệu quả kéo dài thì cơng tác tuyên truyền cần phải tiến hành một cách thường xuyên, định kỳ với nội dung chắt lọc từ thực tế địa bàn mới đem lại hiệu quả cao nhất. Vì nhiều nguyên
nhân khác nhau như thiếu cán bộ tuyên truyền, thiếu kinh phí, thiếu quỹ thời gian... mà công tác này vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả lâu dài.