Hoàn thiện cơ sở pháp lý phịng ngừa tình hình các tộixâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 68 - 74)

TỈNH LÂM ĐỒNG

3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý phịng ngừa tình hình các tộixâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

hữu có tính chất chiếm đoạt

3.2.1.1. Hồn thiện các văn bản pháp luật liên quan

Hoàn thiện cơ sở pháp lý trước hết tập trung vào việc khắc phục các hạn chế, thiếu sót và bất cập trong quy định về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.

- Quy định về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được thể hiện trong Bộ Luật hình sự năm 1999 (từ Điều 133 đến Điều 140) và trong Bộ Luật hình sự năm 2015 (từ Điều 168 đến Điều 175). Về cơ bản Bộ Luật hình sự năm 2015 đã khắc phục được nhiều hạn chế so về quy định các tội trong nhóm tội so với Bộ luật hình sự 1999. Tuy nhiên qua thực tiễn nghiên cứu và phản hồi từ các cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố và xét xử trên địa bàn thì cần hướng dẫn rõ thêm một số nội dung sau: + Một là, về cấu thành cơ bản của từng tội cụ thể trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt cần được hướng dẫn cụ thể bằng văn bản, trong đó, cần xác định hành vi cụ thể của từng tội để có cơ sở và căn cứ áp dụng khi

phát hiện và đấu tranh với các hành vi đó. Chẳng hạn như đối với tội Cướp giật tài sản tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015 cần hướng dẫn cụ thể về hành vi cướp giật là như thế nào. Việc quy định các hành vi phạm tội chung chung rất khó trong xác định tội và dễ tạo cơ sở cho việc lách luật của một số cá nhân vi phạm có kiến thức pháp luật. Hiện nay có rất nhiều ý kiến và bình luận về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo Bộ Luật hình sự năm 2015, tuy nhiên các ý kiến đó là những bình luận và quan điểm mang tính chất nghiên cứu cá nhân, vì vậy việc

áp dụng pháp luật vẫn cần dựa vào những văn bản chính thức của cơ quan có thẩm quyền.

+ Hai là, cần có sự hướng dẫn cụ thể về thời điểm xác định tội phạm hoàn thành của từng tội. Cụ thể như đối với tội cướp tài sản thì thời điểm hồn thành từ lúc người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm (dùng vũ lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực, hành vi khác làm người bị tấn cơng lâm vào trình trạng khơng thể chống cự); tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì thời điểm tội phạm hồn thành

được tính từ lúc người phạm tội có hành vi bắt cóc người khác làm con tin (với mục đích để chiếm đoạt tài sản) để đòi chuộc bằng tài sản; với tội cưỡng đoạt tài sản thì được tính từ lúc người phạm tội thực hiện xong hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác kèm theo đòi hỏi về giao tài sản để nhằm mục đích chiếm đoạt...

+ Ba là, hướng dẫn về cách phân biệt các hành vi phạm tội có nhiều yếu tố tương đồng của từng tội cụ thể. Chẳng hạn như cướp tài sản làm chết người và giết người để cướp tài sản; hành vi chiếm đoạt đối với những người không dám hoặc không đủ khả năng tự vệ trong tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; các đặc trưng hành vi công khai trong tội trộm cắp tài sản với tội cướp giật tài sản và cơng nhiên chiếm đoạt tài sản...

- Hồn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động phối hợp của các cơ quan chức năng về phịng ngừa tình hình tội phạm nói chung và các tội xâm phạm sở hữu có tính

chất chiếm đoạt nói riêng trên địa bàn. Theo đó, cần có sự phân công cụ thể, quy định trách nhiệm và công tác kiểm tra hoạt động phối hợp định kỳ trong thực hiện cơng tác phịng ngừa tội phạm.

3.2.1.2. Tăng cường tham mưu cho Đảng

Tham mưu cho cấp ủy Đảng tỉnh Lâm Đồng tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48- CT/TW của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới"; Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới”; Quyết định 623/QĐ-TTg ngày

14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2016 – 2025 và định hướng đến 2030.

Tham mưu về việc quán triệt các chủ trương, chính sách và các quy định pháp luật nội dung đến các cấp, các ngành trong địa bàn tỉnh, phát huy tinh thần nêu gương của lãnh đạo, đảng viên trong tổ chức thực hiện các nội dung trong nghị quyết đảng ủy, quy định của chính quyền đến từng đơn vị cơ sở.

3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của UBND

- Triển khai thực hiện một cách hiệu quả phong trào phát động toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn các thành phố, huyện, thị xã thuộc tỉnh, trong đó tăng cường phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân trong đấu tranh, tố giác tội phạm, khuyến khích các điển hình tiên tiến trong nhân dân. Kiến nghị tăng cường tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các đơn vị tuyên truyền, phố biến pháp luật, các tổ chức dân vận, nhất là trong lực lượng Công an nhân dân.

- Tăng cường hiệu quả công tác trực ban, trực bảo vệ ở các trụ sở cơ quan hành chính, cơ quan ban ngành, trường học trên địa bàn tỉnh theo hướng đảm bảo về nhân lực, kỹ năng và trách nhiệm với công việc.

- Chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện tốt cơng tác phát động phong trào Tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo tinh thần Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” một cách sâu rộng trong các khu dân cư, trường học, cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, trong đó lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng, chống tội phạm nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, tham gia tố giác, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phát động và thực hiện tốt phong trào “02 giữ về An ninh trật tự”; chủ trì ký kết quy chế kết nghĩa hỗ trợ xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giữa các phịng nghiệp vụ Cơng an tỉnh với các xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.

- Chỉ đạo Đài phát thanh – Truyền hình, Cổng thơng tin điện tử Lâm Đồng dành nhiều thời lượng hơn nữa cho các nội dung về phòng ngừa tội phạm nói chung

và các tội xâm phạm sở hữu nói riêng, trong đó tập trung các chuyên mục về “Chuyện cảnh giác”, “Phút giây cảnh giác”, “Giải mã”... đồng thời cung cấp thông tin về các cơ quan chuyên trách như Công an xã, Công an huyện để người dân có thể báo tin, tố giác tội phạm.

- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 01/138 về phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư, trong đó, củng cố và lắp đặt thêm các hộp thư tố giác tội phạm. Ngoài ra, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp cần tổ chức vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, người có uy tín trong địa bàn các khu dân cư nhận giúp đỡ, kèm cặp các đối tượng vi phạm pháp luật, các đối tượng đang chấp hành án tại nơi cư trú; chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng, sớm ổn định cuộc sống.

3.2.1.4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bố trí hợp lý các chức danh tư pháp hình sự, thi hành án hình sự

Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đã đề cập các nội dung cấp thiết về đào tạo nâng cao chất lượng các chức danh tư pháp để ngang tâm với đòi hỏi của thời đại và xã hội.

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đặt tiếp nhiệm vụ phải thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại đối với các chức danh tư pháp hình sự, kể cả chức danh thi hành án hình sự; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hoá tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh.

Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, để đảm bảo việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp hình sự, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao quyền hạn đi đôi với trách nhiệm trong tố tụng của các chức danh tư pháp hình sự. Theo đó, quyền hạn của cán bộ tư pháp hình sự được

nâng cao tạo điều kiện để họ độc lập. trong giải quyết vụ việc; yêu cầu mỗi cán bộ tư pháp phải thấy rõ trách nhiệm và thận trọng hơn trong mỗi quyết định của mình từ đó phải tự học tập, rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn.

Thứ hai, cần có quy định rõ ràng về các tiêu chí cứng trong quy trình, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh tư pháp hình sự, trong đó, việc xem xét bổ nhiệm với mỗi chức danh cần đảm bảo các điều kiện về năng lực chuyên môn và thực tiễn công tác đã qua.

Thứ ba, cần xây dựng lộ trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều chuyển hợp lý cán bộ giữa các đơn vị trong tỉnh, tránh tình trạng thiếu, thừa, chênh lệch về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ. Việc phân công, bố trí cán bộ bên cạnh căn cứ năng lực cơng tác cịn phải xem xét nguyện vọng cá nhân và yêu cầu thực tiễn.

Thứ tư, để nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phải bắt đầu từ khâu tuyển chọn cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng và có phương pháp đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả. Cần đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; rà sốt, chỉnh lý, bổ sung, cập nhật kiến thức mới, bảo đảm nguyên tắc gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn; xây ựng chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hoá tiêu chuẩn nghề nghiệp trong đào tạo các chức danh tư pháp; đào tạo theo hướng tạo điều kiện cho học viên tiếp cận với thực tế, tăng cường thời gian thực tập, kiến tập về nghiệp vụ để học viên được tiếp cận, nghiên cứu, nghe báo cáo thực tế về những vụ án, kể cả những vụ án thành công hay thất bại; các giáo trình, giáo án cần phải linh hoạt tạo ra nhiều tình huống nghiệp vụ khác nhau, có kèm theo những giải pháp hợp lý, hợp pháp và hiệu quả. Đồng thời phải tăng cường cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật công nghệ đảm bảo đủ và hiện đại phục vụ cho việc đào tạo và học tập.

Thứ năm, định kỳ hàng năm cần tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và tham mưu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp hình sự.

3.2.1.5. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn tỉnh

vận động nhân dân tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm đã và đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh. Mặc dù vậy, việc tuyên truyền chỉ ở phạm vi kiến thức phòng ngừa tội phạm chung chứ ít khi đi vào các tội và nhóm tội phạm cụ thể, nhất là các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Đa số người dân chỉ biết đến các tội xâm phạm sở hữu là trộm cắp, cướp, cướp giật và không biết hoặc nhầm lẫn các tội khác trong nhóm cũng như việc phịng ngừa để khơng trở thành nạn nhân của tội phạm. Do đó, để công tác tuyên truyền được hiệu quả hơn trong thời gian tới, có thể tiến hành một số hoạt động như:

- Đổi mới nội dung tuyên truyền trong đó tập trung vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tự bảo vệ tài sản của nhân dân và hạn chế nguy cơ trở thành nạn nhân, nạn nhân tiềm năng của tội phạm xâm phạm sở hữu. Nội dung tuyên truyền cần đi sát với thực tế công việc, cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân trên từng địa bàn tỉnh, nêu rõ các phương thức thủ đoạn mà kẻ xấu đã lợi dụng sơ hở của người dân khi thực hiện hành vi phạm tội; các tuyến, địa bàn thường xảy ra tội phạm. Có như vậy, người dân mới dễ hiểu, dễ nhận biết và chủ động bảo vệ tài sản hiệu quả hơn, qua đó cũng hạn chế tình hình các tội xâm phạm sở hữu.

- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công tác tố giác tội phạm nói chung và các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng. Để tố giác tội phạm hiệu quả thì việc nhận định, đánh giá hành vi phạm tội phải chính xác, kịp thời. Theo đó việc tuyên truyền phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt cần bao gồm cả nội dung về những đặc điểm nhận diện, phát hiện các đối tượng nghi vấn trộm cắp, cướp giật tài sản trên địa bàn; hướng dẫn cho người dân khi phát hiện tội phạm thì cần ghi nhớ các đặc điểm gì và báo thơng tin về đâu, cho ai để nhân dân có thể áp dụng khi cần thiết.

- Đối với phương pháp tuyên truyền cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp tùy thuộc vào nội dung và địa bàn để đạt hiệu quả cao nhất. Trong đó phương pháp tuyên truyền miệng (trực tiếp) là phương pháp sinh động, trực quan và đem lại hiệu quả nhanh nhất; phương pháp tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là phương pháp tiếp cận được đông đảo quần chúng nhân dân nhất; phương

pháp tuyên truyền thông qua phát động phong trào, tranh ảnh, áp phích là phương pháp dễ thực hiện nhất... Về đối tượng thực hiện tuyên truyền có thể là học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp, xí nghiệp hoặc tuyên truyền cá biệt khi cần thiết.

- Tăng cường phố biến và hỗ trợ xây dựng, củng cố các mơ hình an ninh trật tự như: Tổ tự quản, liên gia tự quản, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, tổ chức dân phịng. Khuyến khích các mơ hình như “t̀n tra nhân dân”, “tiếng kẻng an ninh”, “dòng họ tự quản”... trên địa tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 68 - 74)