Phân loại, quyền và nghĩa vụ người làm chứng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG lấy lời KHAI NGƯỜI làm CHỨNG THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 29 - 34)

pháp luật tố tụng hình sự

Thứ nhất, căn cứ vào nguồn hiểu biết của người làm chứng, có thể chia làm

hai loại là người làm chứng trực tiếp và người làm chứng gián tiếp, trong đó:

+ Người làm chứng trực tiếp là người làm chứng trực tiếp tri giác một phần hay tồn bộ các tình tiết có liên quan tới vụ án và bị can khi các sự kiện, tình tiết ấy đang xảy ra.

+ Người làm chứng gián tiếp là người làm chứng nghe thuật lại những tình tiết liên quan đến vụ án là do người khác thuật lại cho.

Thứ hai, căn cứ vào độ tuổi của người làm chứng mà chia thành người làm

chứng từ đủ 18 tuổi trở lên và dưới 18 tuổi.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định bổ sung, sửa đổi về thủ tục lấy lời khai người làm chứng dưới 18 tuổi. Cụ thể:

Khi lấy lời khai người dưới 18 tuổi, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm cho người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ biết. Việc lấy lời khai người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.

Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá 02 lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ các trường hợp: lấy lời khai trong vụ án có nhiều tình tiết phức tạp; hỏi cung bị can phạm tội có tổ chức; để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn; ngăn chặn người khác phạm tội; để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án; hoặc vụ án có nhiều tình tiết phức tạp (khoản 4, khoản 5 Điều 421).

Thứ ba, căn cứ vào sự liên quan hay không liên quan tới tội phạm mà chia người làm chứng thành hai loại:

+ Người làm chứng có mới quan hệ với những người tham gia tớ tụng khác là người mà trong vụ án đó họ có hành vi phạm pháp nhưng cơ quan điều tra chưa hoặc khơng khởi tớ bị can. Do đó, trong thời điểm lấy lời khai thì họ đang ở vị trí người làm chứng.

+Người làm chứng khơng có mới quan hệ với những người tham gia tớ tụng khác là người do điều kiện, hồn cảnh nào đó mà họ ngẫu nhiên được biết sự kiện phạm tội hoặc những tình tiết khác của vụ án và bị can của vụ án đó.

Thứ tư, ngồi những cách phân loại trên, có thể phân loại người làm chứng

thành:

- Người làm chứng có đủ năng lực pháp luật và người làm chứng hạn chế về năng lực pháp luật.

- Người làm chứng bị mù chữ và người làm chứng có trình độ học vấn hoặc nghề nghiệp nhất định.

1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

1.3.2.1. Quyền của người làm chứng theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam

Tại khoản 1 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

Quyền của người làm chứng được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 66, gồm: a) Được thơng báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tớ tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

d) Được cơ quan triệu tập thanh tốn chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, so với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật mới đã bổ sung một số quyền mới của người làm chứng để không chỉ bảo vệ người làm chứng mà cịn bảo vệ người thân thích của họ, tạo tâm lý tớt cho người làm chứng khi tham tố tụng; cụ thể là:

– Được thơng báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

– Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của người thân thích của mình khi bị đe dọa;

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với người làm chứng là người chưa thành niên, mà chỉ quy định thủ tục tố tụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Vậy nên, người chưa thành niên khi tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng thì họ chỉ có quyền, nghĩa vụ như đối với người đã thành niên là chưa phù hợp với tâm lý, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên và chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, nhất là với Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Khắc phục hạn chế của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (tại Chương 28, Phần thứ 7) đã quy định thủ tục tố tụng đặc biệt đới với người dưới 18 tuổi, trong đó có người làm chứng. Theo đó, khi tham gia tớ tụng với tư cách người làm chứng, người dưới 18 được áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt nhằm bảo đảm các lợi ích tớt nhất của họ. Đồng thời họ còn được áp dụng những quy định khác của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 không trái với quy định tại Chương 28 Bộ luật này.

Đối với việc lấy lời khai người làm chứng dưới 18 tuổi, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện đúng quy định tại Điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, tức là: Phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai cho người đại diện của người làm chứng; việc lấy lời khai người làm chứng phải có đại diện của họ tham dự; thời gian lấy lời khai người làm chứng dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp. Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi. Ngoài việc thực hiện đúng quy định tại Điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, việc lấy lời khai người làm chứng dưới 18 tuổi còn được áp dụng quy định tại các điều 127, 185, 186 và 187 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

1.3.2.2. Nghĩa vụ của người làm chứng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Lời khai của nhân chứng trong một sớ vụ án hình sự có thể là những tình tiết quan trọng giúp làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Đây cũng là nghĩa vụ của người làm chứng được quy định rõ tại điểm b, khoản 4, Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (đang có hiệu lực thi hành) và điểm b khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Trong một số vụ án, các nhân chứng đã có những lời khai hồn tồn trái ngược với những gì họ đã khai với cơ quan điều tra trước đây. Việc người làm chứng thay đổi lời khai, làm cho vụ án thêm phức tạp nhưng cũng đã góp phần làm rõ một sớ tình tiết quan trọng có thể giúp làm sáng tỏ vụ án.

Tuy nhiên, nếu các lời khai này qua xác minh, giám định, xác định là không đúng sự thật, cố tình bịa đặt, cung cấp tài liệu giả mạo, gian dối nhằm chuyển hướng dư luận, nhiễu loạn thơng tin, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các cơ quan tố tụng thì những người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu chế tài hình sự theo Điều 307 hoặc 308 Bộ luật hình sự. Bởi lẽ, Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về nghĩa vụ người làm chứng: Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà khơng có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.

Theo quy định tại Điều 307 Bộ luật hình sự năm 1999 thì người làm chứng có thể chịu trách nhiệm hình sự về hành vi khai báo gian dối với mức cao nhất là 7 năm tù giam. Các mức phạt cụ thể đối với hành vi người làm chứng khai báo gian dối như sau:

Người làm chứng mà khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm;

Nếu khai gian dới có tổ chức hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì người làm chứng đó sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm (tính chất gây hậu quả nghiêm trọng được Bộ luật hình sự năm 2015 giải thích cụ thể hơn là “dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm”);

Nếu người làm chứng khai gian dối gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm (Bộ luật hình sự năm 2015 nêu rõ hơn về trường hợp phải chịu mức phạt này đó là khi người phạm tội thuộc 1 trong 2 trường hợp: Phạm tội 2 lần trở lên; và dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm).

Ngoài ra, người làm chứng thực hiện hành vi khai báo gian dới ngồi các mức phạt trên cịn có thể chịu hình phạt bổ sung đó là: Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Cịn đới với Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu thì người nào từ chối khai báo nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự hoặc trốn tránh việc khai báo, việc kết luận giám định hoặc từ chới cung cấp tài liệu mà khơng có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG lấy lời KHAI NGƯỜI làm CHỨNG THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)