THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.1. Quy định về hoạt động lấy lời khai của người làm chứng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
CHỨNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NÀY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƠN
THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.1. Quy định về hoạt động lấy lời khai của người làm chứng theo phápluật tố tụng hình sự Việt Nam luật tố tụng hình sự Việt Nam
2.1.1. Lược sử quy định lấy lời khai người làm chứng
Chứng cứ là một chế định trung tâm của pháp luật tố tụng hình sự. Chứng cứ khơng chỉ đóng vai trị xác định sự thật khách quan của vụ án mà còn phản ánh bản thân quá trình xác định sự thật khách quan đó. Trong hoạt động tớ tụng hình sự, các cơ quan tớ tụng chỉ có thể xác định các tình tiết của vụ án bằng chứng cứ để từ đó có phương án giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, đồng thời loại trừ, phủ định các sự kiện, hiện tượng đã không xảy ra hoặc không liên quan đến vụ án.
Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ lâu đời và phổ biến nhất. Luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới đều quy định về nguồn chứng cứ này, bởi lẽ người làm chứng nắm được diễn biến của vụ án hình sự, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân người phạm tội, người bị hại... Đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự.
Trong lịch sử lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam, Điều 714 Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) lần đầu tiên đã quy định về người làm chứng: “Những người làm chứng trong việc kiện tụng nếu xét ra ngày thường đôi bên kiện tụng là người thân tình hay có thù ốn, thì khơng cho phép ra làm chứng. Nếu những người ấy giấu giếm ra làm chứng, thì khép vào tội khơng nói đung sự thực. Hình quan, ngục quan biết mà dung túng việc đó đều bị tội” [23, tr.242].
Trong Bộ luật hình sự tố tụng áp dụng tại Bắc kỳ dưới thời Pháp thuộc, người làm chứng được quy định tại các điều 20 - 30. Điều 20 Bộ luật quy định: “Phàm người chứng đã liệt danh trong đơn khống và các người mà quan thẩm phán liệu nghĩ đến chất vấn trong khi thẩm cứu, thì đều phải bị đòi gọi đến Tòa án để
chất vấn” [23, tr.461]. Nghĩa vụ của người làm chứng được quy định tại Điều 22: “Phàm người chứng đã bị chiếu lệ đòi gọi, khơng có cớ gì hợp lẽ mà tự ý khơng đến hầu trước Tịa sơ cấp nghĩ xử việc vi cảnh, hoặc trước Tòa án tỉnh, hoặc trước Tòa đệ tam cấp hoăc trước quan thẩm cứu, thì có thể bị ép bắt phải đến hầu, và vì cớ không đến hầu phải bị xử phạt bạc từ 1 đồng đến 5 đồng, và phạt giam từ 1 ngày đến 5 ngày, hoặc hai thứ chỉ phải chịu một” [23, tr.469].
Trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 ra đời, trong pháp luật tớ tụng hình sự Việt Nam đã có những văn bản hướng dẫn của Tịa án nhân dân tới cao như công văn số 98-NCPL ngày 02/03/1974 của Tịa án nhân dân tới cao gửi cho các Tòa án địa phương đề cập việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng. Công văn đã phân loại những người làm chứng thành hai loại: Loại nhân chứng trực tiếp là người nghe và thấy khi việc phạm pháp xảy ra và loại nhân chứng gián tiếp là người khơng nghe thấy trực tiếp mà nghe nói lại [20, tr.74- 75].
Công văn cũng đã nêu lên sự cần thiết phải xác minh, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng: Lời khai của nhân chứng trực tiếp hay gián tiếp đều phải được xác minh có đúng sự thật khơng, vì những lý do:
a) Người làm chứng tuy khách quan nhưng vì trí nhớ hoặc mắt có thể khơng tớt, nên thuật lại có thể khơng hồn tồn đúng diễn biến của sự việc.
b) Việc xảy ra đã lâu nên khơng nhớ chi tiết, thuật lại có thiếu sót.
c) Ngại phiền phức hoặc thù ốn mà khơng khai hết sự việc mà mình đã biết. d) Vì cảm tình hoặc có mâu thuẫn với một bên trong vụ án mà khai thêm hoặc bớt, thiếu chính xác.
đ) Có nhân chứng, vì nhớ khơng kỹ mà khai thêm, bớt, suy diễn theo chủ quan của mình.
e) Vì bị đe dọa hoặc bị mua chuộc mà khai sai sự thật.
g) Đã khai không đúng, nhưng sau vẫn khai như trước, vì sợ khai khác thì bị đánh giá là người không trung thực.
Thông thường thì lời khai của những người đúng đắn, ngay thẳng, khơng có thân thuộc, bạn bè, khơng có mâu thuẫn gì với bị cáo, với người bị hại hoặc khơng có quyền lợi gì liên quan đến vụ án thì có nhiều khả năng chính xác. Tuy nhiên, khơng thể khẳng định trước là lời khai của nhân chứng nào là đáng tin hơn nhân chứng nào, dù là nhân chứng trực tiếp, nếu lời khai ấy chưa được xác minh [6, tr.74- 75].
Trong Công văn này, Tịa án nhân dân tới cao cịn rút ra một vấn đề cần chú ýkhi kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng:
1. Xem nhân chứng thuộc loại trực tiếp hay gián tiếp.
2. Sự việc họ khai có rõ ràng hay chỉ là phỏng đốn, suy diễn. 3. Trạng thái về tinh thần, tuổi của người làm chứng.
4. Cương vị, điều kiện cơng tác, nơi ở của họ có thể cho phép họ biết rõ sự việc như họ đã khai không?
5. Họ có quan hệ thân thuộc, bạn bè hoặc có mâu thuẫn gì với bị cáo, với người bị hại không? Quyền lợi của họ có liên quan đến vụ án khơng?
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, cũng như Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đã quy định về việc lấy lời khai của người làm chứng. Điều 135 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
“1. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó.
2. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.
3. Trước khi lấy lời khai, điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng biết quyền
4. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, điều tra viên cần xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên cần yêu cầu người làm chứng kể hoặc viết lại những gì mà họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi. Khơng được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý...”.
Việc nghiên cứu chứng cứ nói chung và nguồn chứng cứ nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt khoa học pháp lý mà cả trong thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự. Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta quy định chứng cứ và nguồn chứng cứ chung trong một điều luật dẫn đến trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn sự nhầm lẫn giữa chứng cứ với nguồn chứng cứ. Chỉ đến khi xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, nhà làm luật mới quy định chứng cứ và nguồn chứng cứ thành hai điều luật khác nhau, giúp cho việc phân biệt khái niệm chứng cứ và nguồn chứng cứ được rõ ràng hơn.
Khái niệm nguồn chứng cứ trong khoa học pháp luật tớ tụng hình sự vẫn cịn nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo Tiến sĩ Trần Quang Tiệp thì “nguồn chứng cứ là nơi mà từ đó cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người tiến hành tớ tụng có thể tìm ra chứng cứ trong vụ án hình sự” [19, tr.47]. Còn theo tác giả Trịnh Tiến Việt thì “nguồn chứng cứ được hiểu là nơi cung cấp những tài liệu quan trọng để rút ra được những chứng cứ có giá trị chứng minh sự thật khách quan của vụ án” [33, tr.26]. Tác giả Nguyễn Nhật Lệ cho rằng “nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự được hiểu là nơi chứa đựng thông tin tồn tại một cách khách quan, có liên quan đến vụ án hình sự, được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định, có ý nghĩa trong việc xác định tính hợp pháp của chứng cứ đối với mỗi vụ án cụ thể, nhằm giúp giải quyết đúng đắn vụ án hình sự” [3, tr.54]. Theo từ điển Luật học thì nguồn chứng cứ được hiểu là “nơi thu, nhận được chứng cứ” [24, tr.563].
Như vậy, có thể thấy dù mỗi quan điểm có cách diễn giải định nghĩa nguồn chứng cứ khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định nguồn chứng cứ là nơi chứa đựng thông tin và trongnhững thông tin được rút ra từ nguồn chứng cứ có thể có chứng cứ được dùng để chứng minh sự thật khách quan của vụ án.
Bộ luật Tớ tụng hình sự năm 2003 chưa có điều luật riêng quy định nguồn chứng cứ mà nguồn chứng cứ được quy định chung trong điều luật về chứng cứ (Điều 64) dẫn đến trong khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn cịn có
sự nhầm lẫn giữa chứng cứ với nguồn chứng cứ. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định nguồn chứng cứ trong một điều luật riêng, giúp phân biệt rõ ràng hơn nguồn chứng cứ với chứng cứ của vụ án hình sự. Khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định nguồn chứng cứ gồm:
“Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn: a)Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày; c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác”.
So với các văn bản pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trước đây về chế định chứng cứ thì nguồn chứng cứ được quy định trong Bộ luật Tớ tụng hình sự năm 2015 đa dạng hơn. Trong đó nguồn chứng cứ là lời khai, lời trình bày nói chung và lời khai của người làm chứng nói riêng vẫn là “một trong những nguồn chứng cứ lâu đời và phổ biến nhất” [19, tr.45, 48]. Những thơng tin có được từ lời khai của người làm chứng là chứng cứ quan trọng để cơ quan, người có thẩm quyền tớ tụng có thể nhanh chóng tìm ra sự thật khách quan của vụ án, bởi lẽ người làm chứng nắm được diễn biến của vụ án hình sự, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân người phạm tội, người bị hại … Khi bắt đầu điều tra, nhà chức trách thường thẩm vấn các nhân chứng biết được bất kỳ thông tin gì liên quan đến vụ án để lần ra các manh mối của vụ án.
Lời khai của người làm chứng là sự trình bày bằng miệng của người làm chứng về những tình tiết của vụ án hình sự, về đặc điểm nhân thân của người bị buộc tội, người bị hại, mối quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, người bị hại và những người làm chứng khác. Một người được triệu tập với tư cách là người làm chứng thì họ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người làm chứng. Điểm b, khoản 4 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 quy định người làm chứng có nghĩa vụ “trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó”. Như vậy, khai báo trung thực những gì mình biết liên quan đến vụ án là nghĩa vụ bắt buộc mà người làm chứng phải thực hiện khi tham gia tố tụng hình sự. Nếu người làm chứng khơng có lý do bất khả kháng hoặc khơng do trở ngại khách quan mà khai báo gian dối, từ chối khai báo hoặc trốn tránh việc khai báo thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Trách nhiệm hình sự đó có thể là tội khai báo gian dối quy định tại Điều 382 hoặc tội từ chối khai báo quy định tại Điều 383 Bộ luật hình sự năm 2015.
Lời khai của người làm chứng trước cơ quan có thẩm quyền tiến hành tớ tụng những gì họ biết về vụ án thì những lời khai đó đều là nguồn chứng cứ nhưng chỉ những thông tin từ lời khai của người làm chứng đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ gồm tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp thì mới trở thành chứng cứ của vụ án hình sự. Lời khai của người làm chứng có thể cung cấp nhiều thơng tin khác nhau, vì vậy nó địi hỏi người tiến hành tớ tụng phải có sự kiểm tra, đánh giá các thơng tin đó để xác định thông tin nào là chứng cứ của vụ án hình sự, thông tin nào không liên quan đến vụ án.
Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể việc kiểm tra, đánh giá như thế nào đối với nguồn chứng cứ lời khai của người làm chứng, do đó việc đánh giá một thơng tin nào đó từ lời khai của người làm chứng có phải là chứng cứ hay khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người tiến hành tớ tụng. Khoản 2 Điều 91 chỉ quy định“không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ khơng thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó. Theo quy định này thì việc đánh giá một thơng tin nào đó từ lời khai của người làm chứng có phải là chứng cứ hay khơng thì chỉ cần họ nói rõ được vì sao họ biết được tính tiết đó. Tức là một người khai về một tội phạm và họ nói được rằng tơi đứng gần đó và tơi nhìn thấy sự việc xảy ra thì lời khai đó là chứng cứ.
Người viết cho rằng, quy định như trên dễ dẫn đến tình trạng khi đánh giá, sử dụng những thông tin từ lời khai của người làm chứng để chứng minh các tình tiết
của vụ án sẽ thiếu cơ sở khoa học để đảm bảo tính chính xác của thơng tin từ lời khai đó. Bởi lẽ “có thể người làm chứng nói tồn sự thật nhưng biết đâu sự thật đó là do sự sai nhầm mà ra, hoặc nghe nhầm, hoặc nhìn thấy nhầm, hoặc kể lại nhầm”
[2, tr.96]. Lời khai của nhân chứng có mặt tại hiện trường có thể cung cấp những thơng tin khơng chính xác bởi những gì họ thấy có thể khơng phản ánh đúng bản chất của sự việc.
Có quan điểm cho rằng, “nếu có từ hai người làm chứng khơng có quan hệ với nhau, họ lại có tất cả những phẩm chất và điều kiện của người làm chứng và khai thống nhất với nhau thì tình tiết được khai báo có thể tin cậy được” [33, tr.26]. Người viết cho rằng, thơng tin có được từ lời khai, dù đó là lời khai của người làm chứng hay của bất kỳ ai đều phản ánh ý chỉ chủ quan của mỗi người, do đó chất lượng thơng tin từ lời khai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thời gian để họ nhận biết sự việc, hiện tượng diễn ra quá nhanh hoặc thời gian xảy ra đã quá lâu; người làm chứng khơng có kiến thức về lĩnh vực đó; hiện trường nơi xảy ra tội phạm người phạm tội đã làm thay đổi, tẩy xóa; điều kiện thời tiết khí hậu xấu, nơi xảy ra tội phạm lại xa…. Vì thế, lời khai của người làm chứng sẽ khơng có giá trị nếu khơng có dẫn chứng cụ thể.
Trước đây, Tòa án nhân dân tối cao có cơng văn số 98-NCPL ngày 02/03/1974 gửi cho các Tòa án địa phương đề cập việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng đã nói rõ những thơng tin mà người làm chứng biết được có thể do “nghe và thấy khi việc phạm pháp xảy ra” [20, tr.74-75] hoặc “không nghe thấy trực tiếp mà nghe nói lại” [20, tr.74-75], do đó khi sử dụng