THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lấy lời khai của người làm chứng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự
người làm chứng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự
Về quyền của người làm chứng: Người viết cho rằng, một trong những lý do khiến người làm chứng từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp thông tin vì liên quan đến hoạt động chuyên môn nghề nghiệp nhất là các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Bác sĩ, Dược sĩ…, họ sợ nếu lộ những thông tin này thì sẽ ảnh hưởng đến tính độc quyền, tính lợi nhuận của họ trong công việc và hậu quả thiệt hại của việc tiết lộ thông tin này thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm, ai sẽ là người bồi thường cho họ. Vì vậy, pháp luật của một số nước như Đức, Nhật, Mỹ… quy định nhân chứng có quyền từ chối khai báo, từ chối cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nghề nghiệp và nếu họ khai báo thì sẽ được đảm bảo theo quy định của pháp luật. Trong khi đó Bộ luật Tớ tụng hình sự năm 2015 của nước ta chưa quy định cơ chế đảm bảo quyền này nên rất nhiều trường hợp nhân chứng từ chối khai báo, từ chối cung cấp thông tin cho Cơ quan tiến hành tố tụng (xem Bộ luật Tố tụng hình sự Đức, Nhật, Mỹ về chế định nhân chứng).
Do vậy, người viết đề xuất sớm có văn bản hướng dẫn cho người làm chứng được thực hiện quyền này hoặc bổ sung mở rộng thêm lý do, đối tượng nhân chứng được thực hiện quyền này vào Điều 66 Bộ luật Tớ tụng hình sự năm 2015. Theo đó
nên bổ sung người làm chứng có quyền từ chới cung cấp thơng tin liên quan đến hoạt nghề nghiệp nhất định như: Trong sở hữu trí tuệ, sáng chế, sản xuất, cơng nghệ sinh hố, vi sinh…., mang tính độc quyền mà nếu bị lộ thì sẽ gây thiệt hại lớn cho họ và xã hội. Ví dụ: Trong lĩnh vực sinh học về biến đổi gen, trong lĩnh vực nghiên cứu y học về virút nếu bị lộ sẽ có nguy cơ đe doạ đến sự oan toàn của xã hội.
- Về trách nhiệm người làm chứng: Theo quy định tại Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 người làm chứng phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền, nếu vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì bị dẫn giải, trình bày trung thực những gì mình biết. Nếu khai báo gian dối, trốn tránh thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng đến mức nào mới phải chịu trách nhiệm hình sự thì vẫn còn chung chung, hình thức xử lý ra sao cịn chưa quy định nên khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. Thực tiễn nhiều vụ án hình sự liên quan đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè…, nên người làm chứng không giám khai báo, hoặc có khai thì cũng khơng đúng sự thật và họ ln tìm cách trốn tránh. Vì thế theo quan điểm của người viết nên quy định nếu nhân chứng đã được triệu tập hợp lệ mà không đến thì đầu tiền phải chịu thiệt hại về chi phí, sau đó có thể bị phạt tiền, mức phạt tiền cũng tương đối lớn, vì thế buộc người làm chứng phải có mặt tại Cơ quan tiến hành tớ tụng, cịn họ khai báo gian dới thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Xuất phát từ lý do trên, người viết đề nghị cần hướng dẫn cụ thể việc áp dụng chế định này và nên bổ sung phạt tiền nếu người làm chứng cố ý vắng mặt. Đặc biệt xác định mức độ khai báo gian dối của người làm chứng dẫn đến hậu quả như thế nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Về bảo vệ người làm chứng:
Người làm chứng ln có tâm lý sợ bị trả thù, bị ảnh hưởng đến bản thân và gia đình, đặc biệt hiện nay xuất hiện nhiều nhóm tội phạm mang tính chất cơn đồ, tội phạm có tổ chức ln có vũ khí “nóng” sẵng sàng đâm, chém người làm chứng hoặc đe doạ thân nhân người làm chứng. Pháp luật nhiều nước tiên tiến trên thế giới có quy định về chế định bảo vệ nhân chứng, thành lập cơ quan bảo vệ nhân chứng
và chi phí khoản tiền lớn cho hoạt động này. Điển hình như: quy định Bộ trưởng Bộ tư pháp Hoa kỳ là người xem xét cho nhân chứng và người thân khi gặp nguy hiểm tham gia chương trình bảo vệ người làm chứng, với điều kiện nhân chứng phải ký cam kết về nội dung, phương án bảo vệ, việc giám hộ, thăm nom và biện pháp xử lý vi phạm….Người tham gia chương trình bảo vệ nhân chứng được đảm bảo an tồn tính mạng, sức khỏe và tài sản cùng các phúc lợi xã hội khác. Tại Liên bang Nga năm 2004 nước này ban hành Luật bảo vệ nhân chứng, đến năm 2006 Chính phủ Nga thông qua chương trình Nhà nước bảo vệ nạn nhân và nhân chứng và những người tham gia tố tụng khác với số tiền lên đến 1 tỷ rúp (tương đương 633 tỷ đồng) cho riêng giai đoạn 2006 đến 2008. Ngày 23/6/2010 Nga thành lập Cục bảo vệ nhân chứng và Quan toà trực thuộc Bộ nội vụ liên bang nhằm bảo vệ những người thuộc diện bảo vệ của nhà nước. Tại Thái Lan, nhân chứng trong các vụ án rửa tiền, buôn bán ma tuý, tham nhũng, mại dâm trẻ em hay tội ác có tổ chức được tham gia chương trình bảo vệ nhân chứng trong một năm, nhân chứng và người thân được đưa đến nơi an toàn, được trợ cấp hàng tháng, được đào tạo nghề nếu nhân chứng có nhu cầu và nhân chứng được bồi thường khi họ bị thương hay bị sát hại trong thời gian tham gia chương trình. Tại Philippines, năm 1991 Bộ tư pháp nước này đã triển khai trương trình trợ cấp an ninh và bảo vệ nhân chứng, tham gia chương trình nhân chứng, người làm chứng và người thân có thể thay đổi chỗ ở, trợ cấp tiền bạc, thanh tốn chi phí đi lại và trợ cấp đi lại.Tại nước Anh, trong năm 2002 – 2003 có 2.845 vụ án ở Tồ án Hồng gia Anh và 13.328 vụ án ở Toà sơ thẩm đã bị hỗn vì nhân chứng vắng mặt, chiếm 22% và 26% sớ vụ án bị hỗn. Cơ quan kiểm tốn Anh ước tính mỗi năm phiên tồ bị hỗn gây thiệt hại khoảng 41 triệu bảng (hơn 1.000 tỷ đồng) [8, tr.39-50]. Ngay trong quy chế Rome về Tồ án hình sự q́c tế cũng đã quy định giải pháp bảo vệ nhân chứng và nạn nhân bằng các biện pháp phòng ngừa và lập phòng nạn nhân, phòng nhân chứng [7, tr.418].
Ở Việt Nam, việc bảo vệ người làm chứng nói riêng được quy định lần đầu tiên tại Chương XXXIV Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Đây là bước tiến quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta trong việc đảm bảo quyền con
người, quyền công dân và tạo tâm lý an tâm cho người làm chứng tham gia tố tụng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chế định bảo vệ người làm chứng nói riêng và bảo vệ người tớ giác tội phạm, bị hại, người tham gia tố tụng khác cịn một sớ vướng mắc như:
+Về thời hạn thụ lý giải quyết: Theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 người làm chứng có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc trong trường hợp khẩn cấp thì có thể đến trực tiếp cơ quan đề nghị hoặc thông qua phương tiện thơng tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 không quy định trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được đơn của người làm chứng yêu cầu bảo vệ thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Điều này sẽ khơng tránh khỏi việc cơ quan có thẩm quyền áp dụng tuỳ tiện, khơng kịp thời, thậm chí cịn khơng ḿn áp dụng vì liên quan đến kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ người được bảo vệ và quản thúc việc đi lại của họ, nhất là những vụ án có nhiều nhân chứng, nhiều bị hại cùng có đề nghị bảo vệ.
Do vậy, người viết đề xuất cần quy định cụ thể trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, yêu cầu của người được bảo vệ nói chung và người làm chứng nói riêng thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định bảo vệ. Trong trường hợp khẩn cấp nếu họ trực tiếp đến cơ quan có thầm quyền đề nghị, yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền có thể xác minh ngay và ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ để bảo đảm tính mạng, sức khỏe của họ.
+ Về thẩm quyền áp biện pháp bảo vệ: Theo quy định tại Điều 485 Bộ luật Tớ tụng hình sự thì thì chỉ có Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan điều tra của Quân đội nhân dân có quyền áp dụng biện pháp bảo vệ do cơ quan mình thụ lý. Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân các cấp nếu thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ nói chung, người làm chứng nói riêng thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ, đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân
sự trung ương nếu xét thấy cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ án hình sự do mình thụ lý thì giải quyết thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ưng có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an; Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan an ninh điều tra Bộ q́c phịng để ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Phạm vi áp dụng biện pháp bảo vệ chỉ giao cho hai cơ quan là Cơ quan điều tra hình sự của Bộ công an và Cơ quan điều tra hình sự của Bộ q́c phịng cịn hẹp chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ quền hạn của Viện kiểm sát. Vì Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp…Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” (Điều 107 Hiến pháp năm 2013) và tại Điều 20 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng khẳng định “ Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội”.
Như vậy, với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp thì việc bảo vệ người làm chứng càng thể hiện việc buộc tội của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn khởi tố vụ án đến giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Đặc biệt trong giai đoạn truy tố khi hồ sơ đã chuyển sang Viện kiểm sát, nếu người làm chứng có đơn yêu cầu bảo vệ chính đáng thì theo Bộ luật Tớ tụng hình sự năm 2015 Viện kiểm sát đề nghị Cơ quan điều tra ra quyết định bảo vệ nhưng vì lý do nào đó Cơ quan điều tra khơng ra quyết định bảo vệ thì vừa ảnh hưởng đến tâm lý người làm chứng và vừa ảnh hưởng đến quyền con người, quyền cơng dân của họ, từ đó sẽ khó khăn cho Viện kiểm sát khi phải củng cố
chứng cứ để truy tố. Mặt khác, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một trong những cơ quan điều tra chuyên trách nhưng lại không được quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ nhân chứng là bất hợp lý. Vì thế, trong đoạn truy tố với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp thì Viện kiểm sát có quyền ra quyết định bảo vệ người làm chứng nói riêng và người cần được bảo vệ nói chung mới tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát. Khi tiến hành điều tra các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp theo thẩm quyền, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tới cao phải có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ nhân chứng mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.
- Về cơ sở vật chất và kinh phí: Trong thời gian tới chế định bảo vệ người làm chứng sẽ được thực hiện nhưng hiện trạng cơ sở vật chất để phục vụ cho việc bảo vệ người làm chứng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vẫn chưa được triển khai do chưa có hướng dẫn cụ thể. Vì thế khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được thực thi thì người làm chứng có yêu cầu được bảo vệ thì cơ quan tiến hành tố tụng phải làm như thế nào, kèm theo đó là hàng loạt kinh phí như kinh phí đi lại, sinh hoạt mua sắm, ăn ở, làm việc, học tập, thăm nom của người nhà, bạn bè…Đặc biệt những vụ án có nhiều nhân chứng, nhiều bị hại và có nhiều người yêu cầu được bảo vệ. Do vậy, nếu chúng ta có sự chuẩn bị và thực hiện tốt thì sẽ đảm bảo quyền của họ, đảm bảo pháp luật được thực thi. Nhưng ngược lại nếu chúng ta thực hiện không tốt sẽ không tránh khỏi Cơ quan điều tra sẽ gây khó khăn cho người làm chứng khi họ có yêu cầu được bảo vệ vì Cơ quan điều tra lo ngại khơng đủ kinh phí để đảm bảo cho họ, dẫn đến người làm chứng mất niềm tin vào quy định của pháp luật, mất niềm tin vào cơ quan tiến hành tố tụng, không thể hiện được sự tơn nghiêm của pháp luật. Vì thế cần sớm có hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng và triển khai thực hiện chế định này.
- Về công tác tuyên truyền: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 trên cơ sở thể chế hoá Hiến pháp năm 2013 và kế thừa những tinh hoa của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và tham khảo nhiều pháp luật tiên tiến trên thế giới nên đã phát huy được quyền con người, quyền cơng dân trong tớ tụng hình sự, trong đó có quyền được
bảo vệ của người làm chứng. Tuy nhiên, không phải người làm chứng nào cũng nhận thức được quyền này của mình, nhất là những người sống ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, cảm giác của họ khi đến cơ quan tiến hành tố tụng tiếp xúc với cán bộ họ rất sợ. Vì vậy, theo quan điểm của người viết Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án cần phới hợp với các cơ quan như Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Uỷ ban nhân dân xã …. Tổ chức các buổi tuyên truyền phổ biến về pháp luật hình sự, tớ tụng hình sự nói chung và quyền được bảo vệ của người làm, người bị hại nói riêng. Đồng thời tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông như Đài phát thanh, cổng thơng tin điện tử…Có như vậy cơng dân sẽ sớm biết được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia làm chứng trong vụ án hình sự.
Người làm chứng là một trong những người tham gia tố tụng thường có vai trị quan trọng trong hoạt động tớ tụng hình sự bởi lời khai của họ là một trong những nguồn chứng cứ, không chỉ pháp luật Việt Nam mà hầu hết nền pháp luật trên thế giới đều khẳng định vị trí quan trọng của người làm chứng. Với những nghiên cứu và kiến nghị của mình trên đây, người viết mong rằng sẽ góp phần đảm