hình sự Việt Nam
Người làm chứng tham gia trực tiếp vào hoạt động tớ tụng trình bày cho Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng về những tình tiết, thơng tin mà mình biết có liên quan đến vụ án, nguồn tin về tội phạm, để làm sáng tỏ những tình tiết cần thiết trong quá trình điều tra, chứng minh tội phạm. Người làm chứng là một trong những người tham gia tớ tụng thường có vai trị quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự bởi lời khai của họ là một trong những nguồn chứng cứ và cung cấp nguồn chứng cứ cho cơ quan điều tra trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Một vụ án hình sự bao giờ cũng để lại dấu vết và những dấu vết đó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, nhằm xác định có hay khơng có hành vi phạm tội. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào các dấu vết đã thu thập được để khởi tố, truy tố, xét xử một người có hành vi phạm tội. Những dấu vết đó được gọi là chứng cứ. Theo quy định khoản Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì lời khai của người làm chứng được xác định là một trong nguồn chứng cứ góp phần xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Thông qua việc xác định nguồn gốc lời khai của người làm chứng mà cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đề ra được biện pháp thu thập chứng cứ, kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách hợp pháp, từ đó xác định sự thật của vụ án, người làm chứng sẽ cung cấp thơng tin hữu ích cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tớ tụng trong việc chứng minh làm sáng tỏ vụ án. Thêm vào đó người làm chứng tham gia với tư cách là người vì lợi ích chung, lợi ích xã hội, khơng có bất kỳ lợi ích cá nhân với mong ḿn làm sáng tỏ vụ án.
Việc lấy lời khai người làm chứng nhằm mục đích tìm chứng cứ, thu thập các thông tin về vụ án để chứng minh sự thật của vụ án mà pháp luật quy định. Việc chứng minh sự thật vụ án mới đủ căn cứ để kết luận cá nhân hoặc pháp nhân nào đó có phạm tội hay khơng phạm tội, trong một vụ án đã xảy ra, nó có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng tác đấu tranh và phịng, chớng tội phạm. Chính vì điều đó, việc chứng minh sự thật vụ án khơng những là mục đích ći cùng của việc điều tra vụ án hình sự nói chung và hoạt động lấy lời khai người chứng nói riêng mà cịn là u cầu của pháp luật đối với giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Ngoài ra trong quá trình lấy khai người làm chứng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tớ tụng thì có thể phát hiện thêm một sớ tình tiết mới có liên quan đến vụ án đang điều tra, giúp cho cơ quan điều tranh nhanh chóng tìm ra thủ phạm để kịp thời giải quyết vụ án, tránh gây dư luận trong quần chúng nhân dân. Có những vụ án xảy ra trong quá khứ, công tác điều tra lại diễn ra ở thời điểm hiện tại
thì hoạt động lấy lời khai người làm chứng sẽ làm sáng tỏ thêm một số nội dung của vụ án, từ đó mới có sở pháp lý để chứng minh sự thật của vụ án.
Thực tế đã có một sớ vụ án đã xảy ra thì các đối tượng đã dùng mọi thủ đoạn để đánh lạc hướng của cơ quan điều tra như: xáo trộn hiện trường của vụ án, xóa các dấu vết mà đới tượng để lại hiện trường, tạo hiện trường giả…gây khó khăn cho việc điều tra vụ án của cơ quan điều tra. Chính vì thế cần thiết tiến hành lấy lời khai người làm chứng nhằm thu thập chứng cứ, xác định đối tượng, để chứng minh sự thật khách quan của vụ án.
Hoạt động lấy lời khai người làm chứng là một trong những biện pháp điều tra mang tính phổ biến nhằm xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở giải quyết vụ án hình sự. Đây là quá trình cơ quan điều tra thu thập những thông tin, tình tiết, tài liệu làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự hoặc có ýnghĩa đới với việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự được lưu giữ, phản ánh trong ý thức của người làm chứng. Theo đó, mục đích của hoạt động lấy lời khai người làm chứng gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình
tiết khách quan của vụ án hình sự.
Hoạt động lấy lời khai người làm chứng là một trong những biện pháp điều tra quan trọng nhằm xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, nhiệm vụ trọng tâm khi tiến hành lấy lời khai người làm chứng là cơ quan điều tra phải thu thập các thông tin, tình tiết liên quan đến vụ án mà người làm chứng biết để xác định có tội phạm xảy ra hay khơng? Thời gian, địa điểm xảy ra tội phạm? Ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Công cụ, phương tiện mà đối tượng sử dụng để phạm tội... Trong trường hợp chưa bắt được đối tượng phạm tội thì cơ quan điều tra phải lấy lời khai người làm chứng về tất cả những đặc điểm, dấu hiệu của người phạm tội, nguyên nhân, diễn biến vụ án mà người làm chứng biết, công cụ phương tiện đối tượng sử dụng để phạm tội, hướng chạy trốn của đối tượng phạm tội sau khi gây án; những vật chứng còn lại của vụ án và nơi cất giấu... để có biện pháp điều tra, truy bắt đới tượng và thu giữ vật chứng.
Trong nhiều trường hợp do trực tiếp chứng kiến vụ án xảy ra, người làm chứng có thể cung cấp cho điều tra viên rất nhiều tình tiết quan trọng về vụ án, như: số lượng, đặc điểm của đối tượng gây án; hướng chạy trốn của đối tượng gây án; phương tiện mà đối tượng dùng để chạy trốn; nơi ẩn náu của đối tượng gây án (có trường hợp người làm chứng biết rõ được nơi ẩn náu của đới tượng gây án, cũng có trường hợp chỉ là những nhận định của người làm chứng về nơi ẩn náu của đối tượng gây án, thông qua những hiểu biết của người làm chứng về đối tượng phạm tội); vũ khí, cơng cụ, phương tiện mà người phạm tội đã sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội và các vật chứng khác của vụ án (như: tiền, vàng, xe máy, các loại tài sản khác, các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến hành vi phạm tội của thủ phạm).
Ngồi ra, trong một sớ vụ án bị phát hiện, điều tra ở giai đoạn chuẩn bị, khi lấy lời khai của người làm chứng, điều tra viên cần phải thu thập những tin tức, tài liệu về âm mưu và hành động chuẩn bị gây án, như: thăm dị địa bàn, chuẩn bị cơng cụ, phương tiện gây án, địa điểm các đối tượng tập trung... để chuẩn bị thực hiện tội phạm. Từ đó áp dụng các biện pháp ngăn chặn tội phạm.
Thứ hai, thu thập những tin tức, tài liệu khác có ý nghĩa làm sáng tỏ vụ án
hình sự.
Đây là nhiệm vụ cơ bản cần được giải quyết trong suốt quá trình lấy lời khai người làm chứng. Mục đích của lấy lời khai người làm chứng bên cạnh việc thu thập các thơng tin, tình tiết, tài liệu có ý nghĩa trong việc xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra cần phải thu thập cả những thông tin, tài liệu khác có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự, như: các thông tin mà người làm chứng biết về người làm chứng khác, các thông tin về điều kiện thời tiết khi người làm chứng chứng kiến đối tượng thực hiện hành vi phạm tội...
Thứ ba, phục vụ kiểm tra, đánh giá các nguồn chứng chỉ khác.
Để điều tra làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp điều tra khác nhau, như: Hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự; khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, đối chất... mỗi một hoạt động điều tra sẽ giúp cơ quan tiến hành thu thập được các tài liệu, chứng cứ khác nhau nhưng tất cả các nguồn chứng cứ này đều nhằm phục vụ mục đích chung là làm sáng tỏ sự thật khác quan của vụ án hình sự. Do vậy, lời khai của người làm chứng cịn có vai trị quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá các tài liệu, chứng cứ được thu thập qua các nguồn khác và phục vụ việc thực hiện các biện pháp điều tra khác theo qui định của pháp luật tố tụng hình sự.
Mặt khác, trong nhiều vụ án hình sự, có thể có vụ án có nhiều người làm chứng khác nhau với những khả năng nhận thức, khả năng thị giác, thích giác, trí nhớ, trạng thái tâm sinh lý khác nhau khi thu nhận, lưu giữ thông tin hoặc cung cấp lời khai. Do vậy, lời khai người làm chứng cịn có vai trị quan trọng trong kiểm tra, đánh giá tính chính xác, khách quan, trung thực trong lời khai của người làm chứng khác, góp phần làm sáng tỏ sự thật vụ án khách quan, chính xác.