khai của người làm chứng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, mặc dù lời khai người làm chứng là rất cần thiết nhưng để trở thành chứng cứ có giá trị chứng minh, lời khai này còn phải phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án và người làm chứng phải trả lời rõ vì sao mà họ biết được những tình tiết đó. Mặt khác, trong quá trình thu thập, đánh giá và sử dụng lời khai của người làm chứng, điều tra viên phải nắm vững được những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau ảnh hưởng đến lời khai và sự hiểu biết hay nhận thức của họ, như:
Thứ nhất, các yếu tớ khách quan có thể ảnh hưởng đến lời khai của người làm chứng như: thời gian để họ nhận biết sự việc, hiện tượng diễn ra quá nhanh hoặc thời gian xảy ra đã q lâu; người làm chứng khơng có kiến thức về lĩnh vực
đó; hiện trường nơi xảy ra tội phạm người phạm tội đã làm thay đổi, tẩy xóa; điều kiện thời tiết khí hậu xấu, nơi xảy ra tội phạm lại xa…
Thứ hai, các yếu tố chủ quan cũng có thể ảnh hưởng đến lời khai người làm
chứng. Theo đó, “để có thể biết được lời khai người làm chứng có khách quan hay khơng, điều tra viên phải thận trọng, từng bước đi sâu vào nội tâm bên trong người làm chứng có bị dao động bởi động cơ cá nhân hay khơng, họ có mới quan hệ thân thích hay tư thù với những người trong vụ án, quyền lợi của họ có bị thay đổi, ảnh hưởng bởi phán quyết của Tịa án khơng” [4, tr.37-38]. Cho nên, luật tố tụng hình sự quy định trước khi hỏi về nội dung vụ án, điều tra viên cần xác định mối quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại và những người làm chứng khác).
Ngoài ra, tâm lý người làm chứng thường có ý nghĩ khơng dám khai báo hoặc khơng dám khai báo tất cả những gì họ biết về hành vi phạm tội. Lý do đa số mọi người không thích làm chứng, bởi họ sợ mất thời gian, nhiều lần phải gặp điều tra viên, kiểm sát viên, phải ra trước phiên tòa; “họ sợ bị liên lụy, bị trả thù nếu mình trình báo, tố giác hay làm chứng để người phạm tội bị phát hiện và bị bắt nên tạo ra một tâm lý nặng nề, thiếu nhiệt tình cũng như sự yên tâm, tin tưởng của người làm chứng khi tham gia thực hiện nghĩa vụ của một công dân”. Thực tế đã có nhiều trường hợp các gia đình của những người phạm tội đe dọa, trả thù thậm chí cịn xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người làm chứng. Sau nữa, người làm chứng tham gia tớ tụng chỉ có nghĩa vụ mà chẳng hề có quyền lợi gì. Nếu người làm chứng không đến theo giấy triệu tập thì có thể bị dẫn giải, ngồi ra nếu từ chối hay trốn tránh việc khai báo thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự .
Tuy nhiên, do đây là nguồn chứng cứ có ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc nhanh chóng quá trình điều tra nên khi tiến hành lấy lời khai, điều tra viên phải thông báo, giải thích rõ trách nhiệm khai báo sự thật của họ. Cụ thể, nếu người làm chứng biết được đến đâu thì khai đến đó, khơng được suy diễn, chỉ trình bày chính xác những điều mình biết và nếu khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã trình bày một cách khái quát và cơ bản hai vấn đề mang tính nền tảng lý luận và cơ sở pháp lý đối với việc nghiên cứu đề tài luận văn là “người làm chứng” và “lấy lời khai người làm chứng” như sau:
1. Người viết đã phân tích được những khái niệm cơ bản về vụ án hình sự, các mô hình tố tụng hình sự trên thế giới, tố tụng hình sự Việt Nam. Trên cơ sở nền rảng lý luận, người viết nghiên cứu về trình tự tố tụng lấy lời khai người làm chứng theo pháp luật Việt Nam.
2. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ lâu đời và phổ biến nhất. Luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới đều quy định về nguồn chứng cứ này, bởi lẽ người làm chứng nắm được diễn biến của vụ án hình sự, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân người phạm tội, người bị hại... Đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự. Vì vậy, người viết đã phân tích làm mục đích việc lấy lời khai người làm chứng, chủ thể có thẩm quyền tham gia hoạt động lấy lời khai người làm chứng và những vấn đề lý luận, pháp lý có liên quan.
Hai nội dung cơ bản trên đã được người viết khái quát trong Chương 1 nhằm tạo thành cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý để người viết phân tích thực trạng pháp lý trong Chương 2.
Chương 2