Thực tiễn hoạt động lấy lời khai người làm chứng trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG lấy lời KHAI NGƯỜI làm CHỨNG THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 50 - 67)

THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.2. Thực tiễn hoạt động lấy lời khai người làm chứng trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

2.2.1. Khái quát về huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và tình hình giải quyết các vụ án hình sự và lấy lời khai người làm chứng trong những năm qua

2.2.1.1. Khái quát về huyện Chơn Thành

Huyện Chơn Thành nằm ở phía Tây của tỉnh Bình Phước, phía Bắc giáp huyện Hớn Quản, phía Nam giáp huyện Bến Cát, Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), phía Đơng giáp huyện Đồng Phú, thị xã Đồng Xồi, phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương).

Chơn Thành án ngữ Phía Nam Tây Ngun và Đơng Bắc Sài Gịn, nơi có hai tuyến q́c lộ 13 và 14 đi qua, đồng thời tuyến đường Hồ Chí Minh cũng đang trong giai đoạn thi cơng sắp hồn chỉnh; những đường giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chạy qua và giao nhau ở trung tâm thị trấn của huyện, đồng thời là huyết mạch nối liền các tỉnh biên giới miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Thành phớ Hồ Chí Minh. Ngồi hai trục đường chính, Chơn Thành cịn có nhiều đường liên xã, hình thành một mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa trong và ngồi huyện.

Diện tích tự nhiên của huyện là 38.357,8 ha với tổng dân số 74.158 nhân khẩu với 20.993 hộ. Là huyện trung du, địa hình Chơn Thành thoai thoải, độ cao trung bình từ 50 đến 55m. Vùng đất đỏ bazan ở phía Đơng Bắc, vùng tiếp giáp với địa hình đồi núi lượn sóng của huyện Hớn Quản có độ cao 70m. Cịn lại là vùng đất xám phát triển trên phù sa cổ có địa hình thấp, độ cao so với mực nước biển khoảng 50m, thấp nhất là 45m. Đất xám chiếm hơn 87% diện tích, đất đỏ 10%, đất dớc tụ và đất sơng śi ao hồ chiếm phần còn lại.

Nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt ở Chơn Thành được cung cấp bởi nguồn nước ngầm và hàng chục dịng śi lớn nhỏ chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam thuận tiện cho việc sản xuất, canh tác và chăn nuôi.

Chơn Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ với hai mùa mưa và khô rõ rệt (mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến

tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao từ 2.000 – 3.000 mm/năm. Hướng gió chính là hướng Đơng Bắc vào mùa khô và hướng Tây Nam vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình khoảng 26 0C, nhưng có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 7 – 90C. Biên độ chênh lệch này thuận lợi cho việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.

Cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Chơn Thành gồm 15 dân tộc anh em như: Kinh, STiêng, Khơme, Tàmun, Châu Ro, Hoa… trong có các dân tộc thiểu sớ chiếm khoảng hơn 7,6% dân sớ.

Trên địa bàn huyện có hơn 30 cơ sở thờ tự, có ba tơn giáo chính là Cơng giáo (chiếm hơn 10% dân số), Phật giáo (chiếm khoảng 3% dân số), Tin Lành (chiếm khoảng gần 4% dân sớ). Ngồi ra cịn một sớ ít người theo các tơn giáo khác như Cao Đài, Hòa Hảo, Đạo Hồi …

Thế kỷ XIX, nhà Nguyễn chia vùng đất Nam Bộ thành 6 tỉnh (còn gọi miền lục tỉnh); địa bàn Chơn Thành và tồn bộ vùng Đồng Nai, Sơng Bé lúc đó thuộc tỉnh Biên Hịa.

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và chia Nam Kỳ thành 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bát Xắc, trong đó khu vực Sài Gịn lại được chia thành các tiểu khu; vùng đất phía Tây và Nam sơng Sài Gịn (trong đó có Chơn Thành) thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một (năm 1889, thực dân Pháp đổi tiểu khu Thủ Dầu Một thành tỉnh Thủ Dầu Một).

Đầu thế kỷ XX, vùng đất Chơn Thành nằm trong quận Hớn Quản, tỉnh Thủ Dầu Một. Chơn Thành lúc này có 4 làng người Kinh (gồm Tân Lập Phú, Tân Quan, Tân Khai, Tân Thạnh nằm trong tổng Tân Minh do tổng Hiển làm Tổng trưởng) và một sớ phum, sóc dân tộc thiểu sớ (nằm trong tổng Lâm Can ở phía Tây do tổng Mé làm Tổng trưởng). Địa giới hành chính này duy trì đến sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và thời kỳ đầu chính quyền Ngơ Đình Nhiệm.

Về phía cách mạng, năm 1951, sát nhập hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa thành tỉnh Thủ Biên, Chơn Thành thuộc quận Hớn Quản, tỉnh Thủ Biên.

Tháng 10-1956, chính quyền Ngơ Đình Diệm cho tách một sớ vùng ở phía Bắc của hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa để lập hai tỉnh mới là Bình Long và Phước Long. Tỉnh Bình Long được thành lập theo Sắc lệnh số 143/NV (ngày 22-10- 1956) gồm ba quận: An Lộc, Lộc Ninh và Chơn Thành. Như vậy, với việc thành lập tỉnh Bình Long, địa danh Chơn Thành xuất hiện với quy mơ hành chính cấp quận (tuy nhiên, đến ngày 27-1-1964, quận Chơn Thành mới chính thức được ra đời).

Tháng 10-1961, để phù hợp với tình hình chỉ đạo địa bàn hoạt động tương ứng với phân chia hành chính của chính quyền Sài Gịn, Trung ương Cục miền Nam cho tách Bình Long khỏi tỉnh Thủ Biên để thành lập một tỉnh mới là tỉnh Bình Long gồm 3 quận có phiên hiệu theo sớ là: C45 – Chơn Thành, C55 – Hớn Quản và C65 – Lộc Ninh.

Ngày 30-1-1971, do yêu cầu chỉ đạo kháng chiến, Trung ương Cục giải thể khu 10, thành lập Phân khu Bình Phước gồm hai tỉnh Bình Long và Phước Long. Cuối năm 1972, lại giải thể Phân khu Bình Phước và thành lập tỉnh Bình Phước. Quận Chơn Thành (C45) thuộc phân khu Bình Phước (từ 1972 là tỉnh Bình Phước), gồm các xã cũ là Hưng Long, Minh Thạnh, Minh Hịa, Nha Bích, Tân Quan, Tân Khai…

Sau ngày giải phóng miền Nam, địa giới hành chính cũ được duy trì. Nhưng đến đầu năm 1977, theo Nghị định 55/CP ký ngày 11-3-1977 về việc hợp nhất 3 quận An Lộc, Lộc Ninh và Chơn Thành thành huyện Bình Long. Chơn Thành trở thành một phần của huyện Bình Long, một huyện khá lớn nằm sát biên giới, ở phía Bắc tỉnh Sơng Bé.

Tháng 3-1978, theo Nghị định 34/CP của Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 9-2-1978, lại tách thị trấn Lộc Ninh và một sớ xã phía Bắc sát biên giới để thành lập huyện Lộc Ninh. Huyện Bình Long cịn lại (trong đó có Chơn Thành) vẫn là huyện lớn của tỉnh Sông Bé, gồm 19 xã và 02 thị trấn (Chơn Thành và An Lộc).

Đầu năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định sớ 17/2003/NĐ-CP ngày 20- 2-2003, về việc thành lập huyện Chơn Thành và Bù Đốp thuộc tỉnh Bình Phước.

Theo Nghị định này, huyện Chơn Thành mới được thành lập (Lễ công bố ngày 2-5- 2003) gồm 7 xã (Minh Long, Minh Thành, Tân Quan, Nha Bích, Minh Lập, Minh Thắng, Minh Hưng) và thị trấn Chơn Thành.

Giữa năm 2005, theo Nghị định sớ 60/2005/NĐ-CP ngày 16-5-2005 của Chính phủ, huyện Chơn Thành có thêm một xã mới được thành lập là xã Thành Tâm (tách ra từ thị trấn Chơn Thành).

Ngày 10/4/2009, Chính phủ đã ban hành nghị định sớ 14/NĐ-CP, huyện Chơn Thành có thêm một xã mới được thành lập là xã Quang Minh (được tách ra từ xã Tân Quan nay thuộc huyện Hớn Quản). Hiện nay, huyện Chơn Thành có 8 xã và 1 thị trấn.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, Chơn Thành từ một vùng đất hoang vu, được khai phá và trở thành nơi có những lớp người đến sinh sống, hình thành cộng đồng xã hội, có những truyền thuyết thấm đượm tình người.

Sự hình thành đơn vị hành chính và những thay đổi địa giới hành chính qua các thời kỳ, chứng tỏ Chơn Thành có vị trí quan trọng trong kháng chiến, cũng như trong quá trình thực hiện những chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh đất nước trong thời kỳ hòa bình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

2.2.1.2. Tình hình giải quyết các vụ án hình sự trong những năm qua

Do đặc thù địa phương nên tình hình các vụ phạm pháp hình sự cũng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp, gây khó khăn rất nhiều cho công tác đấu tranh trấn áp tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Số lượng các đới tượng phạm pháp hình sự, có tiền án, tiền sự ngày một nhiều; các đối tượng phạm tôi gây án, thủ đoạn gây án cũng ngày càng tinh vi hơn. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế quốc tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao thì những mặt tiêu cực, những hành vi lệch chuẩn cũng theo đó phát sinh làm gia tăng tỷ lệ tội phạm.

Trước tình hình đó, trong những năm qua, với chức năng là cơ quan xét xử, Tòa án nhân dân huyện Chơn Thành đã khắc phục những khó khăn, hạn chế để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xét xử các vụ án hình sự, đảm bảo không

bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tranh tụng tại phiên tịa, đảm bảo tất cả những vấn đề có liên quan đến nội dung vụ án đều phải được làm sáng tỏ thông qua hoạt động xét hỏi và tranh tụng tại phiên tịa. Theo sớ liệu thớng kê từ năm 2013 - 2017, Tòa án nhân dân huyện Chơn Thành đã tiến hành thụ lý 634 vụ với 1269 bị cáo. Quá trình nghiên cứu hồ sơ, Tòa án nhân dân huyện Chơn Thành đã ra quyết định tiến hành xét xử sơ thẩm đối với 612 vụ (chiếm 95,6% các vụ án mà tòa thụ lý). Trong 5 năm qua, hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn huyện Chơn Thành có nhiều tiến bộ rõ rệt, chất lượng xét xử được nâng cao rõ rệt, tình trạng bị trả hồ sơ điều tra bổ sung vẫn cịn tuy nhiên sớ lượng các vụ án bị trả hồ sơ điều tra bổ sung ngày một giảm theo từng năm, tình trạng oan sai giảm.

Công tác xét xử của Tòa án nhân dân huyện Chơn Thành trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, các bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Chơn Thành đã tuyên hầu hết đều đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; hình phạt áp dụng thỏa đáng, tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội của các bị cáo và đã phát huy được hiệu quả hết sức tích cực trong việc trấn áp tội phạm xảy ra trên địa bàn, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tình trạng oan sai giảm một cách đáng kể,... Có được những kết quả trên trước hết phải nói đến sự nỗ lực cớ gắng của các cơ quan và người tiến hành tớ tụng, trong đó đặc biệt phải kể đến đội ngũ Thẩm phán, Hội đồng xét xử… những người trực tiếp tham gia vào hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Bên cạnh đó, việc Nhà nước ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược cải các tư pháp đến năm 2020” góp phần làm cho hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự càng được chú trọng quan tâm thông qua việc nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, đảm bảo mọi chứng cứ của vụ án phải được xem xét, đánh giá một cách công khai, khách quan và bình đẳng tại phiên tòa.

Cũng trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã tiến hành xét xử phúc thẩm đới với 222 vụ án mà Tịa án nhân dân huyện

Chơn Thành đã xét xử sơ thẩm do có kháng cáo, kháng nghị. Sớ vụ án có người làm chứng tham gia tớ tụng chiếm 90% đến 95%. Trong đó có 116 vụ tịa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án của tòa án cấp sơ thẩm; 77 vụ án có sự thay đổi trong việc quyết định hình phạt (hình phạt nhẹ hơn so với hình phạt do tòa sơ thẩm đã tuyên án) do quá trình xét xử đã thu thập thêm những thông tin, tài liệu, chứng cứ mới. Trong thời gian 05 năm, trong quá trình xét xử phúc thẩm, tòa án cấp phúc thẩm chỉ ra quyết định hủy 01 bản án sơ thẩm. Điều này khẳng định, hoạt động chứng minh trong quá trình xét xử nói chung và xét xử sơ thẩm nói riêng của tịa án nhân dân huyện Chơn Thành nói riêng đã có những tiễn bộ đáng kể. Đồng thời, khẳng định hiệu quả của của hoạt động chứng minh trong công tác xét xử các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn huyện Chơn Thành trong thời gian vừa qua, minh chứng cho những quy định tiến bộ của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành cũng như những văn bản hướng dẫn, áp dụng pháp luật, thể chế hóa các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, góp phần rất lớn trong cơng tác đấu tranh trấn áp tội phạm trên địa bàn.

2.2.1.3. Việc lấy lời khai người làm chứng trong những năm qua

Thứ nhất, thực tế khi có vụ án xảy ra và trong cơng tác chuẩn bị lấy lời khai

người làm chứng, một số Điều tra viên vẫn chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ của vụ án, chưa xác định việc đặt các câu hỏi như thế nào là phù hợp với nội dung của vụ án, độ tuổi, trình độ văn hóa, tâm lý của người làm chứng. Bên cạnh đó, một sớ Điều tra viên chưa lập kế hoạch lấy lời khai người chứng hoặc lập kế hoạch nhưng không đầy đủ nội dung và việc bổ sung kế hoạch lấy lời khai người làm chứng không được tiến hành. Qua quá trình trao đổi với một số Điều tra viên cho rằng việc lập kế hoạch lấy lời khai người làm chứng bằng văn bản là cần thiết nhưng sẽ gây mất nhiều thời gian cho quá trình điều tra vụ án.

Thứ hai, việc tiến hành lấy người khai người làm chứng trong một sớ vụ án

cịn rập khn máy móc; một sớ Điều tra viên chưa thực hiện tốt sự tiếp xúc tâm lý với người làm chứng, người đại diện hợp pháp. Bên cạnh đó, một sớ Điều tra viên do áp lực của công việc hay một sớ yếu tớ khác nên có thái độ lạnh lùng, nóng vội

gây cho người làm chứng tâm lý lo sợ không dám tiếp xúc với Điều tra viên; chưa xác định được tầm quan trọng của việc cho người làm chứng tự khai, trong quá trình người làm chứng tự khai khơng tập trung lắng nghe, khích lệ người làm chứng tự khai, khi người làm chứng tự khai thì một số Điều tra viên cho rằng người làm chứng khai không phù hợp với nội dung của vụ án mà bác bỏ lời khai người làm chứng yêu cầu người làm chứng phải khai theo hướng mà Điều tra viên gợi ý.

Thứ ba, trong trường hợp người làm chứng chủ động, tích cực phới hợp với

cơ quan điều tra và thành khẩn khai báo nội dung của vụ án, khi đó một sớ Điều tra viên chưa chủ động đưa ra các câu hỏi để làm rõ thêm một số nội dung của vụ án, cho nên phải lấy lời khai nhiều lần sẽ gây mất thời gian cho cơ quan điều tra và ảnh hưởng đến cơng việc của người làm chứng; có trường hợp người làm chứng khai khơng đúng sự thật do trí nhớ, nhầm lẫn, hay sự việc xảy ra đã lâu nên không nhớ chi tiết, một số Điều tra viên lại đưa ra các câu hỏi mang tính gợi ý, liên tưởng sẽ dẫn đến việc mớm lời khai, làm cho người làm chứng khai theo nội dung mà Điều tra viên đưa ra dẫn đến lời khai sai so với thông tin, tài liệu và các chứng cứ khác; trường hợp người làm chứng bị đe dọa hoặc bị mua chuộc mà khai không đúng sự thật, gây khó khăn cho cơng tác điều tra và ảnh hưởng đến tâm lý của những người làm chứng sợ sự phiền phức, thù ốn mà khai khơng hết sự việc mình đã biết, việc người làm chứng cho lời khai giả sẽ gây nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra trong q trình thu thập thơng chứng cứ, từ đó sẽ làm sai lệch mội dung của vụ án, Điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG lấy lời KHAI NGƯỜI làm CHỨNG THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 50 - 67)