THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
3.1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lấy lời khai của người làm chứng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự
người làm chứng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự
3.1.1. Giải pháp hồn thiện pháp luật
Qua q trình phân tích các quy định của pháp luậtvề hoạt động lấy lời khai người làm chứng cho thấy có rất nhiều hạn chế, thiếu sót, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến quá trình giải quyết vụ án hình sự. Do đó, để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, bảo đảm hơn nữa quyền lợi của người làm chứng cũng như tăng cường sự hiệu quả của hoạt động lấy lời khai người làm chứng thì cần phải xây dựng được hệ thớng các quy định pháp luật hồn thiện về lấy lời khai người làm chứng.
Từ những phân tích, đánh giá khách quan quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng, tác giả có một sớ giải pháp sau nhằm hồn thiện hơn các quy định của pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, bổ sung, hoàn thiện quy định về triệu tập và lấy lời khai người làm
chứng. Lấy lời khai người làm chứng là hoạt động có vai trị rất quan trọng trong việc điều tra làm sáng tỏ vụ án. Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lấy lời khai người làm chứng trong thực tiễn địi hỏi pháp luật phải có sự sửa đổi, bổ sung mới phù hợp hơn. Qua phân tích, nhận xét dựa trên thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự, tác giả xin đưa ra kiến nghị, bổ sung sau:
- Bổ sung quy định về Giấy triệu tập người làm chứng sẽ được gửi cho gia đình người làm chứng. Cụ thể điểm a khoản 2 Điều 185 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nên được sửa đổi, bổ sung như sau: “Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua gia đình của người làm chứng hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú, làm việc”. Quy định này sẽ tránh được trường hợp cơ quan chức năng không gửi giấy
triệu tập cho người làm chứng do không xác định được nơi người làm chứng cư trú, qua đó khắc phục được những hạn chế trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng.
- Bổ sung quy định về thời hạn tới thiểu mà người làm chứng phải có mặt tại địa điểm lấy lời khai kể từ lúc người làm chứng nhận được giấy triệu tập. Quy định này sẽ tránh được trường hợp người làm chứng vừa nhận được giấy triệu tập thì phải có mặt để lấy lời khai, tạo điều kiện để người làm chứng sắp xếp công việc, thời gian, qua đó tạo tâm lý thoải mái hơn cho người làm chứng khi họ thực hiện nghĩa vụ đối với pháp luật Cụ thể nên bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 185 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 theo hướng như sau: “Giấy triệu tập phải được giao trực tiếp cho người làm chứng trước 48 giờ tính từ thời điểm người làm chứng phải có mặt theo giấy triệu tập” [1].
- Ngoài ra, cần sửa đổi về việc giấy triệu tập phải được ký nhận trong mọi trường hợp. Theo đó giấy triệu tập người làm chứng trong mọi trường hợp đều phải được người làm chứng ký nhận, thay cho quy định tại điểm a khoản 3 Điều 185 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 “trong mọi trường hợp việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận”. Vì trên thực tế khi cán bộ giao giấy triệu tập cho địa phương hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú, làm việc thi cán bộ tại đây sẽ là người ký nhận chứ không phải người làm chứng. Trong đó có nhiều trường hợp cán bộ địa phương, cơ quan quên giao giấy triệu tập cho người làm chứng, hoặc đã giao nhưng người làm chứng không ký nhận lại, gây ra tình trạng người làm chứng không biết hoặc “vợ” như không biết việc mình bị triệu tập, kéo dài thời gian giải quyết vụ án cũng như gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định người làm chứng có trớn tránh hay khơng. Việc quy định chính người làm chứng ký nhận khi nhận được giấy triệu tập sẽ giúp cho cơ quan chức năng xác định được rằng bản thân người làm chứng đã biết và phải biết nghĩa vụ của mình, qua đó dễ dàng xem xét và đưa ra quyết định dẫn giải nếu người làm chứng khơng có mặt.
- Bên cạnh đó, nên điều chỉnh các bước lấy lời khai người làm chứng quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 186 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 theo trình tự nhất định chứ không phân chia thành các khoản riêng biệt, cụ thể:
Khi lấy lời khai người làm chứng, Cán bộ lấy lời khai phải thực hiện theo trình tự như sau:
(i) Giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ. Việc này phải được ghi vào biên bản.
(ii) Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Cán bộ lấy lời khai cần xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi. Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên khơng khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tớ thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng.
(iii) Yêu cầu người làm chứng kể hoặc viết lại những gì mà họ biết về vụ án, sau đó đặt cầu hỏi. Khơng được đặt câu hỏi mang tính chất gợi ý.
-Hồn thiện hơn quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về việc giao giấy triệu tập cho người làm chứng dưới 18 tuổi.
Cụ thể nên sửa đổi theo hướng: “Giấy triệu tập người làm chứng chưa đủ 18 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ. Trong trường hợp không xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện khác thì giao giấy triệu tập cho người thân quen của người làm chứng dưới 18 tuổi”. Trên thực tế có những trường hợp người dưới 18 tuổi biết được thơng tin liên quan đến vụ án nhưng không được triệu tập vì là trẻ em cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Đối với trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụngkhông xác định được cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp để gửi giấy triệu tập, nên thường bỏ qua nguồn chứng cứ quan trọng này. Thiết nghĩ cần phải có giải pháp hợp lý, linh hoạt hơn trong trường hợp này. Cụ thể nếu không xác
định được cha mẹ, người đại diện hợp pháp thi bằng các biện pháp nghiệp vụ, xác minh người có mới quan hệ thân quen, gần gũi của người dưới 18 tuổi để gửi giấy triệu tập, qua đó tận dụng tới đa những thơng tin quan trọng mà họ biết được.
Đồng thời cũng cần xem xét bổ sung thêm quy định tại khoản 2 Điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 khi lấy lời khai người làm chứng trong trường hợp trên theo hướng cho phép người có mới quan hệ thân quen, gần gũi của người làm chứng dưới 18 tuổi cơ nhỡ tham dự vào buổi lấy lời khai. Sự có mặt của người này có thể giúp cho người làm chứng yên tâm hơn, khuyến khích họ khai báo trung thực với cơ quan tiến hành tố tụng. Đồng thời tránh trường hợp bỏ qua người làm chứng này khi không xác định được cha mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc giáo viên của họ.
Thứ hai, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể việc người làm chứng trốn tránh
việc khai báo, nếu người làm đã được Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tớ tụng triệu tập đúng theo quy định pháp luật mà người làm chứng không đến, cố tình vắng mặt trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan (Bộ luật tớ tụng hình sự năm 2015 có quy định) thì lần đầu có thể bị phạt tiền, mức phạt tiền tương đới lớn, có quy định như thế buộc người làm chứng phải có mặt tại địa điểm đã được ghi trên giấy triệu tập, cịn họ khai báo gian dới thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải xác định được mức độ khai báo gian dối của người làm chứng dẫn đến hậu quả như thế nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản khoản 1 Điều 186 Bộ luật tớ tụng hình sự năm 2015, thay vào đó có thể quy định về địa điểm lấy lời khai người làm chứng là tại Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vụ án hoặc cho người làm chứng được lựa chọn địa điểm để lấy lời khai. Tuy nhiên, việc cho người làm chứng lựa chọn địa điểm thì phải giới hạn một địa điểm nào đó, vì có trường hợp người chứng ở xa hoặc đi cơng tác ở nước ngồi sẽ gây khó khăn cho cơng tác điều tra của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tớ tụng. Cịn việc lấy lời khai người làm chứng tại Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vụ án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người làm chứng được đến nơi gần nhất, giảm chi phí đi lại và tránh gây mất thời gian về
cơng việc của người chứng, từ đó người làm chứng an tâm, khơng lo sợ và cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan điều tra, lời khai sẽ chính xác và khách quan hơn.
Thứ tư, về việc lấy lời khai người làm chứng cần quy định rõ việc tiến hành
lấy lời khai người làm chứng trong tố tụng hình sự là bao nhiêu lần là đủ, có thể quy định việc lấy lời khai mỗi người làm chứng trong một vụ án hình sự là 05 lần cho đến khi kết thúc giai đoạn điều tra vụ án, nhằm tạo tâm lý thoải mái về thời gian cũng như sự sắp xếp công việc của người làm chứng và đảm bảo tính khách quan về lời khai của người làm chứng.
Thứ năm, quy định cụ thể hơn về thời gian lấy lời khai người làm chứng như:
mỗi lần lấy lời khai người làm chứng không quá 04 giờ và một ngày chỉ lấy lời khai 1 lần. Việc có quy định về thời gian sẽ giúp cho người làm chứng có trạng thái tâm lý tốt nhất trong quá trình lấy lời khai, giúp cho người làm chứng hồi tưởng lại những sự việc mà mình đã chứng kiến, khi đó người làm chứng sẽ nhiệt tình khai báo những nội dung có liên quan đến vụ án mà họ biết một cách chính xác và đầy đủ.
Thứ sáu, cần có quy định cụ thể hơn về việc lấy lời khai người làm chứng có
ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, có thể bớ trí tại Công an xã, phường, thị trấn một phịng ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh đảm bảo đủ điều kiện để được tiến hành lấy lời khai đúng theo quy định của pháp luật và việc lấy lời khai người làm chứng tại xã, phường, thị trấn.
3.1.2. Giải pháp tổ chức thực hiện
Thứ nhất, trước khi tiến hành lấy lời khai người làm chứng Cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tớ tụng cần lập kế hoạch lấy lời khai người làm chứng, nêu rõ nội dung, mục đích, yêu cầu trước khi tiến hành lấy lời khai, đồng thời cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, phối hợp với Công an địa phương để nắm thông tin và tìm người chứng để phục vụ cho cơng tác điều tra, bên cạnh đó, trong quá trình điều tra Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tớ tụng phải thể hiện sự chân thành, kiên nhẫn, tư thế tác phong nghiêm trang và năng động để thuyết phục người làm chứng. Trường hợp, Điều tra viên tiến hành lấy lời khai người làm chứng mà không lập kế hoạch
thì phải báo cáo cho người đứng đầu Cơ quan Điều tra và lập kế hoạch bổ sung sau khi đã lấy lời khai người làm chứng.
Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn về công tác lấy lời khai của Cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tớ tụng (Điều tra viên, kiểm sát viên…), đồng thời nghiên cứu, nắm vững các văn bản pháp luật về tố tụng hình sự và các văn bản dưới luật điều chỉnh các hoạt động có liên quan để vận dụng vào thực tiễn trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng. Quán triệt, triển khai nâng cao bản lĩnh chính trị cho Điều tra viên, kiểm sát viên, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước và nhân dân; có lập trường, tư tưởng vững vàng không dao động trước mọi tình huống, nâng cao ý thức cảnh giác và tấn công tội phạm, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, có đạo đức, lới sớng lành mạnh và năng lực hoạt động trong thực tiễn.
Thứ ba, trước khi tiến hành lấy lời khai người làm chứng Cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tớ tụng phải xác định cụ thể các tình huống mà người làm chứng khai báo thành khẩn, khai báo không sai sự thật hay khai báo gian dối bằng hình thức so sánh, đối chiếu lời khai của người làm chứng với các thơng tin, tài liệu đã thu thập được. Từ đó, tìm hiểu, xác định nguyên nhân vì sao người làm chứng lại khai báo sai sự thật hoặc gian dới, để có hướng giải quyết phù hợp. Đa phần người làm chứng khai báo sai sự thật hoạc gian dới là do họ có trình độ nhận thức thấp, chưa am hiểu về pháp luật, lúc này đòi hỏi Điều tra viên phải kiên nhẫn giải thích cho người làm chứng nắm rõ các chủ trương, đường lới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, việc giải thích này phải thực hiện ngắn gọn, dễ hiểu và nhất là phải đầy đủ nội dung, để thực hiện tốt việc này Điều tra viên phải tự nghiên cứu, trao dịi kỹ năng cảm hóa, vận động, thuyết phục. Điều tra viên phải biết lắng nghe những tâm tư và nguyện vọng của người làm chứng, để họ được an tâm về mặt tư tưởng, từ đó họ mới trình bày sự việc đã xảy ra một cách chân thật và đầy đủ. Trong trường hợp người làm chứng cố tình khai báo gian dối, Điều tra viên không được nặng lời mà phải bình tĩnh, chỉ ra cho người làm chứng thấy sự vơ lý, tính chưa chính xác trong từng lời khai, đồng thời phải quan sát những biểu hiện về tâm lý trên khuôn mặt của người làm chứng,
nhất là trong từng cử chỉ xem có gì khác lạ hay khơng, từ đó sẽ đánh giá được hiệu quả của việc vạch trần mâu thuẫn trong lời khai người làm chứng đến đâu.
Thứ tư, đào tạo về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho những cán bộ điều tra
để đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để trở thành Điều tra viên, từ đó nâng cao nâng cao sớ lượng Điều tra viên cho cơ quan, qua đó đáp ứng vào cơng tác đấu tranh, phịng, chớng tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
Trên là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lấy lời khai người làm chứng trong tớ tụng hình sự. Có thể là những giải pháp chưa hồn thiện và đầy đủ, xong đó là q trình nghiên cứu lý luận cùng với trải nghiệm thực tiễn mà tơi đúc kết được và với mong ḿn đóng góp một phần nào đó trong hoạt động lấy lời khai người chứng ở thực tiễn địa phương.