Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế vận hành hệ thống xếp hạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam (Trang 81 - 82)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN:

3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp liên quan tới nội dung, phương pháp xếp hạng

3.2.1.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế vận hành hệ thống xếp hạng

tín dụng thể nhân.

Hiện nay, nghiệp vụ chấm điểm tín dụng tại CIC do các cán bộ CIC thực hiện cùng với các nghiệp vụ khác mà chưa có tính chuyên môn hóa riêng biệt. Mô hình tổ chức này còn bất cập, chưa tương xứng với vai trò, tầm quan trọng và việc ngày càng mở rộng của chấm điểm tín dụng cá nhân. Để thực hiện tốt công việc này, cần hình thành bộ phận chấm điểm chuyên nghiệp mỗi cán bộ chấm điểm là một chuyên gia chấm điểm, không chỉ đưa ra các chỉ số điểm mà còn là các nhà phân tích tư vấn chuyên nghiệp.

Về mặt tổ chức: bộ phận chấm điểm cần có khoảng 7 cán bộ, trong đó một cán bộ quản lý có chuyên môn cao, bao quát toàn bộ công việc chấm điểm tín dụng thể nhân của toàn hệ thống (có thể gọi là tổ trưởng) và 6 cán bộ chuyên môn. Các cán bộ phải có trình độ chuyên môn vững, hiểu biết về các chỉ tiêu tài chính cũng như phi tài chính để đánh giá khách hàng được chính xác, xem xét báo cáo của khách hàng cá nhân đó có vấn đề gì không, có kinh nghiệm trong phân tích, phát hiện được các chỉ số nợ xấu, có nghi ngờ về nhóm nợ của khách hàng cần điều tra lại.

Về mặt chức năng, phòng: bộ phận XHTD thể nhân trực thuộc phòng đăng ký và cung cấp tin tín dụng thể nhân khu vực Miền Nam, Miền Bắc. Các cán bộ được phân công: kiểm tra quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng thể nhân theo kịch bản đã được thông qua trước khi đưa vào triển khai chính thức, đảm bảo không sai sót khi thực hiện. Cung cấp sản phẩm cho các bên liên quan khi có yêu cầu (Ngân hàng nhà nước, các TCTD,…). Tư vấn, giải đáp thắc mắc cho các đối tượng

sử dụng sản phẩm. Tiếp nhận những ý kiến đóng góp của các đối tượng sử dụng về sản phẩm, chỉ tiêu, ….để sản phẩm được hoàn thiện hơn. Định kỳ đánh giá lại cần bổ sung chỉ tiêu chấm điểm, phải đề xuất với phòng công nghệ để thiết kế, xây dựng kênh bổ sung dữ liệu cần cho chỉ tiêu mới…

Ngoài ra cần phối hợp tốt với phòng xử lý và kiểm soát dữ liệu để nắm bắt một cách kịp thời, nhanh chóng các file dữ liệu khách hàng đã và đang được điều chỉnh, từ đó đưa ra các mức hạng phù hợp với từng khách hàng một cách chính xác nhất. Cần có sự tham gia hợp tác của các đối tác trong nước và nước ngoài, dịch vụ cung cấp thông tin về xếp hạng chấm điểm sẽ đa dạng hơn và mang tính chuyên nghiệp hơn.

Nên thành lập thêm bộ phận kiểm soát quy trình, giám sát lại các bản báo cáo đã được tạo lập từ các cán bộ trong phòng XHTD để tránh sự gian lận, sai sót từ phía chủ quan và khách quan của cán bộ. Tổ chức đào tạo chuyên sâu về XHTD cho cán bộ đủ am hiểu qui trình nghiệp vụ, đào tạo lại khi có các thay đổi liên quan đến qui trình nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)