7. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp liên quan tới nội dung, phương pháp xếp hạng
3.2.1.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động XHTD thể nhân
nhân
CIC đã phát triển một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm hệ thống mạng của CIC, hệ thống phần mềm xử lý thông tin đầu vào, hệ thống phần mềm cung cấp thông tin cho các TCTD, và hệ thống quản lý khách hàng. Ngoài ra, CIC sẽ nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng trong dự án FSMIMS.
CIC cần nâng cấp dung lượng và tốc độ máy chủ để cung cấp một số sản phẩm mới đồng thời hỗ trợ cập nhật thông tin được tốt hơn với các chỉ tiêu đa dạng. Tuy nhiên, vấn đề về vốn ngây trở ngại cho việc đầu tư máy chủ ( CIC là đơn vị sự nghiệp của Nhà Nước, nguồn kinh phí eo hẹp gây khó khăn cho việc mua máy chủ mới, ngoài ra, cũng cần phải đào tạo nguồn nhân lực để điều hành máy chủ, cử cán bộ ra nước ngoài đào tạo, cũng là một vấn đề chưa giải quyết được). Tuy nhiên, hàng năm CIC vẫn có kế hoạch đưa cán bộ phòng công nghệ thông tin sang nước ngoài học hỏi thêm công nghệ của nước bạn ( như Hàn Quốc, Singapo…). CIC cần
đề xuất với NHNN được trích thêm nguồn thu để đầu tư hạ tầng công nghệ, xây dựng đề án đầu tư công nghệ đến 2025 trình NHNN…
Xây dựng chương trình phần mềm có khả năng tạo dựng và duy trì một cơ sở dữ liệu tin cậy, phải đảm bảo tính nguyên vẹn của thông tin, đặc biệt phần mềm phải là chương trình mở không ép cứng các thông số phân tích để khi cần thiết các chuyên gia phân tích có thể thay đổi linh hoạt các thông số này mà không phụ thuộc vào người lập trình, đảm bảo tính chính xác của kết quả phân tích. Phần mềm cũng phải có khả năng nhận dạng các đối tượng bằng việc sử dụng các thuật toán phức tạp và công cụ tìm kiếm hiệu quả. Đặc biệt phải lưu ý đến phần tìm kiếm, lựa chọn cắt dán, lưu trữ phần văn bản tiếng Việt để xử lý đối với phần thông tin phi tài chính.
Ngoài ra, CIC cần xây dựng phần mềm thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin tự động soát trên các trang thông tin điện tử công khai để có thêm nguồn thông tin, Xây dựng trang Web Site riêng cho nghiệp vụ xếp hạng khách hàng nhằm đa dạng hoá sản phẩm và đáp ứng tốt nhu cầu sủ dụng thông tin của các đối tác.
3.2.1.4. Hoàn thiện phương pháp, nội dung chấm điểm, xếp hạng khách hàng.
Hiện nay, CIC mới chỉ đề cập đến chỉ tiêu định lượng liên quan đến dư nợ và chất lượng nợ vay. Trong khi đó, rất nhiều chỉ tiêu định tính có tác động rất lớn đến thiện chí và năng lực trả nợ của KH chưa được đề cập: độ tuổi, những người liên quan ( vợ hoặc chồng), sở thích chi tiêu, nghề nghiệp, quan hệ xã hội….Vì vậy, kết quả chấm điểm còn phiến diện, chưa phản ánh đúng năng lực trả nợ của khách hàng. Trong thời gian tới, CIC cần hoàn thiện bộ chỉ tiêu tính điểm theo hướng:
Rà soát lại bộ chỉ tiêu chấm điểm hiện tại, bổ sung thêm các chỉ tiêu về dư nợ và chất lượng nợ còn thiếu:
Hiện tại, thông tin về quan hệ thẻ tín dụng và quan hệ tín dụng đều đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khách hàng vay thể nhân. Đặc biệt, thẻ tín dụng càng ngày càng phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về thông tin thẻ tín dụng chưa được sử dụng trong mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng thể nhân như đã phân tích trong chương 2. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất những chỉ tiêu
đánh giá về thẻ tín dụng của khách hàng trong tổng thể mô hình xếp hạng tín dụng thể nhân là cần thiết.
Về bản chất, các chỉ tiêu đánh giá về thông tin thẻ tín dụng cũng giống các chỉ tiêu đánh giá về quan hệ tín dụng nhưng có tên gọi và cách thể hiện riêng theo tính chất đặc thù của thẻ tín dụng, tính chất đặc thù này được quy định theo thông tư 03/2013/TT-NHNN - quy định về hoạt động thông tin tín dụng của NHNN.
Trước đây, thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng được gộp chung với thông tin về dư nợ tín dụng của khách hàng theo quyết định 51/2007/QĐ-NHNN nên việc sử dụng chỉ tiêu về quan hệ tín dụng thời điểm này vào mô hình xếp hạng tín dụng thể nhân đã mặc định bao gồm cả thông tin về thẻ tín dụng trong đó. Đến tháng 7/2013, khi CIC bắt đầu cập nhật thông tin khách hàng theo thông tư 03/2013/TT-NHNN - quy định về hoạt động thông tin tín dụng của NHNN, thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng được tách ra khỏi thông tin về quan hệ tín dụng và được TCTD gửi theo tệp báo cáo riêng. Vì vậy, việc sử dụng các chỉ tiêu về quan hệ tín dụng như hiện tại đã không bao gồm các chỉ tiêu về thông tin thẻ tín dụng. Để có sự đồng bộ trong việc cung cấp thông tin, thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng cần được đưa vào trong bản tin chấm điểm tín tín dụng khách hàng cá nhân.
Điểm khác biệt trong quan hệ tín dụng thẻ và quan hệ tín dụng thông thường.
Bảng 3.1: Quan hệ tín dụng và quan hệ thẻ
Quan hệ Thẻ Quan hệ tín dụng
Quan hệ với nhiều TC phát hành thẻ Quan hệ với ít TCTD
Số lần vay nhiều Số lần vay ít
Số tiền vay ít Số tiền vay nhiều
Số ngày quá hạn Nhóm nợ
Uy tín về tín dụng được đánh giá qua quá trình trả nợ Được đánh giá chấm điểm cả trong lịch sử và hiện tại
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Trên cơ sở căn cứ vào chín chỉ tiêu về quan hệ tín dụng dùng để chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân trong chương 2; và những đặc thù
riêng về tên gọi và cách thể hiện các chỉ tiêu về thông tin thẻ tín dụng. Đồng thời, qua triển khai thực tiễn tại CIC thì thấy việc đánh giá thông tin thẻ tín dụng theo những chỉ tiêu trình bày là phù hợp.
Quy trình xử lý tin khi thêm thông tin thẻ đề xuất như sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình xử lý tin khi thêm thẻ
Khách hàng
hỏi tin
Lọc nhóm nợ cao nhất của KH hiện tại bao gồm cả thẻ và QHTD Lọc nhóm nợ cao nhất của khác hàng trong lịch sử 3 năm gần nhất, bao gồm cả thẻ và QHTD
Quy đổi số ngày quá hạn với dư nợ Thẻ sang nhóm nợ tương đương.
(số ngày quá hạn<10 tương đương nhóm 1, từ 10-90 Nhóm 2, từ 91-180 Nhóm 3, từ 181- 360 Nhóm 4, trên 360 Nhóm 5. - Khách hàng hiện tại có dư nợ cả thẻ và QHTD thì chỉ lấy 1 nhóm nợ cao nhất áp dụng cho cả 2 loại nếu cùng thời điểm đó TCTD có gửi cả báo cáo theo Thông tư 02-phân loại nợ, trong trường hợp TCTD chưa gửi báo
cáo theo TT02 thì nhóm nợ cao Điểm
nhất lấy theo cáo báo thực tế và xếp
của từng loại theo TT03-thông
hạng
tin tín dụng.
- Khách hàng hiện tại chỉ còn 1 trong 2 loại nợ (thẻ hoặc QHTD) thì lấy nhóm cao nhất với loại dư nợ hiện tại.
- Khách hàng hiện tại không có dư nợ loại nào nhưng đã từng có dư nợ trong 3 năm thì lấy nhóm nợ cao nhất trong lịch sử 3 năm của khách hàng với từng loại. Trường hợp khách hàng hiện tại đã hết dư nợ thì các chỉ tiêu phản ánh hiện tại như số TCTD đang quan hệ có giá trị 0 (số TCTD=0), nhóm nợ cao nhất hiện tại =’’không còn dư nợ tại nhóm nào’’, ….
Các chỉ tiêu thẻ bổ sung sẽ được xem xét có thể như trong bảng 3.2
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu thẻ bổ sung
STT Chỉ tiêu Điểm cao Điểm
nhất thấp nhất
1 Tổng dư nợ thẻ hiện tại 30 15
2 Số lượng thẻ có nợ quá hạn hiện tại 70 45
3 Số tổ chức tín dụng phát hành thẻ hiện tại 20 10
4 Hạn mức tín dụng bình quân 30 15
5 Số lần gia hạn thẻ 40 20
5 Số ngày quá hạn nợ cao nhất hiện tại 120 -30
6 Số lần quá hạn thẻ trong năm gần nhất 120 0
7 Tổng số tiền quá hạn thẻ gần nhất 60 45
8 Số lượng thẻ quá hạn trong năm gần nhất 90 60
9 Số năm có nợ quá hạn thẻ trong 3 năm gần nhất 90 0
10 Số lần sử dụng thẻ tín dụng trong năm gần nhất 20 10
11 Số lượng thẻ tín dụng được sử dụng trong 1 năm gần 20 10
nhất
12 Số tổ chức tín dụng phát hành thẻ trong 3 năm 20 10
13 Số năm có quan hệ thẻ 20 5
(Nguồn: tác giả đề xuất)
Bảng 3.3: Chấm điểm, xếp hạng khách hàng khi bổ sung thẻ
KH có QH thẻ + QH
tín dụng Mức độ rủi
Nhóm Đánh giá ro
Điểm Khoảng
cách điểm
Nhóm A 1500 - 165 Khả năng trả nợ của khách hàng tốt. Rủi ro rất thấp
1335 Khách hàng chưa bị quá hạn nợ
Nhóm B 1334 - 174 Khả năng trả nợ của khách hàng khá tốt. Rủi ro thấp
với Ngân hàng khá tốt.
Có khả năng trả đầy đủ các khoản nợ.
Nhóm C 1159 - 870 289 Tuy nhiên sự thay đổi bất lợi của các yếu Rủi ro trung tố bên ngoài có thể tác động giảm khả bình
năng trả nợ
Nhóm D 869 - 625 244 Khả năng trả nợ của khách hàng kém Rủi ro cao
Nhóm E 624 - 355 269 Khả năng trả nợ của khách hàng rất tồi. Rủi ro rất cao Nguy cơ không thu hồi được vốn rất cao.
(Nguồn: tác giả đề xuất)
Sử dụng phương pháp chuyên gia kết hợp với tham khảo bộ chỉ tiêu chấm điểm các tổ chức xếp hạng lớn, có uy tín để từng bước bổ sung các chỉ tiêu định tính có tác động đến thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng.
Lấy ý kiến chuyên gia khi xác định lại trọng số tính điểm khi bổ sung chỉ tiêu định tính. Đồng thời định kỳ đánh giá lại và điều chỉnh trọng số cho phù hợp với thực tế (khi mới vận hành nên kiểm định lại 6 tháng/lần; khi hệ thống vận hành ổn định thực hiện kiểm định hàng năm.
Về lâu dài khi bộ dữ liệu đầy đủ (sau 2025) CIC có thể nghiên cứu sử dụng phương pháp kết hợp hoặc thống kê để tạo ra sản phẩm XHTD thể nhân hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
3.2.2. Các nhóm giải pháp hỗ trợ