Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thỏa ước lao động tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ký kết thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn các doanh nghiệp tại huyện đơn dương, tỉnh lâm đồng (Trang 61 - 71)

b) Công tác tuyên truyền, lấy ý kiến trước khi thương lượng tập thể:

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thỏa ước lao động tập thể

Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể cần được quy định một cách chặt chẽ hơn. Hiện nay, vấn đề này có hai hướng hoàn thiện: Thứ nhất, cho phép các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung thoả ước nhưng phải kèm theo các điều kiện chặt chẽ như có sự xác nhận của cơ quan lao động có thẩm quyền. Thứ hai, không cho các bên tiến hành sửa đổi thoả ước. Khi các bên đã ký kết thoả ước lao động tập thể thì bắt buộc phải thực hiện. Còn nếu trong trường hợp có những yêu cầu mới thì các bên lập thành bản cam kết khác. Bản cam kết này được thực hiện song song với bản cam thoả ước đã ký kết, có như vậy mới bảo đảm được ý nghĩa của thoả ước, đồng thời bảo đảm được sự ổn định của quan hệ lao động trong thời gian có hiệu lực của thoả ước.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thỏa ước laođộng tập thể động tập thể

3.3.1 Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thỏa ước lao động tập thể

Để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thỏa ước lao động tập thể cần có sự chung tay của Bên Người lao động, Người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn các cấp:

- Tuyền truyền, phổ biến, tập huấn các quy định pháp luật và các văn bản, tài liệu hướng dẫn liên quan đến thỏa ước lao động tập thể.

– Tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về quan hệ lao động và thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động.

– Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở.

- Xây dựng văn bản hướng dẫn và tài liệu, giáo trình tập huấn về thỏa ước lao động tập thể; chỉ tiêu đánh giá chất lượng trong thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

– Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh Xã hội liên quan đến thỏa ước lao động tập thể, Doanh nghiệp xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể hóa về quyền và trách nhiệm của các cấp công đoàn trực thuộc để thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

– Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trong thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng thương lượng và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ công đoàn cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở.

– Các cấp công đoàn trong toàn ngành mở các lớp đào tạo tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ công đoàn làm công tác liên quan đến thỏa ước lao động tập thể.

– Nâng cao vai trò của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ công đoàn cơ sở thương lượng, ký kết và trong quá trình thực hiện thỏa ước.

– Tuyên truyền các tài liệu liên quan đến kiến thức, kỹ năng thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc của các cấp công đoàn trong việc nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể.

- Đại diện tập thể người lao động chủ động thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể với chất lượng và hiệu quả cao.

– Đại diện tập thể lao động tại cơ sở cần chủ động đưa ra yêu cầu thương lượng tập thể để ký kết thỏa ước lao động tập thể.

– Căn cứ điều kiện, đặc điểm của từng đơn vị để đưa ra nội dung thương lượng phù hợp và tiến hành thương lượng đạt được lợi ích của người lao động cao hơn các quy định của pháp luật; tiến hành lấy ý kiến người lao động và ký kết đúng quy định của pháp luật; giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể có hiệu quả.

- Những nơi có thỏa ước lao động tập thể sắp hết hạn hoặc chưa có thỏa ước lao động tập thể thì đại diện tập thể lao động tại cơ sở phải chủ động đưa ra yêu cầu thương lượng và tiến hành thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện có chất lượng, hiệu quả.

- Hàng năm, căn cứ chất lượng thương lượng, ký kết, thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể, tỷ lệ ký kết thỏa ước lao động tập thể ở các cấp công đoàn trực thuộc để xem xét về thi đua, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân liên quan và xem xét về tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”, “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”.

* Nâng cao chất lượng công tác tư vấn phấp luật

– Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức Văn phòng Tư vấn pháp luật ở cấp Công đoàn Ngành, bố trí cán bộ tư vấn pháp luật chuyên trách. Thành lập Tổ tư vấn pháp luật ở những công đoàn cấp trên cơ sở lớn có nhiều công đoàn cơ

sở thành viên, công đoàn cơ sở. Các công đoàn cơ sở khác, cử cán bộ chuyên viên tư vấn pháp luật để thực hiện công tác tư vấn pháp luật.

– Nội dung tư vấn pháp luật tập trung chủ yếu vào pháp luật lao động và công đoàn. Quan tâm đầu tư, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho cán bộ tư vấn pháp luật ở từng cấp.

– Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các tổ chức tư vấn pháp luật của Nhà nước, phối hợp giữa các tổ chức tư vấn pháp luật của chuyên môn và công đoàn.

– Xây dựng và phát triển tủ sách hoạt động tư vấn pháp luật ở từng cơ sở, kịp thời cập nhật thông tin, phổ biến pháp luật và hướng dẫn các biện pháp hoạt động tư vấn pháp luật để nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của Người lao động và Người sử dụng lao động trong việc thực hiện pháp luật.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới người lao động nhằm nâng cao ý thức pháp luật, kỷ luật lao động, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ,…

– Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động tư vấn pháp luật, xây dựng chương trình tập huấn, đào tạo cán bộ công đoàn làm công tác tư vấn pháp luật.

– Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê tổng hợp hàng năm. – Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời động viên khen thưởng cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật.

3.3.2. Nâng cao hiệu quả thương lượng trong Doanh nghiệp

Nhiều Doanh nghiệp hiện chưa hiểu đúng về thỏa ước lao động tập thể, có sự đánh đồng, thậm chí nhầm lẫn giữa thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động. Đó cũng là lý do nhiều bản thỏa ước lao động tập thể mà Doanh nghiệp gửi cho cơ quan quản lý lao động khá dày nhưng đa phần nội dung là sao chép luật hoặc gom tất cả quy chế.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thỏa ước lao động tập thể được hình thành dựa trên cơ chế thương lượng tập thể. Đây là một trong những cơ chế điều chỉnh quan hệ lao động phù hợp và hữu hiệu nhất giúp khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường thông qua việc áp dụng tiền lương và những điều kiện lao động bình đẳng giúp đạt được sự phân phối thu nhập và lợi ích công bằng cho các bên, giúp bình ổn sản xuất, tạo ra tính linh hoạt của thị trường lao động ở nhiều quốc qua. Thương lượng tập thể cũng là một trong những cơ chế pháp lý cơ bản để nhà nước điều chỉnh mối quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, để quyền lợi của Người lao động được đảm bảo quá trình thương lượng phải có thực chất, hiệu quả.

Để quá trình thương lượng diễn ra thực chất, Người sử dụng lao động cần tăng cường chia sẻ thông tin Doanh nghiệp với Người lao động. Công đoàn cơ sở cần chủ động đôn đốc, phối hợp cùng Người sử dụng lao động thực hiện tốt đối thoại định kỳ, hội nghị Người lao động để các bên gặp gỡ, trao đổi thông tin, giải đáp thắc mắc, bức xúc và củng cố mối quan hệ hợp tác trong Doanh nghiệp.

3.3.3. Xây dựng lòng tin của Người lao động

Thỏa ước lao động tập thể đem lại lợi ích cho Người lao động khi Doanh nghiệp làm tốt công tác lấy ý kiến tập thể của Người lao động để thỏa ước lao động tập thể thực sự phản ánh đầy đủ tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của đa số Người lao động. Để thực hiện công tác này, đại diê nâ thương lượng của bên tâ pâ thể lao đô ngâ lấy ý kiến trực tiếp của tâ pâ thể lao đô ngâ hoặc gián tiếp thông qua hô iâ nghị đại biểu của Người lao động về đề xuất của Người lao động với người sử dụng lao đô ngâ và các đề xuất của Người sử dụng lao đô ngâ đối với tâ pâ thể lao đô ngâ. Đây là một quá trình tất yếu để xây dựng lòng tin của Người lao động đối với các đại diện Công đoàn và khiến

cho Người lao động thực sự cảm thấy quá trình thương lượng tập thể là nhằm phục vụ lợi ích của họ.

Chia sẻ kinh nghiệm về công tác này, đại diện Công đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam cho biết, cách làm của Công đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam là thông qua các cuộc gặp gỡ các lực lượng nòng cốt, tổ trưởng Công đoàn, tổ dư luận xã hội của Đảng, tổ hòa giải để nắm bắt tình hình tư tưởng của Người lao động, qua đó, Công đoàn đã xây dựng được hệ thống thông tin đa chiều với nhiều hình thức, phương pháp nhằm tiếp thu các ý kiến, mong muốn từ Người lao động, như phỏng vấn lấy ý kiến hằng ngày tại nơi làm việc, họp mặt tọa đàm hằng tuần với đại diện Người lao động các bộ phận... Đây là nguồn thông tin sát thực với đời thường của Người lao động nên nắm chắc được thông tin chính xác và kịp thời giải quyết đã hạn chế rất lớn việc phản ứng tập thể.

Tùy theo số lượng Người lao động, điều kiện cơ sở vật chất và thời gian có thể để tổ chức lấy ý kiến của tập thể Người lao động bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại hội công nhân viên chức, hội nghị Người lao động hoặc lấy ý kiến bằng các hình thức khác như phiếu hỏi ý kiến, hòm thư, email, mạng xã hội… Để đảm bảo chất lượng việc lấy ý kiến, người chủ trì lấy ý kiến cần chuẩn bị kỹ nội dung, phương pháp truyền đạt, cử thư ký ghi kết quả và tổng hợp ý kiến, việc lấy ý kiến tập thể Người lao động phải lập biên bản, đảm bảo trên 50% số Người lao động tại Doanh nghiệp đồng ý. Kết quả lấy ý kiến của tập thể Người lao động được thông báo lại cho Người lao động biết trước khi tổ chức đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động.

Thông qua các buổi đối thoại, doanh nghiệp có thể trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình cho phía người lao động được biết. Nếu doanh nghiệp thật sự có những khó khăn thì tôi nghĩ lúc này phía

người lao động sẽ lắng nghe và có những ứng xử phù hợp, như chấp nhận những quyền lợi thấp hơn so với cam kết được ghi nhận trong thỏa ước trước đó. Từ đó, cũng sẽ góp phần hạn chế được những tranh chấp lao động tập thể không đáng có.

Người sử dụng lao động phải thực hiện đúng quy định của pháp luật và thật sự dân chủ; cán bộ công đoàn phải tổ chức tốt việc lấy ý kiến Người lao động về những nội dung cần đưa ra đối thoại để tổng hợp ý kiến tham gia trước khi đối thoại. Những nội dung mới phát sinh cần trao đổi với Người sử dụng lao động trước khi diễn ra đối thoại. Phân loại, lựa chọn các nội dung đối thoại, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên tham gia, tìm hiểu các căn cứ pháp luật, thực tế yêu cầu và điều kiện cụ thể để đối thoại. Kết thúc buổi đối thoại phải có kết luận từng vấn đề cụ thể và thể hiện vào biên bản đối thoại, ghi rõ những nội dung đã thống nhất, biện pháp thực hiện, những nội dung còn có ý kiến khác nhau chưa thống nhất, cần bàn bạc giải quyết tiếp.

Hình thức đối thoại tại nơi làm việc phải linh hoạt và tùy thuộc điều kiện cụ thể của mỗi Doanh nghiệp, thiết lập và vận hành kết hợp nhiều kênh đối thoại khác nhau. Tùy điều kiện, Doanh nghiệp có thể lựa chọn kết hợp các kênh đối thoại phổ biến như: Họp định kỳ 3 tháng/lần, họp trước ca làm việc từ 10 –15 phút, lập hòm thư góp ý, bảng tin, mạng nội bộ, webside, sử dụng tin nhắn điện thoại, bảng biểu dán tại nơi nghỉ giải lao giữa ca…Góp phần giảm chi phí cho Doanh nghiệp, đồng thời giúp Người lao động không bị tiết lộ danh tính nếu họ không muốn. Khi có phát sinh vấn đề, nội dung bức xúc, cấp thiết liên quan đến quyền lợi Người lao động cần được giải quyết ngay, Công đoàn cơ sở cần tập hợp nhanh yêu cầu của Người lao động, thông qua tổ công đoàn, công đoàn bộ phận... để thống nhất nội dung đối thoại bằng văn bản gửi Người sử dụng lao động yêu cầu tổ chức đối thoại đột xuất.

Đề nghị, hằng năm Chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện cần phối hợp với Liên đoàn lao động đồng cấp tổ chức các cuộc đối thoại, tiếp xúc giữa lãnh đạo chính quyền, chủ Doanh nghiệp với Người lao động trên địa bàn để nắm bắt tình hình, tư tưởng, giải quyết những kiến nghị và các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, tạo đà là cú hích cơ bản để cơ sở thực hiện tốt hơn nữa Quy chế dân chủ cơ sở. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những DN cố tình vi phạm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.

Đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung chế tài đủ mạnh xử phạt vi phạm hành chính về hành vi Doanh nghiệp cố tình không tổ chức hội nghị Người lao động (hiện tại mới có chế tài xử phạt về Doanh nghiệp không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc).

Tóm lại, việc duy trì tốt đối thoại xã hội tại nơi làm việc sẽ tác động tích cực đến mọi mặt hoạt động của Doanh nghiệp, từ chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giúp Người lao động yên tâm làm việc, gắn bó với Doanh nghiệp, là giải pháp tốt nhất nhằm tháo gỡ những xung đột trong quan hệ lao động, tránh những hậu quả về tranh chấp lao động và đình công, đơn thư khiếu kiện trong Doanh nghiệp, qua đó nâng cao tinh thần lao động cống hiến của Người lao động, thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển, cùng hợp tác vì lợi ích chung, góp phần xây dựng mối quan hệ hài hòa ổn đinh và phát triển tại Doanh nghiệp, phát huy được vai trò của Công đoàn là cơ quan đại diê n,â chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Người lao động.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Theo Khuyến nghị số 91 của ILO (International Labour Organization),

"thỏa ước lao động tập thể là tất cả những bản thỏa thuận viết liên quan đến việc làm và điều kiện lao động được ký kết giữa một bên là người sử dụng lao động, một hoặc một nhóm hiệp hội giới chủ với bên kia là một hoặc nhiều tổ chức của người lao động. Khi không có tổ chức đại diện cho bên lao động thì những người được tập thể lao động bầu ra và được trao quyền một cách hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ký kết thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn các doanh nghiệp tại huyện đơn dương, tỉnh lâm đồng (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)