án hình sự
2.2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử
Những kết quả đã đạt được trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử.
Trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán tòa án đã thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự từ việc nghiên cứu hồ sơ vụ án đến việc thụ lý vụ án đều được xem xét một cách kỹ lưỡng có hệ thống và khoa học. Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự việc xác định giới hạn của việc xét xử được Thẩm phán tòa án thực hiện theo đúng tinh thần của Điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. So với quy định tại điều 196 BLTTHS năm 2003 thì quy định tại khoản 3 Điều 298 BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm thẩm quyền cho Tòa án và khắc phục những vướng mắc bất cập bất cập theo đó trong trường hợp xét thấy cần xét
xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện Kiểm sát đã truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện Kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện cho bị cáo, người bào chữa biết, nếu Viện Kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử về tội danh nặng hơn. Đây là quy định mới đã thể hiện quyền tư pháp của Tòa án và bảo đảm về tính đọc lập của tòa án trong hoạt động xét xử.
Trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, ở giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán tòa án đưa ra các quyết định như tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án hình sự, quyết định thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn biện pháp cưỡng chế đều dựa trên những căn cứ có tính hợp lý, hợp pháp
Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng và Quốc hội, các ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước và Ban Bí thư về tổ chức và hoạt động của Tòa án, dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng và sự lãnh đạo của tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao cùng với sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu trong công tác của toàn thể cán bộ, công chức Tòa án các cấp, cho nên trong năm qua có thể nói ngành Tòa án nhân dân đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.Theo báo cáo tổng kết trong vòng 5 năm qua, từ năm 2014 đến năm 2018 của Tòa án nhân dân tối cao. Từ ngày 01/10/2013 đến 30/9/2014, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm là 69.638 vụ với 127.614 bị cáo; năm 2015 thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 65.503 vụ với 118.830 bị cáo; năm 2016thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 65.791 vụ với 113.751 bị cáo; Từ ngày 01/10/2016 đến ngày 30/9/2017 thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 61.025 vụ với 102.751 bị cáo; Từ ngày 01/12/2017 đến ngày 30/11/2018thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 68.934 vụ với 120.225 bị cáo. Về công tác giải quyết, xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của các Tòa án nhân dân cơ bản đã đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật góp phần đấu tranh phòng ngừa tội phạm một cách
hiệu quả, hạn chế tội phạm xảy ra tiến tới xóa bỏ tội phạm ra khỏi đời sống, xã hội.
Những vướng mắc hạn chế trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử.
Một số Thẩm phán và Hội đồng xét xử còn chủ quan, chưa thận trọng nghiên cứu kỹ hồ sơ, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ.Việc thụ lý và phân công Thẩm phán giải quyết các vụ án ở một số đơn vị còn chồng chéo, chưa khoa học; xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, phân công phân nhiệm chưa rõ ràng, thiếu kiểm tra đôn đốc công việc của Thẩm phán và cán bộ công chức, tác phong lề lối làm việc chưa khoa học, hiệu quả; chưa thật sự chủ động trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ; chậm đổi mới phương thức và lề lối làm việc.
Một số quy định của pháp luật về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự chưa đầy đủ và thiếu chặt chẽ.
Về giới hạn của việc xét xử: mặc dù đã có sửa đổi bổ sung tuy nhiên trên thực tế áp dụng vẫn chưa có sự hướng dẫn, giải thích của cơ quan có thẩm quyền về việc áp dụng thống nhất các quy định tại điều luật 298 BLTTHS năm 2015.
Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của BLTTHS năm 2015 vẫn còn một số vướng mắc. Về biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, theo quy định tại Điều 123 BLTTHS năm 2015 đối với bị can đang tại ngoại, nếu xét thấy không cần áp dụng biện pháp tạm giam thì Thẩm phán có thể quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trong trường hợp này Thẩm phán triệu tập bị can đến trụ sở Tòa án để giao Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; yêu cầu bị can làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt theo giấy triệu
tập của Tòa án. Trình độ chuyên môn của một số cán bộ thẩm phán còn hạn chế, yếu kém
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong một số vụ án Thẩm phán với tinh thần trách nhiệm trong công việc chưa cao, chủ quan nghiên cứu hồ sơ còn thiếu sót hoặc không lập kế hoạch xét hỏi dẫn tới việc tiến hành xét xử trong phiên tòa sơ thẩm không được thuận lợi, còn nhiều vướng mắc, lúng túng, chưa làm rõ được các tình tiết có trong vụ án. Bên cạnh đó một số cán bộ Thẩm phán Tòa án với trình độ năng lực hạn chế, hiểu không đúng bản chất các quy định pháp luật, không có kỹ năng xét xử, khi đưa ra phán quyết cuối cùng mà bỏ quên việc xem xét các tình tiết vụ án một cách khách quan, toàn diện chỉ xem xét qua loa, hời hợt hay phiến diện đã dẫn đến oan sai trong xét xử.
2.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về hoạt động xét xửsơ thẩm vụ án hình sự tại phiên tòa
Công tác xét xử các vụ án hình sự trong năm qua về cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.Nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng hoặc các vụ án được dư luận xã hội quan tâm đã được các Tòa án khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử. Theo báo cáo tổng kết trong vòng 5 năm qua, từ năm 2014 đến năm 2018 của Tòa án nhân dân tối caoTừ ngày 01/10/2013 đến 30/9/2014Các Tòa án nhân dân đãđã giải quyết, xét xử sơ thẩm 68.415 vụ với 124.540 bị cáo, năm 2015 đã giải quyết, xét xử sơ thẩm 64.196 vụ với 115.743 bị cáo, năm 2016 đã giải quyết, xét xử sơ thẩm 64.636 vụ với 111.038 bị cáo, Từ ngày 01/10/2016 đến ngày 30/9/2017đã giải quyết, xét xử sơ thẩm là 60.048 vụ với 100.077 bị cáo, Từ ngày 01/12/2017 đến ngày 30/11/2018 các tòa án đã giải quyết, xét xử sơ thẩm là 67.465 vụ với 116.379 bị cáo. Trong những năm vừa qua Tòa án nhân dân tối cao đã xác định các giải pháp
đột phá để nâng cao hiệu quả trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hính sự. Các thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự đảm bảo đúng quy định pháp luật, bản án chính xác, rõ ràng phản ánh đúng sự thật khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Vấn đề tranh luận tại phiên tòa được từng bước thực hiện theo tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 08/NQ-TWvề một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tớivà Nghị quyết số 49/NQ-TWvề chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị. Ngoài ra, Công văn số 276/TANDTC-PC về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 của TAND tối cao đều được tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm, thống nhất, bảo đảm áp dụng đúng các quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 và các quy định của BLTTHS 2015 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 trong xét xử các vụ án hình sự. Hình phạt Tòa án áp dụng cơ bản đảm bảo đúng quy định pháp luật hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình tiến hành các hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa bám sát đường lối chủ trương cải cách tư pháp của Đảng đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tăng cường phối hợp họp liên ngành trao đổi tìm hướng để xử lý giải quyết nhiều vụ án lớn, trọng điểm để có đường lối xử lý tội phạm phù hợp, khắc phục tình trạng kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Tòa án đã chú ý yêu cầu VKS, CQĐT xác định hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội để xử lý theo pháp luật.
Hàng tháng, quý, năm, các TAND đều thực hiện chế độ báo cáo tình hình giải quyết án đặc biệt trong công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm. Thông qua các con số thống kê, tỷ lệ giải quyết án, để nắm bắt số liệu, theo dõi và giám sát, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Những vướng mắc hạn chế trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại phiên tòa.
Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa: Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa vẫn có trường hợp thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa đã không kiểm tra căn cước của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác nên dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như: xét xử nhầm bị cáo, nhầm người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án và những người tham gia tố tụng khác người không cần phải có mặt tại phiên tòa còn người làm chứng quan trọng thì không được triệu tập dẫn đến quyền lợi của bị cáo không được bảo đảm, có thể dẫn đến xét xử oan sai. Trong phiên tòa xét xử một số vụ án,Thẩm phán còn cẩu thả, tiến hành phần thủ tục bắt đầu phiên tòa không đầy đủ, ví dụ như việc giải thích thiếu quyền và nghĩa vụ cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa khiến Đại diện VKS phải đề nghị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tiến hành bổ sung việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị cáo.
Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa: Vai trò của KSV và Hội thẩm nhân dân trong quá trình xét hỏi còn mờ nhạt. Hội thẩm nhân dân ít tham gia xét hỏi, ít thể hiện trách nhiệm của mình trong việc làm rõ sự thật khách quan của vụ án trong một số vụ án, KSV chỉ trình bày bản cáo trạng, không tham gia xét hỏi bị cáo vì cho rằng hành vi phạm tội đã được thể hiện rõ trong hồ sơ. Việc xét hỏi để chứng minh tội phạm và làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án vẫn chủ yếu do Chủ tọa phiên tòa
thực hiện và dường như HĐXX đã trở thành người buộc tội, tự mình làm thay công việc của KSV.
Thủ tục tranh luận tại phiên tòa: Việc tranh luận tại phiên tòa vẫn còn mang nặng tính hình thức. Một số Tòa án chưa khắc phục triệt để việc để các vụ án quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật do lỗi chủ quan của Tòa án.Vẫn còn tình trạng chậm gửi bản án, quyết định cho các cơ quan liên quan hoặc chậm tống đạt văn bản tố tụng cho bị cáo, người tham gia tố tụng. Việc chuyển giao thông báo thụ lý, bản án, quyết định cho Viện kiểm sát nhân dân ở một số đơn vị còn chưa kịp thời, dẫn đến Viện kiểm sát nhân dân có kiến nghị, phản ánh.
Một số trường hợp Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ còn thiếu căn cứ hoặc lý do tạm đình chỉ không còn nhưng không theo dõi, đôn đốc để đưa vụ án ra xét xử làm cho thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài Trong công tác giải quyết xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, trong một số trường hợp Thẩm phán Tòa án đã đánh giá sai tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tộidẫn tới sai sót khi quyết định hình phạt. Một số trường hợp Tòa án không xem xét kỹ nhân thân bị cáo, không xác định đầy đủ thông tin về tiền án, tiền sự của bị cáo dẫn tới xác định sai khung hình phạt, hay đôi khi còn có mâu thuẫn trong các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Ví dụ bị cáo là người chưa thành niên nhưng Cơ quan Điều tra, VKS không yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị cáo Thực tiễn xét xử sơ thẩm cho thấy trong nhiều trường Hợp Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không đúng với quy định pháp luật như trả hồ sơ bằng một công văn, trả hồ sơ quá hai lần trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng không nêu rõ các vấn đề cần phải điều tra bổ sung.
Bên cạnh đó cơ quan Tòa án nhiều khi còn để xảy ra các sai sót trong việc xác định tội danh. Trên thực tế có những trường hợp do Thẩm phán xác định không đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm, không phân biệt được các dấu hiệu khác nhau giữa tội phạm này với tội phạm khác, nhầm lẫn giữa tình tiết định tội với các tình tiết khác không phải là tình tiết định tội dẫn đến việc xác định sai về tội danh. Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm một số Thẩm phán xác định sai tư cách người tham gia tố tụng, không áp dụng Điều luật về phạm tội chưa đạt đối với các vụ án giết người mà hậu quả chết người không xảy ra hay xác định sai về đồng phạm về chủ thể đặc biệt, áp dụng án treo không đúng quy định của pháp luật. Xác định không đúng trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự dẫn đến quyết định việc bồi thường dân sự không đúng quy định của pháp luật, điều này dẫn đến việc phòng ngừa không hiệu quả, tội phạm ngày càng gia tăng.
Trong hoạt động xét xử sơ thẩm một số Thẩm phán Tòa án còn sai lầm trong việc căn cứ vào các giả định, phán đoán về tình tiết của vụ án hoặc các chứng cứ không xác thực. Trên thực tế một số phiên tòa do dựa vào các giả định để xác định bị cáo phạm tội giết người mà không dựa trên cơ sở các chứng cứ khách quan dẫn đến trường hợp sau nhiều năm sau Cơ quan Điều tra mới phát hiện ra hung thủ sực sự của vụ án như vụ án oan sai của Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.
Hoạt động chỉ đạo quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự luôn được tiến hành, giám sát một cách thường xuyên và liên tục, nhưng vẫn không thể kiểm tra từng khâu, từng hoạt động tố tụng của đội ngũ cán bộ Thẩm phán, Thư ký Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc. Mặt khác, việc chỉ đạo của các cấp lãnh đạo có thẩm quyền vẫn còn chung chung, chưa bám sát vào thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án nên gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết.
Ngoài ra, cách viết bản án hình sự sơ thẩm đôi khi chưa phân tích đánh giá vai trò, tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo; các quan điểm của người tham gia tố tụng còn chưa được phản ánh cụ thể. Việc giao bản án cho các cơ quan tiến hành tố tụng còn chậm quá thời hạn luật