Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; Thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong xu thế toàn cầu hoá và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các quốc gia hiện nay sự trao đổi về văn hoá tư pháp giữa phương Đông và phương Tây là một tất yếu khách quan. Trong lĩnh vực tư pháp hình để xây dựng một thủ tục tố tụng hình sự dân chủ, gần dân, thân thiện với dân thì ngay từ khi chắp bút soạn thảo pháp luật, nhà lập pháp đã phải ý thức được sứ mệnh cao cả và bổn phận thiêng liêng của mình với xã hội. Pháp luật tố tụng hình sự được xây dựng phải là phương tiện hữu hiệu để người dân có thể sử dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Dưới góc nhìn lịch sử thì sự hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam luôn gắn với những thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Trong từng thời kỳ lịch sử các nhà lập pháp đều chú trọng và có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng và bồi đắp cho nền pháp luật tố tụng hình sự nước nhà. Nhận thức được thực tế này, Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ cần phải “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục
chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp.
Việc nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với tình hình địa phương. Xây dựng cơ chế xét xử đảm bảo yêu cầu dân chủ, hiệu quả và minh bạch.