Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 60 - 61)

Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật và được xây dựng trên nền tảng tư tưởng pháp lý tiến bộ cùng với đó, nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật, bảo đảm cho mọi công dân đều có quyền tự do, bình đẳng tham gia quản lý đất nước và giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của nhà nước.

Trong nhà nước pháp quyền, Tòa án là trung tâm của hệ thống tư pháp và xét xử có vị trí trọng tâm. Với chức năng là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp theo quy định tại khoản 3 Hiến pháp 2013 quy định “Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức9

, cá nhân” . Trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đồng thời bảo đảm thực hiện tốt các hoạt động tố tụng của mình trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và hoạt động xét xử sơ thẩm tại phiên tòa. Do vậy, Tòa án chính là cơ quan bảo vệ pháp luật là cơ quan chuyển tải quyền lực nhà nước có chứa đựng trong pháp luật vào đời sống xã hội qua việc giải quyết các vụ án liên quan đến quyền và lợi ích của con người. Vì vậy, hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng bởi về tâm lý và ý thức xã hội thì công dân sẽ đánh giá hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước trực tiếp thông qua sự đánh giá tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án bởi hoạt động của Tòa án quan hệ trực tiếp đến con người.

Do đó, đòi hỏi Tòa án phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện trực tiếp tính chất dân chủ và công khai trong hoạt động xét xử của mình. Theo GS. TS Võ Khánh Vinh thì “việc xét xử công khai thể hiện tính dân chủ nhằm tạo điều kiện cho nhân dân kiểm tra, giám sát được các hoạt động của Tòa án” . Đồng thời, việc xét xử khách quan,

công bằng, dân chủ của Tòa án cũng góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của xã hội, củng cố và tăng cường kỷ cương, kỷ luật, giáo dục các thành viên và cộng đồng trong xã hội có thói quen và nếp sống tuân theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần tạo dựng một trật tự pháp lý, môi trường sống lành mạnh, an toàn, kiểm soát và giải quyết tốt các mối quan hệ trong hành lang pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 60 - 61)