Các giải pháp khác nhằm nâng cao hoạt động xét xửsơ thẩm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 69 - 77)

sơ thẩm vụ án hình sự

Thứ nhất, cần tăng cường quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với việc giải quyết các vụ án tàng hình sự.

Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xét xử vụ án hình sự nói chung và xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng phải luôn quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phải thực hiện nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 48/CT-TW ngày 2/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Nghị quyết số

08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trịmộtvề số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới;Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày

02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 để đảm bảo xét xử được khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thứ hai, cần đẩy mạnh mối quan hệ phối hợp giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hính sự.

Trong bối cảnh mà vị trí của tư pháp ngày càng được chú trọng và được xã hội quan tâm, liên ngành TAND và VKSND cần phối hợp để chọn các phiên tòa mẫu theo hướng tăng cường số lượng các phiên tòa mẫu xét xử ở cơ sở để đảm bảo các TAND cấp huyện có thể tham dự, học hỏi và rút kinh nghiệm.

Hoạt động phối hợp giữa Tòa án với VKS không chỉ là giải pháp nâng cao chất lượng xét xử trong quá trình tiến hành tố tụng các vụ án hình sự mà còn được coi là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các đơn vị TAND. Để có sự phối kết hợp trong giải quyết các VAHS, TAND phải chủ động kết hợp với VKS xây dựng Quy chế phối hợp trong hoạt động xét xử sơ thẩm VAHS, trong đó có những vấn đề như giải quyết những khó khăn vướng mắc trong hoạt động tố tụng của các Thẩm phán, KSV; các vụ án điểm, án lưu động; làm rõ các chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội.

Thứ ba, tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan, dân cử và của nhân dân trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Các bộ phận chuyên môn của TAND phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các Thẩm phán, Thư ký; qua công tác kiểm tra chất lượng hoạt động thực tế trong hoạt động nghiệp vụ của từng cán bộ để nắm rõ, kịp thời phát hiện những sai phạm, thiếu sót

để uốn nắn, rút kinh nghiệm. Đồng thời, khắc phục tình trạng, một số Thẩm phán do chạy theo thành tích không để án tồn đọng nên chất lượng xét xử không cao xảy ra sai sót.

Việc kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực trong hoạt động xét xử nói chung và xét xử sơ thẩm VAHS là điều cần thiết để đáp ứng cho chiến lược cải cách tư pháp, tăng cường tranh tụng như hiện nay. Trong thực tiễn xét xử có nhiều hành vi tiêu cực như chạy án để giảm hình phạt hoặc dẫn đến oan sai. Nhiều vi phạm được phát hiện khá lâu sau đó đã dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến quá trình tố tụng. Do vậy cần phải tăng cường kiểm tra giám sát cơ quan tiến hành tố tụng nhất là cơ quan Tòa án trong hoạt động xét xử để khắc phục những vi phạm, cũng như kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Ngoài ra cần tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm các chủ thể tham gia bào chữa, các tổ chức pháp lý, mà có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng bào chữa của mình. Cơ quan Tòa án cần phải xây dựng đội ngũ kiểm tra giám sát chéo trong nội bộ cơ quan để tăng cường công tác quản lý và xử phạt vi phạm hạn chế các hành vi tiêu cực can thiệp vào quá trình giải quyết vụ án.

Thứ tư, nâng cao cơ sở vật chất phương tiện, trang thiết bị cho hệ thống cơ quan Tòa án, cơ quan giám định trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Nhằm đảm bảo hiệu quả cho hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói chung, và các vụ án hình sự sơ thẩm nói riêng và đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng các phiên tòa thì việc tăng cường điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện làm việc là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm nhưng đến nay kinh phí hoạt động của các Tòa án hình sự vẫn còn quá hạn hẹp. Điều

kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác của Thẩm phán còn thiếu thốn; hoạt động xét xử cũng bị ảnh hưởng ở một chừng mực nhất định. Nhiều phiên tòa lẽ ra phải được xét xử trong nhiều ngày nhưng do kinh phí hạn hẹp nên thường phải rút ngắn thời gian làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử.Một trong những yếu tố đảm bảo cho hoạt động xét xửVAHS là đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện công tác cho TAND. Do vậy để đảm bảo và nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử sơ thẩm VAHS cần quan tâm hơn nữa đến các điều kiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật, trụ sở làm việc, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ… là cầu nối cho quá trình tìm ra sự thật khách quan, là phương tiện nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án.

Thứ năm, thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời.

Tổng kết rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một nhiệm vụ quan trọng. Thông qua hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm về những uu điểm hay những hạn chế khuyết điểm, chúng ta mới rút ra được bài học về việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử. Với vai trò và vị trí của phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm, việc tổng kết rút kinh nghiệm giúp chúng ta thấy được những quy phạm pháp luật nào phù hợp với thực tế cuộc sống, quy phạm pháp luật nào không còn phù hợp cần sửa đổi bổ sung từ đó có những kiến nghị, đề nghị xem xét sửa đổi hoặc giải thích, hướng dẫn kịp thời và thống nhất.

Tiểu kết chương 3

Từ việc nghiên cứu, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém ở Chương 2, trong Chương 3, tác giả đã mạnh dạnđưa ra những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xét xử sơ thẩm, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

KẾT LUẬN

Khi lựa chọn đề tài để nghiên cứu, tác giả đã cố gắng đi sâu phân tích những vấn đề lý luận trong hoạt động xét xử sơ thẩm VAHS bên cạnh đó tác giả đi phân tích về các quy định của BLTTHS năm 2015 đòng thời chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân tồn tại và những vướng mắc trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Từ đó, tác giả mạnh dạnchỉ ra một số yêu cầu và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Toà án nhân dân. Nhìn chung đề tài đã đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản đặt ra, tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu còn gặp một số khó khăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là việc tiếp cận với những tài liệu nghiệp vụ không được thuận lợi dẫn tới đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng nhằm hoàn thiện hơn cho đề tài. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Khoa luật Học Viện Khoa Học Xã Hội, đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành tốtluận văn. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Thầy Phạm Minh Tuyên -Tiến sĩ, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh để tác giả có thể hoàn thành tốt luận văn của mình. Đồng thời tác giả cũng xin chân thành cảm ơn TAND tối cao, đã tạo điều kiện cho tác giả tiếp cận được những thông tin, số liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu cũng như đưa ra một số ý kiến chuyên sâu hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2010), Chỉ thị số 48/CT-TW ngày 2/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm

vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

5. Bộ tư pháp viện khoa học phály(2006), Từ điển luật học,

6.Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật

hình sự phầnchung, Nxb quốc gia Hà Nội.

7.Lê Tiến Châu (2007), Các chức năng cơ bản trong tố tụng hình

sự, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Tp.HCM, Tp.HCM.

8.Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí đồng chủ biên (2004), Cải cách tư

pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền,

NxbĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

9. Công ty Luật TNHH Everest (2019), “Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”< https://text.123doc.org/document.

10. Điểm mới về bị can bị cáo theo BLTTHS năm 2015< https://baomoi.com/diem-moi-ve-bi-can-bi-cao-theo-bltths-nam- 2015/c/27078403.epi.

11. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án

hình sự, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

12. Bùi Thị Hồng (2011), Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Luật Đại học Quốc gia.

13.Học viện tư pháp (2009), Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ án

hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

14.Học viện Tòa án (2016), Tập bài giảng Kỹ năng giải quyết vụ

án hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

15. Đặng Văn Hưng (2011), Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

16.Vũ Gia Lâm (2011), Hoàn thiện một số quy định về xét xử sơ

thẩm nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử, Tạp chí

Tòa án nhân dân.

17. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013.

18.Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

19.Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.

20.Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự năm 1999.

21.Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

22.Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự 2015.

23.Quốc hội (2014), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24.Đinh Văn Quế (2006), Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung,

những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân số 14. 25.Đinh Văn Quế (2006), Thẩm phán ra quyết định đình chỉ, tạm

đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tạp chí TAND

số 17.

26.Hoàng Hữu Quý (2013), Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ

thẩm các vụ án hình sự của Toà án Quân sự ở Quân khu 3, Luận văn

thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 27. Nguyễn Sơn (2004), Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ án hình

sự, Phần 5 Chương 2, Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Nxb Tư

pháp, Hà Nội.

28.Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên (2015), Giáo trình Luật tố tụng

hình sự ViệtNam (tái bản lần 12 có sửa đổi), Trường Đại học Luật Hà

Nội, Nxb Công annhân dân, Hà Nội.

29.Nguyễn Sỹ Thành (2015), Xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk),

Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

30.Nguyễn Thị Thủy (2014), Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại

học Quốc gia Hà Nội.

31.Phạm Minh Tuyên “Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự theo

quy định của BLTTHS 2015”, Nxb Thanh Niên.

32.Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành năm

2014.

33.Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành năm

2015.

34.Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành năm

35.Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành năm

2017.

36.Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành năm

2018.

37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình luật tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)