Đây là một trong những nội dung rất quan trọng và cấp thiết trong công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Tư tưởng đổi mới thủ tục tố tụng hình sự theo hướng dân chủ, bình đẳng, bảo đảm đê người tham gia tố tụng có điều kiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong tố tụng hình sự, tăng cường tranh tụng được thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020.
Thực tiễn tố tụng cũng cho thấy rằng, một số quy định của pháp luật tố tụng hiện hành còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến các nguyên tắc tố tụnggây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng làm hạn chế hiệu quả tham gia hoạt động tố tụng hình sự nói chung, phiên tòa hình sự sơ thẩm nói riêng. Như vậy, hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) về thủ tục xét xử sơ thẩm
là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Một là, Trong hoạt động xét xử sơ thẩm VAHS Thẩm phán Tòa
án cần phải thể hiện đầy đủ các nguyên tắc tố tụng hình sự, đặc biệt là các nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án, nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng trước Toà án, nguyên tắc tranh tụng.
Hai là, Cần phân định rõ ràng các chức năng buộc tội, bào chữa
xét xử trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, đồng thời, các quy định cũng phải được quy định trên cơ sở địa vị pháp lý của người tiến hành, người tham gia tố tụng trong vụ án;
Ba là, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước đặc biệt là cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đối với công dân nói chung, người tham gia tố tụng nói riêng, nhất là đối với bị cáo.
Bốn là, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các quy định pháp
luật thì đòi hỏichúng ta có thể tham khảo pháp luật tố tụng hình sự của các nước nhưng không thể không xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhất là khả năng bảo đảm vật chất, trình độ chuyên môn của người tiến hành tố tụng, ý thức pháp luật.
Trong hoạt động xét sử sơ thẩm VAHS cần nâng cao chất lượng tranh tụng tại tòa án.
Quy định nguyên tắc cơ bản là tranh tụng không đồng nghĩa với việc chúng ta khẳng định chuyển đổi 100% các thủ tục tố tụng sang tố tụng tranh tụng, mà ở đây là có sự kết hợp giữa tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn. Trong đó, tố tụng tranh tụng là yếu tố chủ đạo để giải quyết vụ án, còn phần thẩm vấn của tòa án chỉ có tác
dụng thẩm định, khẳng định những yếu tố tranh tụng là khách quan, hợp pháp để có những phán quyết đúng với quy định pháp luật.
Để đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa trên thực tế được hiệu quả, đòi hỏi các nhà lập pháp, cần phải đổi mới tư duy nhìn nhận về tranh tụng để xây dựng thống nhất các quy phạm về tranh tụng. Sự nhận thức đúng đắn của các nhà làm luật, là khâu quan trọng quyết định đến sự tồn tại của nguyên tắc tranh tụng. Nếu như những người áp dụng pháp luật đặc biệt là những người tiến hành tố tụng không nhận thức được vấn đề, vị trí vai trò của mình thì dù cho luật pháp có tốt đến đâu đi chăng nữa cũng không đảm bảo cho hoạt động xét xử được diễn ra hiệu quả. Việc các chủ thể tham gia tố tụng, nhận thức đúng vấn đề, sẽ giúp họ chủ động tham gia tranh tụng, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy, việc nâng cao sự nhận thức về thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và hiệu quả của quá trình áp dụng nguyên tắc trên thực tế.
Bên cạnh đó cần xây dựng cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS.Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự không thể không đề cập đến cơ chế để đảm bảo thực hiện nó, trong đó có vấn đề tổ chức phiên tòa. Hiện nay, việc bố trí vị trí chỗ ngồi của những người tham dự phiên tòa trong phòng xử án cũng làm giảm tính chất tranh tụng tại tòa án. Việc sắp xếp lại vị trí của các thành viên trong hội đồng xét xử, thư ký, kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của một phiên tranh tụng trực tiếp tại tòa án do vậy cần quy định chi tiết về Nội quy phòng xử án đảm bảo phiên tòa được diễn ra trang nghiêm. Để đảm bảo cho việc tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm phát huy được tác dụng đích thực của nó, cần dảm bảo.:
Thẩm phán, phải luôn nhận thức rằng hồ sơ vụ án chỉ là tài liệu do Cơ quan điều tra thu thập, chưa chắc đã là chính xác, lúc này nguyên tắc giả định bị cáo vô tội phải được quán triệt. Cần thực hiện đúng nguyên tắc “bản án chỉ căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa”. Diễn biến phiên tòa phải bám sát vào quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 để không bỏ sót quy trình và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia tranh tụng, nhưng để thực hiện như vậy cần có cơ chế giám sát và biên bản phiên tòa là nơi thể hiện rõ nhất diễn biến của phiên tòa.
Các Tòa án cần phải khắc phục triệt để các vụ án để quá thời hạn giải quyết hay tình trạng chậm gửi bản án, quyết định cho các cơ quan liên quan hoặc chậm tống đạt văn bản tố tụng cho bị cáo, người tham gia tố tụng. Việc chuyển giao thông báo thụ lý, bản án, quyết định cho Viện kiểm sát nhân dân cần kịp thời và tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Trong công tác giải quyết xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, Thẩm phán Tòa án phải đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, vai trò của bị cáo sao cho tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội để ra quyết định hình phạt chính xác, khách quan đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Trong quá trình xét xử Thẩm phán Tòa án cần phải xem xét kỹ nhân thân bị cáo, xác định đầy đủ thông tin về tiền án, tiền sự của bị cáo để đưa ra khung hình phạt phù hợp.Trước khi đưa vụ án ra xét xử Thẩm phán Tòa phải nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án có mâu thuẫn với nhau hay không để trong quá trình xét xử được diễn ra một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Trong hoạt động xét xử sơ thẩm khi đưa ra bản án kết tội được tuyên với bị cáo phải đảm bảo tính xác định, tính có căn cứ, không được dựa trên những giả định, chưa được kiểm chứng. Thẩm phán phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã được thực hiện, xác định về hình thức lỗi, để từ đó quyết định mức hình phạt. Để có cơ sở đầy đủ cho việc ra bản án buộc tội đúng pháp luật, hợp lý đối với người phạm tội ngoài việc cân nhắc mức độ lỗi của bị cáo còn phải cân nhắc mức độ lỗi của bị cáo trong những trường hợp phạm tội cụ thể bởi vì trong cùng một loại lỗi mức độ thể hiện của nó cũng khác nhau, do đó cũng có ảnh hưởng khác nhau trong quyết định hình phạt.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 69/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị quyết số 96/2015/QH13 ngày 26/6/2015 và Nghị quyết số 55/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.
Công tác cải cách thủ tục hành chính tư pháp tập trung vào việc đổi mới các quy trình, thủ tục tiếp nhận và xử lý công việc và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của Tòa án thông qua các hoạt động, như: nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền hình trực tuyến; triển khai một số phần mềm ứng dụng mới nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, người dân tiếp cận cũng như giám sát các hoạt động của Tòa án, giúp công tác quản lý, điều hành hoạt động của các Tòa án được nhanh chóng, đạt hiệu quả.
Về công tác xét xử các vụ án hình sự phải đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc tranh tụng tại phiên tòa cần phải được chú trọng theo hướng thực chất, hiệu quả. Các Tòa án không hạn chế thời gian dành cho tranh tụng, tôn trọng và đảm bảo cho các bên tham gia tố tụng đưa ra chứng cứ và trình bày hết các ý kiến của mình, trên cơ sở kết quả tranh tụng, Hội đồng xét xử đưa ra các phán quyết đúng pháp luật. Một trong những quan điểm chỉ đạo trong quá trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay là nâng cao chất lượng tranh tụng theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng"Các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm phải là kết quả của quá trình tranh tụng công khai, dân chủ tại phiên tòa. Để thực hiện tranh tụng tại phiên tòa vai trò của Toà án có ý nghĩa quyết định, sự chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của Toà án đến đâu chính là biểu hiện của nguyên tắc tranh tụng" [3,tr.7].
Trong hoạt động xét xử sơ thẩm nếu không nâng cao vai trò và trách nhiệm của thẩm phán Tòa án thì phiên tòa tranh tụng, khó có thể thực hiện được trên thực tế. Vì vậy, trong quá trình cải cách tư pháp, với tinh thần của Nghị quyết số 49/NQ-TW là đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh. Đồng thời, "nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp". Ban Chấp hành Trung ương Đảng CS Việt Nam (2005) [2,tr.28].
Nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Xây dựng cơ chế xét xử đảm bảo yêu cầu dân chủ, giản tiện, hiệu quả và minh bạch. Bị cáo, các đương sự được quyền đòi hỏi các thông
tin từ các cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi luật định, có quyền thực hiện bất cứ những gì mà pháp luật không cấm để quyền năng tố tụng của các chủ thể tham gia tố tụng.
3.2.2. Giải pháp về con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ Thẩm phán, Thư ký trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Để đảm bảo hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có hiệu quả thì đội ngũ Thẩm phán, Thư ký đóng vai trò vô cùng quan trọng.Việc nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Thẩm phán, Thư ký có ý nghĩa nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động xét xử sơ thẩm VAHS. Vì vậy, Tòa án phải xác định rõ yêu cầu và mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ Thẩm phán, Thư ký đảm bảo về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng; hàng năm rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ Thẩm phán, Thư ký để sắp xếp, bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy hết năng lực, sở trường của từng cán bộ., Trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bản thân người Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải tự nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét các chứng cứ buộc tội, gỡ tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nghiên cứu một cách có hệ thống các văn bản pháp luật. Do đó, những người làm công tác xét xử phải cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ pháp lý và kiến thức hiểu biết sâu rộng mới đáp ứng được các yêu cầu đặt ra; đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày càng quan tâm đến chất lượng xét xử của Tòa án.
Từ thực tiễn tiến hành các hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cần phải đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Cụ thể:
Thứ nhất, cần tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức của các Tòa án, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp ở Tòa án nhân dân cấp huyện. Thực hiện việc luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức để bổ sung nguồn nhân lực cho các đơn vị có số lượng công việc nhiều, đồng thời bồi dưỡng, rèn luyện đối với cán bộ thuộc diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quy hoạch bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp.
Thứ hai, tập trung bồi dưỡng, giáo dục để mỗi cán bộ Thẩm phán, Thư ký nhận thức sâu sắc và thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của ngành Tòa án, xác định rõ vị trí, vai trò của đơn vị trong mối quan hệ với các cơ quan tư pháp khác và trong bộ máy nhà nước, giúp cho đơn vị và mỗi Thẩm phán phát huy được tính độc lập của mình, chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án.
Thứ ba, cần có quy định về chế độ trách nhiệm cá nhân đối với từng chức danh cán bộ, công chức đặc biệt là người đứng đầu đơn vị, tổ chức và những người tiến hành tố tụng; cải cách chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức..