Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [26].Tại Điều 8 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948) ghi nhận “Ai cũng có quyền yêu cầu Tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận” .
Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013, BLTTHS năm 2015 tiếp tục khẳng định các quyền cơ bản của con người thông qua hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và quyền con người được thể hiện rõ nét nhất trong hoạt động xét xử sơ thẩm tại phiên tòa đó là mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luậtngười bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. BLTTHS năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội Đây là một quy định mới lần đầu tiên được chính thức quy định trong BLTTHS 2015 và là sự cụ thể hóa tinh thần của khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật”. Trong quá trình xét xử Tòa án không thể buộc bị cáo phải chứng minh mình không phạm tội, việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội phụ
thuộc Cơ quan điều tra và bản cáo trạng của VKS. Nếu trong trường hợp không có đủ chứng cứ chứng minh bị cáo có tội hay không thì Tòa án phải ra bản án tuyên bị cáo vô tội. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, đối với người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, có quyền tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
Theo quy định trên, trách nhiệm bảo vệ quyền con người thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và tòa án nói riêng mà ở đó trách nhiệm của tòa án là cơ quan xét xử để phán quyết một con người có tội hay không có tội, đồng nghĩa với việc có bảo đảm quyền con người hay không phụ thuộc rất nhiều vào bản án của tòa án.
Bên cạnh đó quyền con người được đảm bảo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hính sự trên những khía cạnh như đối với người bị buộc tội đảm bảo cho họ quyền được nắm bắt kịp thời chứng cứ buộc tội, quyền được các cơ quan có thẩm quyền tố tụng cung cấp đầy đủ các quyết định liên quan đến việc buộc tội; quyền trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị triệu tập người làm chứng, quyền đưa ra chứng cứ; được hỏi người tham gia phiên tòa nếu Chủ tọa phiên tòa đồng ý...Đối với bị hại; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được quyền yêu cầu giám định, định giá tài sản; được thông báo kết quả giải quyết vụ án; được đề nghị mức hình phạt với bị cáo…Như vậy, hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà trong đó hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại phiên tòa là một trong những hoạt động đảm bảo pháp lý để người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tố tụng trên của mình.