2.2.1.1. Nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã - Về chi đầu tư phát triển:
+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội không có khả năng thu hồi vốn do xã quản lý theo quy định phân cấp đầu tư và quản lý xây dựng; các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn và vệ sinh đô thị, quy hoạch cho xã.
+ Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ do phân cấp, uỷ quyền của UBND tỉnh Đồng Nai và huyện Nhơn Trạch.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn huy động, đóng góp của các tổ chức, cá nhân; nguồn vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài;…thuộc ngân sách cấp xã .
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. - Về chi thường xuyên gồm:
+ Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng chính trị, giáo dục thường xuyên, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học, công nghệ và các sự nghiệp khác do các cơ quan địa phương quản lý.
nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp; sự nghiệp kiến thiết thị chính; đo đạc, lập bản đồ địa chính và lưu trữ hồ sơ địa chính; sự nghiệp về môi trường; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cấp xã , quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất theo phân cấp và các sự nghiệp kinh tế khác.
+ Chi đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do NSĐP bảo đảm theo quy định của Chính phủ.
+ Chi đảm bảo xã hội, trợ cấp xã hội.
+ Chi hoạt động các cơ quan hành chính Nhà nước gồm: hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, HĐND; các tổ chức chính trị xã hội; hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp ở theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định của Chính phủ.
+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
+ Chi thường xuyên về các chương trình quốc gia, nguồn vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu theo phân cấp của ngân sách tỉnh.
+ Chi thường xuyên từ nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn vốn viện trợ của tổ chức nước ngoài.
+ Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã
- Về chi đầu tư phát triển:
+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng.
+ Đầu tư xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã, quy định đưa vào ngân sách xã quản lý.
+ Đầu tư xây dựng các công trình trụ sở, trạm y tế, nhà trẻ, mẫu giáo và các cơ sở hạ tầng khác do xã thực hiện.
+ Đầu tư xây dựng trên địa bàn xã từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ và các nguồn vốn khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND huyện và tỉnh.
+ Chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. - Về chi thường xuyên:
+ Chi các sự nghiệp kinh tế do xã quản lý: hoạt động của các trạm bơm cục bộ, duy tu sửa chữa các công trình thuỷ lợi nội đồng; sửa chữa thường xuyên đường giao thông và các công trình phúc lợi công cộng; khuyến nông, khuyến lâm; quy hoạch xây dựng theo phân cấp và các sự nghiệp kinh tế khác trện địa bàn xã.
+ Chi sự nghiệp giáo dục, y tế: Hỗ trợ kinh phí bổ túc văn hóa; hoạt động nhà trẻ, mẫu giáo do xã, thị trấn trực tiếp quản lý; chi hỗ trợ Trung tâm giáo dục cộng đồng và các hoạt động giáo dục khác do xã quản lý; hỗ trợ hoạt động của trạm y tế xã.
+ Chi các hoạt động văn hoá, thông tin, nhà truyền thống, thư viện, nhà văn hoá, đài truyền thanh và các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao xã và chi sự nghiệp văn hoá, xã hội khác do xã quản lý.
+ Chi đảm bảo xã hội.
+ Chi hoạt động các cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm: Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở cấp xã; trợ cấp, phụ cấp cán bộ thôn, khu phố; hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã; Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp ở cấp xã theo quy định của pháp luật…
2.2.2. Định mức phân bổ dự toán chi NSĐP
đảm bảo an ninh-quốc phòng của chính quyền xã và thực tế cân đối ngân sách, HĐND huyên Nhơn Trạch và tỉnh Đồng Nai quy định định mức phân bổ dự toán chi NSĐP áp dụng cho ngân sách cấp xã và ngân sách xã trong thời kỳ ổn định ngân sách, như sau:
2.2.2.1. Định mức chi thường xuyên
- Sự nghiệp giáo dục: Phân bổ theo định mức 12 triệu đồng/xã/năm;
- Sự nghiệp y tế: Phân bổ theo định mức 15 triệu đồng/xã/năm;
- Sự nghiệp văn hóa thông tin: Phân bổ theo định mức 15 triệu đồng/xã/năm; kinh phí thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư theo định mức 4.000.000 đồng/khu dân cư/năm;
- Sự nghiệp phát thanh-truyền hình: Phân bổ theo định mức 11 triệu đồng/xã/năm.
- Sự nghiệp thể dục thể thao: Phân bổ theo định mức 12 triệu đồng/xã/năm;
- Chi đảm bảo xã hội: Phân bổ theo định mức 17 triệu đồng/xã/năm;
- Chi Quản lý hành chính: Phân bổ theo Tổng quỹ lương (gồm lương, phụ cấp và và các khoản đóng góp theo lương) theo biên chế cán bộ, công chức và công chức không chuyên trách cấp xã được cấp có thẩm quyền giao; chi thường xuyên khác theo định mức 9,3 triệu đồng/biên chế/năm đối với cán bộ, công chức cấp xã, theo định mức 1 triệu đồng/biên chế/năm đối với công chức cấp xã không chuyên trách; chi thường xuyên khác đối với cán bộ không chuyên trách thôn, khu phố hoặc tổ dân phố theo định mức bình quân 1.500.000 đ/thôn, khu phố hoặc tổ dân phố/năm; kinh phí hoạt động của HĐND cấp xã: 15 triệu đồng/xã/năm, kinh phí cho Ban Lâm nghiệp xã: 20 triệu đồng/ban/năm;
- Chi sự nghiệp kinh tế: Phân bổ bằng theo định mức 26 triệu đồng /người /năm;
- Chi khác: Phân bổ bằng 0,5% tổng chi thường xuyên (không bao gồm sự nghiệp kinh tế và chi khác ngân sách).
2.2.2.2. Định mức chi đầu tư phát triển
- HĐND tỉnh Đồng Nai ban hành phân bổ chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách tập trung (nguồn vốn và giao dự toán ngay từ đầu năm kế hoạch và tính vào chi cân đối ngân sách cấp xã) cho xã dựa trên số điểm tích luỹ về các tiêu chí: dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính xã, và tiêu chí đặc thù cho các địa bàn trọng điểm của huyện
- Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tập trung phân bổ cho xã Phú Hữu xác định như sau:
Số vốn đầu tư phát triển phân bổ cho xã Phú Hữu
Tổng số vốn đầu tư phát triển tỉnh phân bổ cho các xã Số điểm tích luỹ của xã Phú Hữu = ────────────────── ───────────── X Tổng số điểm xã tích luỹ được
- Nguồn vốn đầu tư khác: vốn đầu tư từ nguồn kết dư ngân sách, vốn cấp quyền sử dụng đất, vốn xổ số kiến thiết, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ứng trước kế hoạch, vốn vay khác của tỉnh; do ngân sách cấp tỉnh thống nhất quản lý, không giao trong dự toán chi đầu tư phát triển cho ngân sách xã .
- Để sử dụng các nguồn vốn trên, UBND xã đăng ký và lập báo cáo đầu tư lên huyện để đề nghị Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư và bố trí vốn đầu tư. Việc quyết định phê duyệt dự án đầu tư và bố trí vốn trong các trường hợp này phụ thuộc vào
sự cần thiết đầu tư của từng dự án theo quy hoạch và khả năng cân đối của ngân sách cấp huyện.
- Số vốn đầu tư từ các nguồn trên được xem là bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách huyện, xã nếu được Sở Tài chính uỷ quyền cho ngân sách cấp xã giải ngân, thanh toán và quyết toán vốn công trình hoàn thành.
- Đối với ngân sách xã hiện nay chưa thực hiện phân cấp về chi đầu tư phát triển, xã thực hiện làm chủ đầu tư đối với các dự án do UBND huyện giao và số vốn đầu tư giải ngân trong niên độ ngân sách được tính vào chi đầu tư phát triển ngân sách xã.
2.3. Kết quả thu, chi nsđp xã phú hữu giai đoạn 2017-2019
Trong công tác quản lý thu chi ngân sách từ năm 2017 đến năm 2019, UBND xã luôn bám sát theo những Nghị quyết của HĐND đề ra, thực hiện đúng theo định mức phân bổ, trường hợp trong năm có những nội dung chi phát sinh ngoài dự toán có trình lên cấp trên xin chủ trương và kinh phí, khi được cấp trên phê duyệt sau đó mới thực hiện. UBND xã luôn đảm bảo chi đúng chi đầy đủ quỹ lương và các khoản phụ cấp, đóng BHXH, BHYT cho cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ không chuyên trách xã, ấp, theo đúng biên chế thực tế thực hiện, không chi vượt quá biên chế được duyệt. Đảm bảo chi 100% các hoạt động sự nghiệp được cấp theo định mức. Tuy nhiên, Theo cơ chế phân cấp ngân sách hiện nay, cấp xã là một cấp ngân sách có quyền tự chủ, quyết định chi ngân sách mình nhưng lại có những nội dung chi đúng theo thực tế được trình phê duyệt của Đảng ủy , HĐND xã, UBND xã nhưng lại không được giải quyết như việc hỗ trợ thù lao UNT thuế trên địa bàn xã, hỗ trợ kinh phí trực cho LL dân quân ấp không được giải quyết....Việc áp dụng định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên thấp, công việc thực tế thì phát sinh nhiều, giá cả thị trường ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến việc chi
ngân sách theo định mức không đủ chi.
Tổng thu ngân sách NN trên địa bàn:
- Năm 2017 : 12.405/9.528 triệu đạt 130% so với cùng kỳ tăng 26%. - Năm 2018 : 13.156/10.903 triệu đạt 121% so với cùng kỳ tăng 06%. - Năm 2019 : 2.450/7.824 triệu đạt 31% so với cùng kỳ tăng 81%.
Tổng chi ngân sách địa phương:
- Năm 2017 : 11.579/9.528 triệu đạt 122% so với cùng kỳ tăng 37%. - Năm 2018 : 11.905/10.903 triệu đạt 109% so với cùng kỳ tăng 02%. - Quý I / Năm 2019 : 1.563/7.824 triệu đạt 20% so với cùng kỳ giảm 27%.
2.3.1. Khả năng cân đối ngân sách địa phương
Khả năng cân đối ngân sách địa phương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triễn kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng trên địa bàn xã chủ yếu sử dụng nguồn kinh phí cấp bổ sung có mục tiêu của ngân sách huyện và sử dụng nguồn kết dư ngân sách năm trước chuyển sang. Việc chấp hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên trong công tác lập và phân bồ dự toán đối với từng lĩnh vực:
Năm 2017: đạt 100% - 2.151/2.151 triệu ( số dự toán theo định mức NQ33/ số phân bổ)
Năm 2018: đạt 130% - 2.801/2.151 triệu ( số dự toán theo định mức NQ33/ số phân bổ)
Năm 2019: đạt 133% - 2.861/2.151 triệu ( số dự toán theo định mức NQ33/ số phân bổ)
Ngay từ đầu năm khi nhận quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước trong năm ,UBND xã chỉ đạo các ngành có liên quan trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao xây dựng dự toán, kế hoạch của ngành mình, chỉ đạo cán bộ Tài chính – Kế toán xây dựng
dự toán ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN, thông qua HĐND xã phê duyệt và báo cáo kịp thời với Đảng ủy và các ngành cấp trên như Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, KBNN huyện, Chi cục thuế huyện. Việc xây dựng dự toán ngân sách đã được phê duyệt có sự phân bổ giao chỉ tiêu thực hiện chi tiết thu, chi phù hợp cho từng ngành đúng với chế độ định mức quy định. Trong công tác thu chỉ đạo các bộ phận thu, các ấp rà soát khai thác tốt mọi nguồn thu trên địa bàn xã. Tổ chức việc ký kết giao ước thi đua cho từng ngành được phân bổ chỉ tiêu thu, chi ngân sách xã. UBND xã chỉ đạo bộ phận Tài chính - Kế toán kiểm tra đôn đốc rà soát tất cả nguồn thu ngân sách trên địa bàn xã. Đề ra các giải pháp khai thác nguồn thu khác và giải pháp xử lý thu các khoản nợ về thuế trên địa bàn xã. Việc thực hiện dự toán chi dựa trên việc phân bổ dự toán theo định mức chưa bao quát hết các lĩnh vực chi, tính đúng, tính đủ các chế độ, chính sách phát sinh. Như các lĩnh vực chi đều có tính chất, kinh phí và hoạt động riêng như Nhà văn hóa- khu thể thao ấp, Trung tậm VHTT- học tập công đồng cần được phân bổ định mức kinh phí riêng, nếu nằm trong kinh phí chi hoạt động khác thì không thể đáp ứng chi đủ.
Về mức độ đáp ứng của định mức chi thường xuyên so với nhu cầu thực tiễn đối với từng lĩnh vực chi thì còn thấp, không đủ, đôi lúc không đáp ứng được nhu cầu thực tế do hiện nay giá cả thị trường tăng, công việc phát sinh nhiều. Lĩnh vực từng ngành riêng biệt, hoạt động nhiều. UBND xã luôn thực hiện đúng tiến độ các danh mục công trình XDCB theo luật Đầu tư công và thực hiện theo Nghị quyết số 51/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND huyện Nhơn Trạch về kế hoạch đầu tư công trung hạn huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2015. Theo NQ tổng địa bàn xã có 42 công trình và 5 công trình sử dụng nguồn khen thưởng NTM, vời tổng chiều dài 13.83km. Trong đó:
- Đường trục, thôn, xóm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải (đạt 100%): có 35 tuyến đường với chiều dài 6,24 km được bê tông hóa 6,24 km, đạt tỷ lệ 100%.
- Đường ngõ, xóm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT (đạt > 70%, phần còn lại đảm bảo được duy trì cứng hóa): có 16 tuyến đường với chiều 3,15 km, bê tông hóa 3,15 km đạt tỷ lệ 100%.
- Đường trục chính nội đồng được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT(đạt > 50%, phần còn lại đảm bảo được duy trì cứng hóa): có 02 tuyến đường với chiều dài 2,04 km được cứng hóa 100%. Trong đó, đã được nhựa hóa 01 tuyến với chiều dài 1,24 km và tuyến còn lại được cứng hóa với chiều dài 0,8 km đảm bảo xe cơ giới đi lại được thuận tiện, tỷ lệ