2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Giai đoạn 2017-2019, những khó khăn chung của kinh tế đất
nước đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn: tiêu thụ, xuất khẩu hàng hoá tăng trưởng chậm, hàng tồn kho gia tăng, thị trường bất động sản đi xuống, tín dụng cho đầu tư và sản xuất suy giảm; đã ảnh hưởng trực tiếp tăng trưởng kinh tế của xã và nhiệm vụ động viên thuế phí vào ngân sách. Đồng thời đây là giai đoạn Chính phủ thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nhiệp, thông qua miễn, giảm thuế và gia hạn thời gian nộp thuế, điều chỉnh giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và quy định không thu thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản chưa qua sơ chế (nguồn thu chủ lực của ngân sách xã ) đã tác động mạnh đến kế hoạch thu NSNN;
Do không hoàn thành chỉ tiêu thu từ thuế, phí và lệ phí và chỉ tiêu tổng NSNN trên địa bàn nên trong cân đối nhiệm vụ chi, xã dành phần lớn số tăng thu NSĐP và nguồn kinh phí tiết kiệm được chi cho hoạt động bộ máy chính quyền, chi cải cách tiền lương, chi đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chủ trương của Chính phủ, cắt giảm khoản đầu tư không thật sự cấp bách. Vì vậy, chi thường xuyên tăng nhanh trong cơ cấu tổng chi NSĐP và chi đầu tư giảm xuống đã ảnh hưởng đến sự bền vững trong quản lý chi NSĐP.
Thứ hai, Do đặc điểm lồng ghép của hệ thống NSNN Việt Nam hiện
của các cấp ngân sách. Về nguyên tắc NSNN phải đảm bảo công khai, minh bạch nhưng do Ngân sách cấp dưới phục tùng vào quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp trên, ngân sách cấp trên cấp bổ sung, hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới đã tạo cơ sở để cơ chế “xin-cho” trong phân bổ ngân sách, quyết định chi tiêu tồn tại. Mặt khác, xuất phát từ tính thứ bậc trong hệ thống ngân sách; làm cho công tác giao dự toán, phân bổ ngân sách, quyết định chi tiêu của HĐND và UBND chính quyền cấp xã chỉ mang tính hình thức.
Thứ ba, Phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi giữa ngân sách cấp tỉnh và
cấp xã chưa hợp lý, tỷ lệ điều tiết về thu cho NSĐP không tương xứng với phân cấp nhiệm vụ chi và chức năng đô thị trung tâm khu vực của xã ; các định mức phân bổ chi ngân sách ổn định trong thời gian dài không điều chỉnh, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách chưa đồng bộ và sát thực tế nhưng chậm được đổi mới cũng ảnh hưởng đến quản lý chi NSĐP.
Nguồn kinh phí triển khai chính sách, chế độ mới ban hành thường không được cấp tỉnh bố trí nguồn và giao dự toán từ đầu năm ảnh hưởng đến sự chủ động trong điều hành chi, quản lý chi ngân sách và cân đối NSĐP. Dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển do hai cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chủ trì, xây dựng một cách độc lập, không có sự gắn kết về nội dung, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Thứ tư, Quy trình lập dự toán NSNN, trong đó bao gồm chi ngân sách
của các cấp thực hiện theo chiều từ dưới lên, nhưng giao dự toán và phân bổ ngân sách thì theo chiều ngược lại. Quy trình lập dự toán như trên làm cho các địa phương rất bị động về mặt thời gian, dẫn đến sai sót trong bao quát các nhiệm vụ chi. Khối lượng công việc phải triển khai để xây dựng dự toán NSNN hàng năm là rất lớn nhưng thời gian thực hiện đối với cấp xã chỉ gần 01 tháng và thời gian dành cho công tác phân bổ dự toán còn ít hơn (15 ngày)
nên lập dự toán, giao dự toán chưa có sự liên kết chặt chẽ với chương trình công tác, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương, không bám sát với kế hoạch công tác của đơn vị sử dụng NSNN, còn bỏ sót một số nhiệm vụ chi trong quá trình giao dự toán.
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách và chấp hành kỷ
luật tài khoá chưa nghiêm; vai trò điều hành ngân sách, phân bổ ngân sách, giao dự toán của HĐND và UBND xã chưa thật đầy đủ và toàn diện theo các thẩm quyền luật định; công tác giám sát chấp hành dự toán, phê duyệt tổng quyết toán thực hiện còn hình thức.
Trong điều hành chi ngân sách, UBND xã phân bổ vốn, kinh phí cho các chương trình dự án thuộc nguồn chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên còn dàn trải, kéo dài; việc bổ sung kinh phí ngoài dự toán chưa được khắc phục triệt để; bố trí sai nguồn còn cá biệt xuất hiện.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan thực hiện quản lý chi ngân sách chưa thực hiện tốt để phát huy đạt hiệu quả cao nhất; hiệu quả của công tác cải cách hành chính chưa đạt kết quả mong muốn; quy trình giám sát thiếu chặt chẽ và đồng bộ.
Công tác quản quản lý tài chính kế toán ngân sách cấp xã còn nhiều bất cấp, nhất là trong khâu lập dự toán và sử dụng dự phòng ngân sách.
Thứ hai, Công tác dự báo tình hình, lập dự toán ngân sách không bao
quát hết nhiệm vụ chi và gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã hàng năm và trung hạn; công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình điều hành chi, quản lý chi ngân sách chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện thường xuyên.
Thứ ba, Hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra quản lý chi, chấp hành dự
hiệu quả cao; kết quả xử lý sau kiểm tra, thanh tra còn hạn chế.
Thứ tư, Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kế toán các đơn vị dự toán, cán
bộ quản lý ngân sách cấp xã còn nhiều hạn chế do chưa đào tạo một cách có hệ thống, trình độ không đồng đều và chuẩn hoá. Đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán ở cấp đơn vị dự toán và kế toán ngân sách cấp xã thiếu và yếu kiến thức chuyên môn về quản lý đầu tư nên chưa thực hiện tốt vai trò tham mưu cho thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách.
Tiểu kết chương 2
Chương 2, tác giả đánh giá về thực trạng thực thi chính sách chi NSĐP xã Phú Hữu giai đoạn 2017-2019. Những đánh giá về thực trạng, đặc biệt là những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực thi chính sách chi NSĐP là căn cứ để đề xuất các phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi NSĐP xã Phú Hữu trong thời gian tới.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG XÃ PHÚ HỮU
3.1. Phương hướng quản lý chi NSĐP xã Phú Hữu đến năm 2025
3.1.1. Phương hướng về phát triển kinh tế xã hội
Những thành tựu kinh tế - xã hội xã Phú Hữu đạt được, đã tạo tiền đề để kinh tế-xã hội xã phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Phương hướng tổng quát phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2025 là tiếp tục phát huy vai trò, vị trí, các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn nhân lực, tập trung phát triển công nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ.
3.1.2. Phương hướng chi NSĐP xã Phú Hữu
- Phương hướng căn bản trong thực thi chính sách chi NSĐP xã Phú Hữu đến năm 2025 là nâng cao hiệu quả sử dụng và phân bổ hợp lý nguồn lực tài chính để thúc đẩy kinh tế-xã hội xã phát triển toàn diện theo phương hướng mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý, điều hành chi ngân sách hiện nay, hướng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại.
- Thực thi chính sách chi NSNN trong giai đoạn tới phải hướng tới mục tiêu: tăng tiềm lực, quy mô và nhiệm vụ chi NSĐP; phân bổ nguồn lực trên cơ sở xác định thứ tự, mục tiêu ưu tiên trong chi tiêu công, gắn với thực hành tiết kiệm triệt để và đảm bảo cân đối NSĐP; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong cơ cấu tổng chi NSĐP; tập trung bố trí vốn đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm hoàn thành tiêu chí vùng phụ cận thành phố Hồ Chí Minh; ưu tiên kinh phí cho cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp; bố trí tỷ lệ chi thoả đáng cho phát triển
sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, kinh tế, môi trường, xây dựng nông thôn mới và giảm ghèo bền vững; khắc phục cơ bản việc bố trí vốn, kinh phí dàn trải gây lãng phí, thất thoát.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi NSĐP xã Phú Hữu đến năm 2025
3.2.1. Phát triển kinh tế-xã hội, gia tăng quy mô nguồn lực tài chính
Để tăng động viên thuế phí lệ phí vào ngân sách, gia tăng quy mô nguồn lực tài chính địa phương và đóng góp hiệu quả vào qúa trình phát triển kinh tế xã hội, xã tập trung phát triển kinh tế xã hội theo kế hoạch trung hạn 2016-2020. Trong đó, triển khai thực hiện tốt các các khâu đột phá: đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ; xây dựng liên kết giữa công nghiệp và phát triển dịch vụ, du lịch; phát huy lợi thế là địa phương, tập trung đầu tư nâng cấp và thu hút đầu tư phát triển các khu vui chơi giải trí, các khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái để hình thành liên kết chuỗi giá trị với vùng du lịch TPHCM;
3.2.2. Hoàn thiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSĐP
Đối với chi đầu tư phát triển cần phải có thay đổi căn bản trong phân bổ, giao dự toán chi theo hướng HĐND, UBND chỉ ban hành khung hướng dẫn, nguyên tắc quản lý, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển; giao tổng số chi đầu tư phát triển cho địa phương, không phân bố chi tiết cho từng công trình dự án mà giao trách nhiệm đó cho HĐND và UBND xã chịu trách nhiệm quyết định. Về nguyên tắc nên giao cho xã quyết định đầu tư đối với các công trình, dự án phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội do xã trực tiếp quản lý khi đưa vào sử dụng thay thế cơ chế bổ sung có mục tiêu hàng năm về chi đầu tư phát triển như hiện nay để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đồng thời, gắn thẩm quyền quyết định dự án đầu tư các công
trình, dự án với thẩm quyền lựa chọn nguồn vốn đầu tư, bố trí vốn và thanh toán, giải ngân, quyết toán vốn công trình hoàn thành.
Đối với nguồn vốn cấp quyền sử dụng đất (gồm thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước) đề nghị không điều tiết 100% về ngân sách cấp tỉnh như hiện nay mà điều tiết từ 40-60% số thu cho NSĐP và 100% số vượt thu cho xã để xã chủ động thực hiện nhiệm vụ xây dựng hạ tầng đô thị, kiến thiết địa chính và chi cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, phát triển văn hoá- xã hội.
Đối với nguồn xổ số kiến thiết để nghị hàng năm cấp tỉnh giao tổng vốn, không phân bổ chi tiết mà để để địa phương chủ động bố trí cho từng công trình dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá xã hội theo nguyên tắc phân bổ, bố trí vốn cho từng công trình, dự án do Hội đồng nhân dân xã quyết định
3.2.3. Hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách
Để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, làm cơ sở đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cần phải tiến hành rà soát các chế độ, tiêu chuẩn, mức chi tiêu; với yêu cầu đặt ra là không để xảy ra tình trạng không có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách hoặc chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lạc hậu, không phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, các chế độ, định mức, tiêu chuẩn cần được hệ thống hoá làm cơ sở để quản lý chi NSĐP. Hệ thống tiêu chuẩn, định mức bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Trình tự và cách thức xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu ngân sách, đối tượng thụ hưởng phải được xây dựng một cách chặt chẽ, dựa trên các luận cứ khoa học.
+ Các định mức chi phải sát thực tiễn và phù hợp đặc thù, đặc điểm kinh tế xã hội địa phương, có tính thực tiễn cao.
3.2.4. Đảm bảo cơ cấu chi ngân sách hợp lý, gắn kết chặt chẽ với kế hoạch đầu tư công và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và trung hạn
Trong những năm qua do thu NSNN có những năm không đạt dự toán và triển khai thực hiện chính sách của trung ương về cải cách tiền lương và tăng chi cho an sinh xã hội nên chi thường xuyên của xã tăng mạnh về số tuyết đối và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tổng chi NSĐP, trong khi đó chi đầu tư phát triển tăng trưởng chậm và giảm tỷ trọng trong cơ cấu chi ngân sách xã , ảnh hướng đến việc đầu tư cho kết cấu hạ tầng, nhất là hoàn thiện các tiêu chí của vùng phụ cận theo lịch trình.
Vì vậy, định hướng đến năm 2025, đảm bảo tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong cơ cấu tổng chi NSĐP ở mức độ phù hợp, gắn với việc khống chế mức trần cho cho chi thường xuyên trong cơ cấu tổng chi NSĐP, bảo đảm sự liên kết giữa kế hoạch chi tiêu ngân sách với kế hoạch đầu tư công và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và trung hạn. Phấn đấu đến năm 2025, tổng chi NSĐP tăng trưởng từ 8-10% /năm, tương đương tăng trưởng tổng thu NSNN trên địa bàn; trong đó nâng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt tỷ trọng từ 23-25% trong cơ cấu tổng chi NSĐP.
Về chi đầu tư phát triển, tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển qua hàng năm, bảo đảm tốc độ tăng trưởng chi đầu tư phát triển tương ứng với tốc độ tăng trưởng thuế, phí và lệ phí theo dự toán, tiếp tục dành tỷ lệ chi giáo dục, y tế, giảm nghèo khoảng 40% tổng chi đầu tư phát triển của địa phương; số vốn còn lại tập trung đầu tư hoàn thành các tiêu chí về đô thị loại 2 nhất là tiêu chí về xử lý rác thải, nước thải, cung cấp nước sạch và hạ tầng giao thông; phấn đấu sử dụng 75% số vượt thu và tiết kiệm chi dành cho chi đầu tư phát triển; xã tiếp tục triển khai khai thác quỹ đất theo Quyết định 216/QĐ- TTg, của Thủ tướng Chính phủ để tạo nguồn đầu tư kết cấu hạ tầng.
3.2.5. Hoàn thiện chu trình quản lý chi NSĐP
3.2.5.1. Lập dự toán
Lập dự toán cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phải bao quát hết nhiệm vụ chi một cách đầy đủ, chặt chẽ dựa trên thực tế địa phương, đối với các chương trình dự án thuộc nguồn chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển phải xây dựng dựa trên thứ tự ưu tiên gắn kết với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tránh lập và giao dự toán theo kiểu cào bằng; hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán hoặc bổ sung có mục tiêu, bổ sung cân đối, khắc phục tình trạng bố trí vốn đầu tư dàn trải; sử dụng dự phòng ngân sách đúng