trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, theo đó Nhà nước đặt ra các điều kiện kinh doanh để tổ chức, cá nhân hoạt động trong những ngành nghề này phải đáp ứng điều kiện khi thành lập và hoạt động cũng như doanh nghiệp bảo hiểm khi hoạt động phải ln duy trì các điều kiện này theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và văn bản hướng dẫn.
1.2.2. Cấu trúc pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh doanh
Song song với 04 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định cụ thể tại: Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 73/2016/NĐ-CP, Nghị định số 151/2018/NĐ-CP, Nghị định số 80/2019/NĐ-CP và chia thành:
- Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam;
- Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm; - Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân hoạt động phụ trợ bảo hiểm.
* Theo quy định, các điều kiện kinh doanh để Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngồi, tập trung vào các nhóm điều kiện sau:
- Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn: Hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tác động trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng sâu, rộng đến quyền, lợi ích của rất nhiều tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, vì vậy cần thiết quy định điều kiện về chủ thể kinh doanh như:
+ Có năng lực tài chính nhất định để kinh doanh trong lĩnh vực này, tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng
vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn; Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
+ Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, đây là ngành nghề kinh doanh có yêu cầu kỹ thuật cao nên chủ thể kinh doanh mà chưa có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này khó có thể kinh doanh được nên phải đặt ra chủ thể kinh doanh phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
- Điều kiện về doanh nghiệp bảo hiểm cần phải đáp ứng để được cấp phép thành lập và hoạt động:
+ Có vốn điều lệ góp khơng thấp hơn mức vốn pháp định: Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng quy định vốn pháp định, trong đó mức vốn pháp định phân loại theo loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: từ 600 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: từ 300 tỷ đồng, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: từ 4 tỷ đồng.
+ Có loại hình doanh nghiệp phù hợp quy định pháp luật: Ở ngành, nghề kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh tái bảo hiểm; môi giới bảo hiểm điều kiện kinh doanh thể hiện bằng yêu cầu chủ thể hoạt động kinh doanh phải được tổ chức theo một loại hình nhất định. Yêu cầu của chủ thể kinh doanh là “phải là doanh nghiệp” (để đảm bảo là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh) .
+ Có nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn: là những điều kiện đối với các chức danh quản trị điều hành doanh nghiệp. Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh phải có kiến thức, trình độ nhất định về bảo hiểm; có ý thức tuân thủ pháp luật. Điều kiện này được đặt ra trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vì chất lượng nhân lực tham gia quá trình kinh doanh sẽ quyết định chất lượng sản phẩm bảo hiểm, dịch vụ cung cấp cho khách
hàng, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe, đạo đức, trật tự an toàn xã hội... Yêu cầu về nhân sự trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được thể hiện qua một số hình thức như: yêu cầu về trình độ, chun mơn, kinh nghiệm quản lý của Chủ tịch, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng bộ phận nghiệp vụ...
+ Có Điều lệ, quy chế hoạt động đáp ứng quy định pháp luật: Điều kiện này được áp dụng đối với ngành nghề kinh doanh bảo hiểm vì pháp luật kinh doanh bảo hiểm quy định cụ thể về cách thức tổ chức, hoạt động kinh doanh để đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm tuân thủ quy định pháp luật.
* Theo quy định, đối với điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm:
Điều kiện về cá nhân làm đại lý bảo hiểm: Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp.
Điều kiện đối với Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây: Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp và có nhân viên trong tổ chức đáp ứng điều kiện như cá nhân làm đại lý bảo hiểm.
Trong đó, đối với ngành nghề này, cá nhân chỉ được làm đại lý bảo hiểm khi đáp ứng điều kiện về chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp. Việc thi và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiện thực hiện theo quy định tại Thông tư số 125/2018/TT-BTC, cơ sở đào tạo đăng ký kế hoạch thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm với Bộ Tài chính, căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả thi của Bộ Tài chính, cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm cho thí sinh thi đỗ kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
* Theo quy định, đối với điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành nghề này phải đáp ứng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn đối với cá nhân trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tương ứng với mỗi loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, như đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt
động tư vấn bảo hiểm và hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm có chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm/chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm.
Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, vốn đang tồn tại trong thị trường bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm càng phát triển thì dịch vụ phụ trợ bảo hiểm càng có tác động lớn tới sự lành mạnh của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, giúp các bên tham gia bảo hiểm giảm thiểu rủi ro; đề phòng, hạn chế tổn thất; hạn chế gian lận bảo hiểm; tăng cường tính chun nghiệp của thị trường; tối ưu hóa chi phí, nguồn lực cho doanh nghiệp bảo hiểm; chi trả tiền bảo hiểm, bồi thường nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời, bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm... Để đảm bảo chất lượng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, cần phải được bảo đảm bằng các điều kiện hoạt động cụ thể. Vì vậy, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã quy định điều kiện hoạt động đối với cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm và điều kiện đối với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Luật Kinh doanh bảo hiểm không quy định điều kiện về đăng ký, cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ đưa ra điều kiện để làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hậu kiểm. Quy định này phù hợp với chủ trương đổi mới trong phương thức quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, giúp doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.
Kết luận chương 1
Một trong những dấu ấn của công cuộc cải cách môi trường kinh doanh là việc Quốc hội thông qua Luật Đầu tư năm 2014 thay thế cho Luật Đầu tư năm 2005. Luật Đầu tư 2014 đã cụ thể hóa chủ trương về quyền tự do kinh doanh của người dân. Phương thức quản lý (hạn chế) quyền kinh doanh chuyển từ “chọn cho” sang “chọn bỏ”, có nghĩa là phương thức quy định những hoạt động mà người dân được phép kinh doanh được thay thế bằng việc quy định những ngành, nghề cấm kinh doanh và những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo Luật Đầu tư, trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh môi giới bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tại mỗi ngành nghề này, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm có quy định về điều kiện kinh doanh. Điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được đặt ra với mục tiêu kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng ảnh hưởng lớn tới lợi ích cơng cộng, trật tự an tồn xã hội qua đó góp phần giúp nhà nước điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế khắc phục những hạn chế của thị trường.
Theo đó, để đáp ứng u cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tình hình mới thì ngay từ khi xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm cần phải có các nguyên tắc, các thức xác định điều kiện kinh doanh để quy định cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm và thông lệ quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh năm 2018 và năm 2019 là những năm bản lề để bứt phá hoàn thành kế hoạch 05 năm 2016 - 2020, trong đó mục tiêu tổng quát là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Chương 2