doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Để hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhằm đáp ứng được các yêu cầu trên cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
3.2.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật đầu tư về điều kiện đầu tư kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Luật Đầu tư là cơ sở pháp lý quy định ngành nghề kinh doanh và điều kiện đầu tư kinh doanh. Việc xác định điều kiện kinh doanh và ngành nghề nào được coi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực tài chính được quy định căn cứ vào pháp luật về đầu tư. Vì vậy, để đảm bảo thống nhất của hệ thống pháp luật, cần đặt ra nghiên cứu:
- Sửa đổi, bổ sung khái niệm “Điều kiện đầu tư kinh doanh” để làm rõ nội hàm của khái niệm này, được hiểu là kim chỉ nam để các Luật chuyên ngành căn cứ vào đó quy định điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Bổ sung một số quy định về hình thức áp dụng, nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh cũng như các nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Bổ sung quy định về cơ chế phối hợp, trách nhiệm của các cơ quan trong việc xây dựng, ban hành, thẩm định ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
3.2.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm về điều kiện đầu tư kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Thứ nhất, điều kiện thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh của doanh nghiệp phi nhân thọ nước ngoài:
- Điều kiện đối với cổ đơng, thành viên góp vốn:
+ Bổ sung quy định việc chứng minh năng lực tài chính của chủ thể kinh doanh có thể góp vốn bằng tài sản như: đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất là phù hợp với Luật Doanh nghiệp.
+ Bổ sung quy định cho phép các tổ chức nước ngồi khác tham gia góp vốn thành lập cơng ty cổ phần bảo hiểm như các Tập đồn tài chính, cơng ty chun đầu tư góp vốn trong tập đồn tài chính để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam.
- Điều kiện về doanh nghiệp bảo hiểm cấp phép tại Việt Nam:
+ Về vốn và quản lý vốn: sửa đổi quy định về vốn pháp định thành vốn điều lệ tối thiểu theo từng loại hình doanh nghiệp bổ sung quy định yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm tự xác định vốn trên cơ sở rủi ro và doanh nghiệp bảo hiểm phải duy trì vốn chủ sở hữu cao hơn so với vốn trên cơ sở rủi ro theo quy định của Chính phủ. Tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết cơng thức, cách thức xác định, tính tốn, lượng hóa tác động của từng loại rủi ro đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xác định số vốn trên cơ sở rủi ro phải có nhằm đáp ứng cam kết với khách hàng, đảm bảo an tồn tài chính.
Việc áp dụng mơ hình vốn trên cơ sở rủi ro giúp cá thể hóa doanh nghiệp theo rủi ro của từng doanh nghiệp, không chỉ căn cứ vào vốn chủ sở hữu mà cịn cả các rủi ro trong q trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo
hiểm, giúp doanh nghiệp, thị trường và cơ quan quản lý nhìn nhận và đánh giá rõ ràng hơn từng doanh nghiệp bảo hiểm, cụ thể như:
Về phía doanh nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động hơn trong quản
trị kinh doanh. Theo đó, căn cứ vào diễn biến hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp tự tính tốn, xác định số vốn tối thiểu phải có tương ứng với rủi ro của doanh nghiệp, từ đó kịp thời bổ sung nguồn tài chính thiếu hụt. Ngồi ra, để tăng cường năng lực tài chính, giảm thiểu rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp phải tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản trị điều hành, tăng cường quản trị rủi ro.
Về phía cơ quan quản lý, phân loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro, đánh
giá toàn diện rủi ro của từng doanh nghiệp và cả thị trường bảo hiểm. Phương thức mới còn giúp cơ quan quản lý đưa ra các dự báo thị trường, dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp trong dài hạn, kịp thời đưa ra các biện pháp quản lý, giám sát thị trường và bảo đảm khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Về phía thị trường, do u cầu minh bạch hóa thơng tin, tăng cường chế
độ báo cáo của doanh nghiệp gắn liền với mơ hình vốn trên cơ sở rủi ro, khách hàng có nhìn nhận rõ nét hơn về từng doanh nghiệp để quyết định tham gia bảo hiểm phù hợp.
Có thể thấy, việc chuyển đổi sang mơ hình quản lý giám sát vốn trên cơ sở rủi ro là phù hợp với điều kiện thị trường và xu thế chung của thế giới, góp phần nâng cao cơng tác quản lý, giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cần cần thiết có lộ trình và cách thức triển khai thích hợp, có khn khổ pháp lý để thực hiện. Một số đề xuất cụ thể như sau:
u cầu doanh nghiệp bảo hiểm tính tốn mức vốn tối thiểu tương ứng với các rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm và giao Chính phủ quy định chi tiết,
Việc xác định vốn tối thiểu tương ứng với mỗi loại rủi ro thường được thực hiện bằng công thức chung là số tiền chịu rủi ro nhân hệ số rủi ro hoặc tính tốn giá trị tài sản, trách nhiệm bảo hiểm theo cơ sở do cơ quan quản lý quy định để làm căn cứ so sánh với vốn sẵn có. Việc xác định hệ số rủi ro tùy thuộc vào kết quả dữ liệu tổng hợp, phân tích tồn thị trường, cần có sự thời gian để kiểm nghiệm và thống nhất chung giữa tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, giao Chính phủ hướng dẫn cơng thức tính tốn vốn tối thiểu kèm theo lộ trình thực hiện áp dụng là 03 năm kể từ ngày Luật Kinh doanh bảo hiểm mới có hiệu lực thi hành. Lộ trình áp dụng trên là phù hợp với kinh nghiệm các nước đã thực hiện và đảm bảo thời gian cho các thử nghiệm, tính tốn, tổng hợp của cả thị trường, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: trong 03 năm đầu kể từ ngày Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực thi hành, dựa trên mơ hình sẵn có, thực hiện tính tốn từng thơng số liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm để xác định số vốn trên cơ sở rủi ro phải có, số vốn doanh nghiệp đang có để xac định chênh lệch, số vốn phải bổ sung trong 03 năm, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp, xây dựng hướng dẫn chi tiết về mơ hình vốn trên cơ sở rủi ro;
Giai đoạn 2: trong 02 năm tiếp theo, đánh giá tác động để tiếp tục có những điều chỉnh, có thể kết hợp xây dựng mơ hình riêng cho Việt Nam.
Yêu cầu doanh nghiệp phải duy trì vốn hiện có cao hơn so với vốn tối
thiểu tương ứng tương ứng với rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó,
vốn hiện có của doanh nghiệp được xác định theo hướng dẫn của Chính phủ. Vốn sẵn có là nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp để đảm bảo cho các rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm cam kết với khách hàng tham gia bảo hiểm. Vốn sẵn có được xác định chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, có điều chỉnh bổ sung hoặc khấu trừ một số khoản mục tùy theo mức độ rủi ro hoặc chắc chắn của khoản mục.
Bổ sung quy định về các biện pháp can thiệp của cơ quan quản lý dựa trên kết quả tính tốn về u cầu vốn và vốn tối thiểu trên cơ sở rủi ro. Các biện
pháp can thiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường và đảm bảo tính cảnh bảo sớm. Đồng thời, sửa đổi các quy định về khả năng thanh toán tại mục 4, chương III, Luật Kinh doanh Bảo hiểm.
Các thay đổi kèm theo của việc chuyển đổi mơ hình giám sát khả năng thanh tốn là thay đổi quy định về dự phịng nghiệp vụ, định giá tài sản và báo cáo tài chính có liên quan. Trong đó, tài sản thường được định giá theo giá trị
thị trường, giá trị hợp lý, dự phòng nghiệp vụ theo phương pháp phí bảo hiểm tồn phần trên cơ sở trích lập là các ước tính tốt nhất của doanh nghiệp, đảm bảo được trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Riêng đề xuất chính sách này cần phối hợp với đơn vị chủ trì về chế độ kế tốn để có hướng dẫn đặc thù cho lĩnh vực bảo hiểm.
Sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động đầu tư theo hướng bỏ giới hạn các tài sản đầu tư mà doanh nghiệp có thể đầu tư vào như quy định hiện
tại, thay vào đó, tính tốn số vốn tối thiểu cần thiết tương ứng với từng loại hình tài sản đầu tư của từng doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đầu tư vào các loại hình tài sản đầu tư có độ rủi ro cao, tính thanh khoản thấp sẽ có u cầu về vốn tối thiểu cao hơn so với các doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản có tính an tồn cao. Đề xuất chính sách này sẽ gắn liền với mơ hình vốn trên cơ sở rủi ro được áp dụng và rủi ro tài sản sau khi được lượng hóa phù hợp với tình hình thị trường.
Bổ sung yêu cầu về chế độ báo cáo, công khai thông tin về tình hình tài
chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải công khai các thông tin định tính và định lượng một cách chi tiết phù hợp, theo phương thức có thể tiếp cận được đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan về lịch sử của doanh nghiệp, quản trị và kiểm sốt, tình hình tài chính, hoạt động đầu tư, trích lập dự phịng nghiệp vụ, tình hình đủ vốn và
biên khả năng thanh toán, các rủi ro hoạt động của doanh nghiệp và chính sách quản lý rủi ro.
- Về loại hình doanh nghiệp:
+ Bổ sung quy định về cấp phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đồng thời kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hỗn hợp cho hộ gia đình; Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đồng thời kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ có thời hạn từ một năm trở xuống; Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe đồng thời kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ có thời hạn từ một năm trở xuống.
+ Bổ sung cho phép thành lập chi nhánh tái bảo hiểm tại Việt Nam sau 3 năm kể từ ngày Hiệp định thương mại dịch vụ Việt Nam- EU có hiệu lực.
+ Bỏ hình thức bảo hiểm tương hỗ, hợp tác xã bảo hiểm do mơ hình này khơng cịn phù hợp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay.
- Về người quản trị, điều hành doanh nghiệp bảo hiểm:
+ Sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chung của của người quản trị, điều hành (Chủ tịch, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng) theo hướng bỏ quy định “Khơng bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ về khai thác, giám định, bồi thường” vì quy định này chưa rõ ràng, khó thực hiện trên thực tế.
+ Sửa đổi, bổ sung điều kiện đối với người quản lý, điều hành, phải trực tiếp làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng tối thiểu năm (05) năm theo hướng có thuật ngữ giải thích được hiểu như thế nào là “trực tiếp làm việc trong lĩnh vực tài chính” là phải có kinh nghiệm tối thiểu làm việc trong các phịng, ban về tài chính.
+ Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn có bằng cấp, chứng chỉ về bảo hiểm, cần có quy định rõ về tổ chức cấp chứng chỉ bảo hiểm trong nước và nước ngoài cấp; và chứng chỉ bảo hiểm phải phù hợp với loại hình doanh nghiệp bảo hiểm
dự kiến quản lý (nhân thọ hay phi nhân thọ), ví dụ như các cơ sở đào tạo ( Học Viện, các trường đại học) mới đủ điều kiện cấp chứng chỉ bảo hiểm.
+ Bổ sung quy định về nguyên tắc phân công nhiệm vụ, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp khác.
Thứ hai, về điều kiện tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm:
- Bổ sung tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đại lý do Bộ Tài chính cấp, bao gồm đại lý là các tổ chức tín dụng, các tổ chức chuyên hoạt động đại lý bảo hiểm (general agents), các tổ chức có một trong các nội dung hoạt động là đại lý bảo hiểm (bưu điện, siêu thị, gara ô tô, cây xăng,...).
- Bổ sung quy định cấp và thu hồi giấy chứng nhận hoạt động đại lý, quy định về doanh thu, chi phí của đại lý bảo hiểm tổ chức.
- Bổ sung quy định giao Bộ Tài chính hoặc một đơn vị được Bộ Tài chính ủy quyền thống nhất quản lý việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
3.2.1.3. Lộ trình thực hiện giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Để các giải pháp được khả thi và có thực tiễn, luận văn đề xuất lộ trình thực hiện sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh như đã nêu ở trên như sau:
- Đối với Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ trình thực hiện Luật Đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư, trong đó có hướng dẫn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm: theo Nghị quyết số 106/2020/QH14 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2020 thì Luật Kinh doanh
bảo hiểm (sửa đổi) trình Quốc Hội cho ý kiến tháng 10/2021. Như vậy, trong giai đoạn này cần xây dựng hệ thống văn bản QPPL về kinh doanh bảo hiểm, trong đó sẽ đặt ra nghiên cứu quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.