Hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phải gắn với đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 58)

doanh bảo hiểm phải gắn với đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh

Trong quá trình thực hiện điều kiện kinh doanh, cần có đánh giá điều kiện đầu tư kinh doanh để đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, có thể kể đến những biện pháp sau:

Một là, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết. Về nguyên tắc quy định điều kiện kinh doanh chỉ dùng khi việc kinh doanh ngành nghề đó có thể ảnh hưởng đến lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Do đó, khi thực hiện rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh cần nhìn nhận về bản chất, tác động của q trình kinh doanh để rà sốt bãi bỏ điều kiện kinh doanh có phù hợp.

Hai là, giảm các điều kiện kinh doanh để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Để đảm bảo hiệu quả việc giảm các điều kinh doanh cần phải được xem xét trong từng giai đoạn cụ thể để đảm bảo các mục tiêu quy định của điều kiện kinh doanh mà vẫn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Việc giảm điều kiện kinh doanh vẫn phải đảm bảo không để ảnh hưởng đến lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý là giảm điều kiện kinh doanh thường chỉ áp dụng đối với các điều kiện đã được lượng hóa, ví dụ như số lượng người hành nghề, vốn điều lệ tối thiếu,....

Trong quá trình bãi bỏ hay cắt giảm điều kiện kinh doanh cần lưu ý đích đến cuối cùng là phải sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan do các điều kiện kinh doanh được quy định tại các văn bản này. Việc sửa đổi, bổ sung văn bản phải thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, do đó sẽ cần có thời gian để ban hành chứ không thể ngay lập tức như mệnh lệnh hành chính (đặc biệt là các văn bản có hiệu lực pháp lý cao như Luật, Pháp lệnh).

Các ngành nghề kinh doanh bảo hiểm gắn với thủ tục hành chính: Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm; cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ đào tạo bảo hiểm, chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm. Vì vậy, song song với đơn giản điều kiện đầu tư kinh doanh cần quy định về thủ tục hành chính, tránh trường hợp điều kiện kinh doanh đã được ban hành nhưng chưa có hướng dẫn về trình tự, thủ tục để thực hiện, làm được như vậy, mới đạt tối đa hiệu quả của việc đơn giản hóa điều kiện kinh doanh. Để thực hiện việc này, ngay từ khi quy định điều kiện kinh doanh (hoặc đơn giản hóa điều kiện kinh doanh) cần phải rà soát, lên phương án quy định về thủ tục hành chính (đơn giản hóa thủ tục hành chính).

3.1.4. Hồn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh

doanh bảo hiểm cần đảm bảo phù hợp phương thức quản lý của nhà nước

Phương thức quản lý nhà nước có thể quản lý theo phương thức: Tiền kiểm hoặc hậu kiểm. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau với phương thức quản lý riêng biệt. Đối với phương thức ‘‘tiền kiểm”, nghĩa là Nhà nước có cơng cụ quản lý ban đầu là “điều kiện kinh doanh”, khi doanh nghiệp đáp ứng điều kiện thì Nhà nước mới cấp giấy phép, cấp chứng nhận cho phép doanh nghiệp hoạt động. Còn với phương thức “hậu kiểm”, nghĩa là Nhà nước đặt ra quy định pháp luật (ví dụ quy chuẩn tại Thơng tư) để doanh nghiệp thực hiện trong q trình sản xuất, kinh doanh,...sau đó Nhà nước sẽ kiểm sốt việc doanh nghiệp có tn thủ hay khơng thơng qua cơng tác thanh tra, kiểm tra, báo cáo... Như vậy, gắn với hai phương thức quản lý này, đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, hiện nay Nhà nước lựa chọn phương thức quản lý “tiền kiểm” nghĩa là theo phương thức này, ngay từ khâu cấp phép thành lập, tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng ngay điều kiện kinh doanh như điều kiện về vốn, nhân sự,... khi doanh nghiệp đáp ứng điều kiện này thì mới được thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, việc đưa ra những điều kiện kinh

doanh, có quan điểm cho rằng là áp đặt "đầu vào", gây ra việc hạn chế gia nhập thị trường, tạo sự thiếu công bằng trong công việc kinh doanh của người dân.

Vì vậy, u cầu đặt ra việc hồn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm cũng cần phải phân tích phương thức quản lý của Nhà nước theo phương thức nào để vừa bảo đảm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước lại có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động không vi phạm quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)