kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
3.2.2.1. Đổi mới phương thức quản lý nhà nước, từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”
Thực tế cần có lộ trình dần chuyển từ tư duy quản lý nhà nước từ phương thức “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, quản lý dựa trên phân tích, đánh giá rủi ro; đồng thời, tập trung gỡ bỏ rào cản, tạo thuận lợi nhiều nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm cần rà soát điều kiện kinh doanh nào cần “tiền kiểm”, điều kiện kinh doanh nào cần “hậu kiểm”, ví dụ, cần đánh giá sự cần thiết của việc yêu cầu về đào tạo và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm, thực hiện xã hội hóa các hoạt động này, hạn chế tình trạng đổ dồn về cơ quan cấp Bộ thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ.
Việc thay đổi tư duy quản lý này không gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước và tăng tính chủ động kinh doanh của doanh nghiệp và dần từng bước xóa bỏ sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường. Khi phương thức quản lý điều kiện kinh doanh được chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm hơn trong việc duy trì điều kiện kinh doanh (khơng phải nhà nước đã kiểm tra điều kiện trước rồi thì sẽ mãi đủ điều kiện kinh doanh). Quá trình “hậu kiểm” cũng giúp việc kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được sát hơn đảm bảo mục tiêu của việc quy định điều kiện kinh doanh hướng đến.
Hoạt động hậu kiểm được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, song cần phải tuân thủ nguyên tắc quản lý rủi ro, trên
cơ sở có cơ chế quản lý giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra; thiết lập kênh ghi nhận phản hồi từ doanh nghiệp một cách công khai minh bạch và bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp.
3.2.2.2. Tăng cường tính minh bạch, cơng khai của hệ thống pháp luật, chính sách về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Để công khai những thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính hiệu quả cần thực hiện như sau:
- Cơng bố cơng khai nội dung cũng như lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện cũng như các điều kiện áp dụng đối với các lĩnh vực này.
- Công khai những dự thảo quy định về ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh, kể cả Phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh để nhận đóng góp của người dân doanh nghiệp. Việc cơng khai phải đảm bảo tính kịp thời, thường xuyên, liên tục.
- Việc công khai điều kiện phải đi kèm những thủ tục hành chính, chính sách có liên quan đến điều kiện kinh doanh để người dân, doanh nghiệp nắm bắt một các cụ thể, có hệ thống.
- Cơng khai phương án tính tốn về chi phí tuân thủ điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính hiện tại cũng như dự kiến theo Phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh để đánh giá hiệu quả của công tác cắt giảm.
3.2.2.3. Đơn giản hóa các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép doanh nghiệp bảo hiểm
Đây là những thủ tục hành chính có liên quan đến thực hiện điều kiện kinh doanh. Theo đó, cần phải:
Rút ngắn thời hạn cấp phép, xác định nhất quán thời hạn cấp phép được tính từ ngày nhận hồ sơ; xác định cụ thể thời hạn yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ và chỉ được yêu cầu một lần và duy nhất về việc sửa đổi bổ sung hồ sơ; quá
hạn mà khơng có u cầu sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ được coi là phù hợp theo quy định của pháp luật; trường hợp nhiều cơ quan cùng tham gia việc thẩm định cấp giấy phép, phải quy định rõ nội dung và hình thức thẩm định của từng cơ quan, thời gian và điều kiện thẩm định; đồng thời, khẳng định rõ trách nhiệm của từng cơ quan nếu để quá thời hạn thẩm định. Cần cụ thể hóa về số lượng, chuẩn hóa về hình thức và nội dung các giấy tờ hợp thành hồ sơ xin phép; xác định rõ hình thức và nội dung của khái niệm “hồ sơ hợp lệ”; bãi bỏ hoặc giảm tới mức tối đa yêu cầu “xác nhận”, “chứng nhận”, “chấp thuận”, “đồng ý”, “cho ý kiến bằng văn bản”... trong các giấy tờ của hồ sơ xin phép. Trường hợp thật sự cần thiết, phải quy định rõ nội dung hay sự việc cần xác nhận, chấp thuận, cho ý kiến. Trường hợp nhiều cơ quan cùng tham gia việc thẩm định cấp giấy phép, phải quy định rõ nội dung và hình thức thẩm định của từng cơ quan, thời gian và điều kiện thẩm định; đồng thời, khẳng định rõ trách nhiệm của từng cơ quan nếu để quá thời hạn thẩm định.
Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh cũng đồng thời đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ, thủ tục của doanh nghiệp góp phần vào mục tiêu cải cách hành chính của Nhà nước.
3.2.2.4. Thường xuyên rà soát, đánh giá điều kiện kinh doanh để cắt giảm, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Song song với việc hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thì cũng cần phải thường xun rà sốt, đánh giá điều kiện kinh doanh chưa hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp để cắt giảm, bãi bỏ. Điều kiện kinh doanh chính là rào cản cho doanh nghiệp để tham gia vào thị trường, việc đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh chính là xóa bỏ các rào cản khơng cần thiết để qua đó doanh nghiệp tham gia vào đầu tư kinh doanh được dễ dàng hơn, qua đó các chi phí thời gian và tiền bạc mà doanh nghiệp hoặc đối tượng áp dụng của luật phải bỏ ra để thực hiện thủ tục hành chính, thực hiện các nghĩa vụ báo cáo... cũng sẽ được cắt giảm theo.
Bên cạnh đó, việc cắt, giảm điều kiện kinh doanh không chỉ thuận lợi cho doanh nghiệp mà qua đó cũng giảm áp lực cho cơ quan quản lý nhà nước khi khơng phải theo dõi tình hình thực hiện những điều kiện kinh doanh bất hợp lý. Qua đó góp phần cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, năng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Với giải pháp này tạo hành lang pháp lý thơng thống cho doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào hoạt động kinh doanh.
3.2.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh
Hiện nay, đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, ngồi Bộ Tài chính cịn có các Bộ, ngành khác phối hợp giám sát điều kiện kinh doanh (như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Cơng thương,...), vì vậy, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, cần thiết lập một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, trong đó cần phân định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp để nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quản quản lý nhà nước, giúp cho thị trường bảo hiểm phát triển ổn định.
Kết luận chương 3
Pháp luật kinh doanh bảo hiểm quy định về điều kiện kinh doanh là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp bảo hiểm được minh bạch, công khai, thuận lợi ở Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn những quy định cịn hạn chế, nếu khơng kịp thời điều chỉnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy, cần phải nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật để khắc phục những hạn chế cịn tồn tại, đồng thời phải có những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật kinh doanh bảo hiểm quy định về điều kiện kinh doanh. Chương 3 luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay. Theo đó, tác giả đề xuất 02 nhóm giải pháp bao gồm: giải pháp hồn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (trong đó tập trung hồn thiện Luật Đầu tư và Luật Kinh doanh bảo hiểm và văn bản hướng dẫn) và giải pháp về nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bao gồm: đổi mới phương thức quản lýnhà nước, từ tiền kiểm sang hậu kiểm; tăng cường tính minh bạch, cơng khai của hệ thống pháp luật, chính sách về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; Đơn giản hóa các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép doanh nghiệp bảo hiểm; Thường xuyên rà soát, đánh giá điều kiện kinh doanh để cắt giảm, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh.
KẾT LUẬN
Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2001 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010 bằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 1/11/2019;). Sau đó, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành 49 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Hệ thống các văn bản này đã cơ bản: (i) tạo khung khổ pháp lý minh bạch cho thị trường bảo hiểm trong nước; (ii) tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp; (iii) đảm bảo chặt chẽ từ khâu cấp phép đến quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, xử lý vi phạm hành chính; (iv) đảm bảo hài hịa giữa quản lý giám sát thận trọng và tạo chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong gần 20 năm thi hành, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy mô thị trường bảo hiểm ngày càng lớn, khẳng định vị thế, vai trò trong nền kinh tế-xã hội. Bảo hiểm đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, bổ sung hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư mỗi năm cho nền kinh tế, bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho triệu lao động và bảo vệ cho các nhà đầu tư và hàng chục triệu người dân tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng cao trên 20% trong gần 20 năm, năng lực tài chính vững mạnh cũng góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thiên tai và thúc đẩy hội nhập, hợp tác quốc tế.
Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, Luật Kinh doanh bảo hiểm cịn có những vấn đề khơng cịn phù hợp hoặc phát sinh chưa theo kịp với những thay đổi cần nghiên cứu, hồn thiện, trong đó có các quy định về điều kiện kinh doanh về gia nhập thị trường bảo hiểm của tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngồi. Bên cạnh đó, Chính phủ liên tục ban hành các Nghị quyết yêu cầu các Bộ, ngành thực hiện đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, có thể kể đến như Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2017 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ (khoản 2 mục III), các Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2019, 2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó, tại điểm 3 mục II Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP yêu cầu các Bộ, ngành hoàn thành mục tiêu: “Hồn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh;
kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.” Trong năm 2019 và
năm 2020, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020, trong đó đặt ra yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục rà sốt cắt giảm, đơn giản điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Việc hồn thiện pháp luật kinh doanh bảo hiểm về điều kiện kinh doanh là một điều rất cần thiết thể có thể thu hút thêm lượng vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với một môi trường pháp luật hoàn chỉnh, một hệ thống quản lý tốt hơn, chắc chắn chủ trương này sẽ ngày càng hoàn thiện hơn tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần trong cơ chế thị trường phát triển mạnh mẽ.
Với nỗ lực hoàn thiện thể chế của cơ quan quản lý nhà nước, hoàn thiện quy định về điều kiện kinh doanh cũng như đơn giản hóa điều kiện kinh doanh được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các Bộ, ngành góp phần
cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trong q trình nghiên cứu, tại chương 1 học viên đã thực hiện và làm rõ những một số vấn đề lý luận pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Trên cơ sở lý luận được làm rõ ở chương 1, chương 2 luận văn tiến hành đánh giá thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, qua đó đánh giá, nhận diện những hạn chế, bất cấp còn tồn tại cũng như nguyên nhân của các hạn chế, bất cập này. Đề tài cũng đề xuất các kiến nghị, giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại chương 3, góp phần cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phù hợp thông lệ quốc tế.