vực kinh doanh bảo hiểm
Thứ nhất, trong lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm
quyền ban hành đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với 04 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực tài chính. Từ đó, tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đầu tư kinh doanh cũng như cơ quan nhà nước thực hiện quản lý các đối tượng này. Điều kiện kinh doanh của các ngành nghề trên được quy định tại Luật, Nghị định và khơng có Thơng tư quy định về điều kiện kinh doanh.
Thứ hai, về điều kiện kinh doanh: Các điều kiện đầu tư kinh doanh trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được thể hiện dưới hình thức giấy phép thành lập và hoạt động (đối với ngành nghề kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm), chứng chỉ đào tạo bảo hiểm (đối với ngành nghề đại lý bảo hiểm) và chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm (đối với ngành nghề cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như tư vấn bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm…) đảm bảo quy định về hình thức điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014.
Các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh đặt ra nhằm mục tiêu đảm bảo cho việc kinh doanh, tài chính ổn định, phù hợp với tình hình phát triển của thị trường, đảm bảo trật tự, an tồn tài chính, an tồn xã hội. Theo đó, đã đảm bảo quy định của Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Thứ ba, phương thức quản lý nhà nước đối với các điều kiện kinh doanh
trong lĩnh vực bảo hiểm tại Bộ Tài chính là kiểm tra trước khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh “tiền kiểm”. Cơ quan quản lý nhà nước thường
cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm. Theo đó, đối tượng thành lập doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) mà thực hiện tại Bộ Tài chính và Bộ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp phép thành lập và hoạt động. Phương thức quản lý được thực hiện theo hướng hạn chế sự can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật. Do đó, tổ chức, cá nhân xin cấp phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm cũng như trong quá trình hoạt động đều thực hiện tương đối đúng và đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh. Từ đó, tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp thực hiện đầu tư kinh doanh cũng như cơ quan nhà nước thực hiện quản lý các đối tượng này.
Thứ tư, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm được quy định tại
Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm và Khoản 8 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010, đúng thẩm quyền ban hành quy định tại Luật Đầu tư. Kinh doanh bảo hiểm là việc doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm cho các rủi ro của bên mua bảo hiểm. Lĩnh vực kinh doanh này ln có nguy cơ gây rủi ro đến trật tự an toàn xã hội nên cần thiết phải quy định điều kiện kinh doanh để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; duy trì sự cơng bằng, an tồn và ổn định kinh tế xã hội.
Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành bảo đảm các quy định công khai, minh bạch. Các văn bản đều quy định rõ doanh nghiệp được làm gì, cơ quan quản lý có trách nhiệm gì trong tất cả các vấn đề như: cấp phép thành lập doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp … Vì vậy, các nhà đầu tư có đủ năng lực và điều kiện sẽ được cấp phép, các doanh nghiệp được chủ động trong hoạt động kinh doanh, không phải "xin cho" và khơng bị can thiệp hành chính.
Nhìn chung, các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh bảo hiểm là tương đối hợp lý từng bước nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, thực tiễn cho thấy các điều kiện đầu tư kinh doanh đặt là cần thiết như điều kiện về vốn pháp định áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng có khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ở nước ta hiện nay mức vốn pháp định quy định áp dụng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng, vấn đề an tồn tài chính cho hàng triệu người ln ln phải được đặt lên hàng đầu, cho nên việc kiểm tra kiểm soát của nhà nước trong hoạt động này là rất chặt chẽ. Kiểm tra của nhà nước được tiến hành vì lợi ích của những người được bảo hiểm, những người ký kết hợp đồng và góp phần ổn định, phát triển thị trường bảo hiểm.
Mặc dù đã đạt được kết quả như nêu trên, song quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đến nay cũng bộc lộ một số hạn chế như:
Một là, một số điều kiện đầu tư kinh doanh còn chung chung, chưa thực
sự hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân. Mặc dù điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực tài chính được xây dựng dựa trên kinh nghiệm quốc tế, thực tế quản lý và đặc thù tại Việt Nam.
Hai là, việc ban hành điều kiện kinh doanh nhiều khi mang tính định
tính, chưa có tính tốn, định lượng đặc biệt là chi phí của người dân, doanh nghiệp phải bỏ ra đối với việc thực hiện các điều kiện kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Ba là, quá trình quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh dẫn đến nhiều
thủ tục hành chính, tăng thêm gánh nặng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời cũng sẽ gây ra chậm chễ cho việc giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước. Đây cũng là một tồn tại cần giải quyết đảm bảo công tác quản lý được gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý.
Bốn là, việc cơng bố điều kiện kinh doanh cịn khá chậm và bị động,
trong đó chưa chủ động cập nhật thơng tin lên Cổng thông tin Quốc gia về doanh nghiệp sau khi văn bản quy định về điều kiện được ban hành. Hiệu quả của việc công bố Phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh chưa cao, q trình cơng bố khơng nhận được ý kiến đóng góp nào từ người dân và doanh nghiệp.