vực kinh doanh bảo hiểm
Trước khi có Luật Kinh doanh bảo hiểm chỉ có 15 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, gồm 10 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 03 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 01 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, 01 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Với việc Quốc hội ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 cùng với các điều kiện kinh doanh được sửa đổi, bổ sung qua các thời kỳ đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển, thể hiện rõ vai trị vị trí trong nền kinh tế - xã hội.
Tính đến 06 tháng đầu năm 2020, thị trường bảo hiểm có 69 doanh nghiệp bảo hiểm (trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 18 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế: ước đạt 408.683 tỷ đồng (tăng 16,29% so với cùng kỳ năm 2019) [3, tr.1]. Mặc dù đã đạt được kết quả như nêu trên, song từ thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đến nay cũng bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc như:
* Thứ nhất, điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam:
(i) Đối với các quy định điều kiện về năng lực tài chính, tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền. Theo Luật Doanh nghiệp tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam. Thực tế, tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm có quyền sử dụng đất, ngoại tệ tự do chuyển đổi, tuy nhiên theo quy định là phải góp vốn bằng tiền, nên gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân góp vốn phải chuyển đổi thành tiền mặc dù tài sản này có giá trị tương đương tiền.
(ii) Đối với quy định chỉ cho phép cho phép doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi đáp ứng điều kiện tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, việc đầu tư thành lập doanh nghiệp bảo hiểm có thể do nhiều chủ đầu tư nước ngoài khác như các Tập đồn tài chính, cơng ty chun đầu tư góp vốn trong tập đồn tài chính thành lập. Các tập đồn này có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính và vận hành các doanh nghiệp bảo hiểm ở nhiều nước khác nhau, song để đảm bảo cơ chế về quản trị điều hành có tính tập trung và tách biệt rủi ro giữa các doanh nghiệp bảo hiểm tại các quốc gia, một số tập đồn tài chính thực hiện đầu tư trực tiếp từ cơng ty mẹ hoặc giao cho một cơng ty chun góp vốn đầu tư để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài.
- Điều kiện về doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến được phép thành lập: + Có vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định: Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm thì vốn pháp định quy định chung cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động cùng một lĩnh vực như nhân thọ 600 tỷ đồng, phi nhân thọ 300 tỷ đồng, môi giới 04 tỷ đồng. Tuy nhiên, xét từng doanh nghiệp bảo hiểm thì u cầu vốn có thể thay đổi, các doanh nghiệp bảo hiểm có kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro, phức tạp có thể phải tăng thêm vốn, nhưng các doanh nghiệp có quản trị tốt, đầu tư an tồn thì mức vốn có thể giảm. Mức
vốn pháp định ban đầu cố định có thể là thừa đối với các doanh nghiệp nhỏ nhưng lại không đủ để đảm bảo khả năng thanh toán về dài hạn đối với các doanh nghiệp lớn.
Ví dụ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ kinh doanh bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh thì mức vốn pháp định phải là 350 tỷ đồng, có nghĩa là doanh nghiệp phải bổ sung thêm vốn là 50 tỷ đồng so với doanh nghiệp bảo hiểm chỉ kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ thông thường trước khi triển khai kinh doanh bảo hiểm hàng khơng hoặc bảo hiểm vệ tinh.
+ Có các chức danh quản trị điều hành doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng tiêu chuẩn chung, có trình độ chun mơn, kinh nghiệm bảo hiểm, tài chính, ngân hàng và có chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm:
(i) Về tiêu chuẩn chung: Quy định pháp luật về tiêu chuẩn chung người quản trị, điều hành chưa cụ thể; chưa có quy định về hồ sơ, tài liệu chứng minh người quản trị, điều hành đáp ứng tiêu chuẩn chung. Do vậy, khi thực hiện thủ tục phê chuẩn, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có cam kết người dự kiến phê chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn chung quy định tại Đơn đề nghị thay đổi gửi Bộ Tài chính.
(ii) Về tiêu chuẩn trực tiếp làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng tối thiểu năm (05) năm. Tuy nhiên, chưa có thuật ngữ giải thích được hiểu như thế nào là “trực tiếp làm việc trong lĩnh vực tài chính”.
(iii) Về tiêu chuẩn có bằng cấp, chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp: Pháp luật chưa có quy định rõ về loại, tổ chức cấp chứng chỉ bảo hiểm và nội dung chứng chỉ bảo hiểm. Do vậy, khi thực hiện thủ tục phê chuẩn, doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp nhiều loại chứng chỉ về bảo hiểm khác nhau.
+ Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định pháp luật: (i) Về doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: Quy định hiện hành mới chỉ cho phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chưa cho phép các cá nhân hành nghề môi giới bảo hiểm. Với sự phát triển của thị trường
bảo hiểm, nhiều sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm cá nhân ra đời, bên cạnh đó nhiều cá nhân có chun mơn cao về tư vấn rủi ro, tư vấn bảo hiểm có đủ khả năng để tư vấn rất nhiều sản phẩm bảo hiểm cá nhân, họ vẫn đại diện cho quyền lợi của khách hàng mà không cần phải sử dụng tư vấn của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Việc các cá nhân thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm tiết kiệm được các chi phí mà doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm phải có.
(ii) Về doanh nghiệp tái bảo hiểm: Tại Hiệp định thương mại dịch vụ Việt Nam - EU (EVFTA) mới được ký kết ngày 30/6/2019, Việt Nam cho phép doanh nghiệp tái bảo hiểm của EU thành lập chi nhánh tái bảo hiểm tại Việt Nam sau 3 năm kể từ ngày Hiệp định thương mại có hiệu lực. Khuân khổ pháp lý hiện chưa có quy định về điều kiện thành lập, hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh tái bảo hiểm nước ngồi tại Việt Nam. Vì vậy, trường hợp khơng có quy định sẽ gây lúng túng cho nhà đầu tư nước ngồi và khơng có khuân khổ pháp lý để quản lý, bảo đảm các yêu cầu về an toàn tài chính và bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bên cạnh đó, hiện mới chỉ có 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm Việt Nam (Tổng Công ty tái bảo hiểm Việt Nam Vinare và Tổng công ty tái bảo hiểm dầu khí PVI Re). Việc mở cửa thị trường tái bảo hiểm cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm nước ngồi tại Việt Nam góp phần đa dạng hóa các thành phần tham gia thị trường, mở cửa với nhà đầu tư nước ngoài, thu hút nguồn tiền trong khu vực thông qua nhận tái bảo hiểm qua biên giới, cải thiện môi trường kỹ thuật trong nước.
(iii) Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về hình thức doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, đến nay, khơng có nhà đầu tư nào nộp hồ sơ đề nghị thành lập như tổ chức bảo hiểm tương hỗ, hợp tác xã do không phù hợp với đặc tính kinh doanh bảo hiểm.
+ Có hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định: hiện thành phần hồ sơ bao gồm chủ đầu tư gửi Bộ Tài chính phương án hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm năm đầu. Tuy nhiên, tài liệu này chưa thật sự hợp lý, vì chủ đầu tư thường
xây dựng mang tính chất hình thức vì chưa đánh giá được kết quả cụ thể kinh doanh của doanh nghiệp trong 05 năm đầu mà kết quả này còn phụ thuộc vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp khi được cấp phép.
* Thứ hai, điều kiện về tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm: (i) Đại lý bảo hiểm là nghề tư vấn dịch vụ tài chính mang tính đặc thù cao, cần tập trung thống nhất việc thi sát hạch cấp chứng chỉ đại lý nhằm đảm bảo chất lượng đại lý. Theo kinh nghiệm của các nước trong khu vực (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…), trong trường hợp đơn vị tổ chức thi đại lý bảo hiểm không phải là Bộ Tài chính, việc thi cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm cần có sự kiểm sốt chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về hệ thống, quy trình, điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực…để đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, khách quan và được quy định rõ trong Luật. Hiện nay, hàng năm Bộ Tài chính tổ chức trung bình 20.000 kỳ thi tại các địa phương, số lượng thí sinh dự thi khoảng 360.000 lượt người. Việc Bộ Tài chính vừa quản lý đại lý bảo hiểm vừa thi sát hạch cấp chứng chỉ đại lý sẽ khó đảm bảo chất lượng đại lý, cũng chưa được chun nghiệp vì nhân lực cịn hạn chế.
(i) Hiện nay, các tổ chức làm đại lý bảo hiểm ngày càng phát triển đa dạng, bao gồm: ngân hàng, công ty dịch vụ viễn thông (VNPT, Mobifone), các nhà bán lẻ (siêu thị, showroom ôtô..) và mơ hình tổng đại lý trong lĩnh vực nhân thọ. Tuy nhiên, do Luật kinh doanh bảo hiểm chưa có những quy định riêng, cụ thể để điều chỉnh hoạt động của các tổ chức này nên trong thời gian qua đã phát sinh một số vướng mắc, cụ thể:
+ Chưa có quy định trách nhiệm cụ thể đối với những người chịu trách
nhiệm chính trong đại lý tổ chức: trường hợp vi phạm quy định về hoạt động đại lý, doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hợp đồng với đại lý tổ chức, tuy nhiên, những người này vẫn dễ dàng thành lập doanh nghiệp mới và hợp tác với doanh nghiệp bảo hiểm khác.
+ Tổng đại lý được hỗ trợ bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi phí đầu tư ban
đầu của doanh nghiệp bảo hiểm để xây dựng thị trường cho doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, hiện đã và đang có hiện tượng một số doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện cạnh tranh khơng lành mạnh thơng qua trả chi phí cao để lơi kéo các tổng đại lý của doanh nghiệp khác về làm việc cho doanh nghiệp mình, dẫn đến tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, khơng đảm bảo hiệu quả kinh doanh và môi trường cạnh tranh lành mạnh.
(ii) Ngoài điều kiện chung cho tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý, quy định riêng về điều kiện hoạt động, tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn một số chức danh theo hướng tổ chức hoạt động đại lý phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đại lý do Bộ Tài chính cấp, bao gồm đại lý là các tổ chức tín dụng, các tổ chức chuyên hoạt động đại lý bảo hiểm (general agents), các tổ chức có một trong các nội dung hoạt động là đại lý bảo hiểm (bưu điện, siêu thị, gara ô tô, cây xăng,...).
(iii) Quy định cấp và thu hồi giấy chứng nhận hoạt động đại lý, quy định về doanh thu, chi phí của đại lý bảo hiểm tổ chức.
- Về thời hạn chứng chỉ đại lý bảo hiểm khác nhau giữa đại lý bảo hiểm hoạt động liên tục và đại lý bảo hiểm không hoạt động liên tục và giao Bộ Tài chính hoặc một đơn vị được Bộ Tài chính ủy quyền thống nhất quản lý việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
Thực tiễn trong thời gian qua, khơng ít các tranh chấp xảy ra bắt nguồn từ hành vi của đại lý bảo hiểm như: kê khai thay khách hàng, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm, gian lận về thu phí, khai khống hợp đồng...Theo đánh giá thì chất lượng đại lý bảo hiểm chưa cao do doanh nghiệp bảo hiểm không tuân thủ đúng quy định pháp luật về tuyển dụng, đào tạo và sử dụng đại lý bảo hiểm. * Thứ ba, Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14, Nghị định số
80/2019/NĐ-CP và Thông tư số 65/2019/TT-BTC. Các văn bản này có hiệu lực từ ngày 01/11/2019, vì vậy, đối với hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (gồm tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính tốn bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm) chưa ghi nhận khó khăn, vướng mắc của tổ chức, cá nhân thực hiện.
Những hạn chế, vướng mắc nêu trên trong thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, quy định việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vẫn chưa thực sự đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định như đánh giá điều kiện kinh doanh (thẩm quyền, sự cần thiết, tính hợp lý, tính rõ ràng, minh bạch, chi phí của doanh nghiệp) khi xây dựng điều kiện kinh doanh, và công bố các điều kiện kinh doanh sau khi được ban hành theo quy định của Luật Đầu tư. Ngoài ra, Luật Đầu tư còn quy định chung chung, chưa rõ nội hàm khái niệm về “điều kiện đầu tư kinh doanh” nên gây lúng túng khi xây dựng ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Thứ hai, tư duy “tiền kiểm” đối với điều kiện kinh doanh tại các văn bản
quy phạm pháp luật vẫn còn phổ biến, dẫn đến phát sinh nhiều thủ tục hành chính, tăng chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét để phân loại điều kiện kinh doanh nào thì thực hiện “tiền kiểm”, điều kiện kinh doanh nào thì thực hiện “hậu kiểm”, qua đó sẽ cắt giảm thủ tục hành chính mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước.
Thứ ba, công tác phối hợp giữa đơn vị chủ trì xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật với các đơn vị trong và ngồi Bộ cịn chưa tốt cũng là ngun nhân dẫn đến điều kiện kinh doanh chưa được quy định rõ ràng, chưa thể hiện được sự cần thiết trong yêu cầu.
Thứ tư, tại thời điểm Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực, có duy nhất
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) được ký kết. Trên thực tế, sau gần 20 năm phát triển, đã có thêm 9 hiệp định liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm được ký kết (Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới -WTO; Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc-VKFTA; Hiệp định thương mại Việt Nam-Nhật Bản; Hiệp định thương mại ASEAN-Nhật Bản; Hiệp định thương mại ASEAN-Ấn Độ; Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN- Australia-Newzealand; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Hải quan Nga, Belarut, Cadactan; Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP; Hiệp định thương mại dịch vụ Việt Nam EU - EVFTA). Đối với CPTPP, Việt Nam cam kết cho phép cung cấp các dịch vụ phụ trợ bảo