Chuyển nhượng cổ phần đã niêm yết thông qua giao dịch trên thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 39 - 43)

trường chứng khoán

Hình thức chuyển nhượng mà trong đó, các công ty cổ phần được mua bán trên thị trường chứng khoán phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt về tính minh bạch tài chính, về khả năng sinh lời, phải được Ủy ban Chứng khoán thẩm định và phải tuân thủ các quy tắc kiểm toán theo pháp luật về chứng khoán. Những quy định chặt chẽ này nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho người mua, vì khi cổ phần niêm yết được mua bán trên thị trường chứng khoán thì số lượng nhà đầu tư có thể rất lớn và không phải ai cũng có đủ thông tin để đánh giá về giá trị cổ phần. Sự can thiệp của Nhà nước trong việc thẩm định các công ty cổ phần đăng ký bán cổ phần là một chứng thực tin cậy để người mua đưa ra các quyết định trong việc giao dịch. Người mua thực hiện việc mua cổ phần chỉ qua các thông tin đã được Nhà nước kiểm định, người mua không nhìn thấy hàng hóa cụ thể, nếu các thông tin này bị sai lệch thì có rất nhiều rủi ro đối với người mua. Điều này cho thấy pháp luật về

chứng khoán cần phải hết sức cụ thể, phải được thực hiện đầy đủ để bảo vệ lợi ích người mua.

Pháp luật của Việt Nam thừa nhận tính tự do chuyển nhượng cổ phần như một nguyên tắc đặc thù của loại hình công ty cổ phần. Xuất phát từ quan niệm xem công ty cổ phần là mô hình tổ chức theo hình thức đối vốn, có cấu trúc vốn linh hoạt và khả năng chuyển đổi dễ dàng mà không làm mất đi tính ổn định trong cấu trúc vốn. Pháp luật Việt Nam quy định cổ phần được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành là một loại “hàng hóa” đặc biệt và người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Điều này khác với mô hình tổ chức doanh nghiệp theo hình thức đối nhân nên việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần dễ dàng hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp doanh.

Với số vốn đã bỏ ra để mua cổ phần mà công ty cổ phần chào bán, cổ đông không nhất thiết phải gắn bó lâu dài với công ty cổ phần, nếu họ không muốn. Đối với công ty cổ phần, quyền chuyển nhượng cổ phần bao gồm cả quyền bán, tặng, cho và thừa kế cổ phần. Một trong những điểm nổi bật của công ty cổ phần là mặc dù cổ đông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty cổ phần mua lại cổ phần, nhưng lại được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông. Điều này xuất phát từ bản chất của công ty cổ phần là công ty đối vốn, có tính chất đại chúng. Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần không phải là một vấn đề gì quá phức tạp và khó khăn. Điều đó có nghĩa là các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác công khai trên thị trường chứng khoán theo những điều kiện mà pháp luật cũng như điều lệ của công ty cổ phần quy định.

hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy vậy, tính tự do chuyển nhượng cổ phần cũng có hạn chế đó là trường hợp đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập và cổ phần ưu đãi biểu quyết trong thời hạn ba năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Có những quy định như vậy là nhằm ràng buộc và đề cao trách nhiệm của cổ đông sáng lập trong giai đoạn công ty cổ phần mới thành lập.

Nhìn từ góc độ pháp lý, tính tự do chuyển nhượng cổ phần có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cho công ty cổ phần một cấu trúc vốn “mở” với việc cổ đông trong công ty cổ phần thường xuyên thay đổi.

Kết luận chương 1

Khi trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện nay, luận văn đã trình bày các nội dung chính sau: Khái quát về công ty cổ phần, các loại cổ phần trong công ty cổ phần, quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông công ty cổ phần. Các vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng trong giao dịch dân sự. Quy định về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Từ các nội dung này, tác giả rút ra kết luận:

Cổ phần trong công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phần của cổ đông sáng lập và cổ phần ưu đãi biểu quyết trong thời gian 03 năm kể từ ngày Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quy định về tự do chuyển nhượng cổ phần đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng tham gia đầu tư vào công ty cổ phần, dễ dàng chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần cho người khác, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và góp phần phát triển kinh tế thị trường. Giao dịch chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần có sự khác nhau giữa cổ phần của công ty chưa niêm yết và cổ phần của công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đối với cổ phần của công ty chưa niêm yết, việc chuyển

nhượng cổ phần của cổ đông cho cổ đông khác hoặc cho người không phải là cổ đông công ty được thực hiện bằng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thông thường. Đối với các cổ phần của công ty đã niêm yết, việc chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư được thực hiện thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

HIỆN NAY

Nội dung của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần ở Việt Nam bao gồm các chế định như: Các quy định pháp luật về điều kiện chuyển nhượng cổ phần; Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; Quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; Nội dung và hình thức của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; Ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; Hiệu lực và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và một số khó khăn vướng mắc….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)