Chủ thể của hợp đồng chuyền nhượng cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 44 - 45)

Qua nghiên cứu khảo sát chế định về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, tác giả luận văn nhận thấy rằng vấn đề chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Tại khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này (trừ trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; hoặc các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức). Tại khoản 10 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi năm 2010), khi đề cập đến chủ thể tham gia thị trường chứng khoán có đưa ra định nghĩa: “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán”.

Như vậy, từ các quy định trên đây có thể thấy rằng chủ thể tham gia ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là khá đa dạng, bao gồm các tổ chức, cá

nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ các tổ chức, cá nhân bị pháp luật cấm tham gia vào giao dịch chuyển nhượng cổ phần) có đủ các điều kiện pháp lý để tham gia vào giao dịch chuyển nhượng cổ phần.

Đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, pháp luật hiện hành quy định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia chuyển nhượng cổ phần, trừ các trường hợp: (1) Tổ chức trong nước là “cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình”. Quy định này chỉ loại trừ trường hợp chủ thể nhận chuyển nhượng cổ phần là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và mục đích mua cổ phần là “để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình”. Trên thực tế, để xác định yếu tố “thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình” không phải là điều dễ dàng, trong khi đó các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp năm 2014 hiện nay không có quy định cụ thể thế nào là “thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình”. (2) Cá nhân trong nước thuộc trường hợp pháp luật cấm tham gia đầu tư chứng khoán hoặc cấm góp vốn, nhận chuyển nhượng cổ phần. Cụ thể, pháp luật hiện hành quy định người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước (Khoản 2 Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng 2005). Quy định này nhằm phòng ngừa trường hợp người có chức vụ quyền hạn lạm dùng chức vụ của mình, các thông tin mà mình có được trong quá trình quản lý để mua cổ phần nhằm thu lợi riêng hoặc phòng ngừa trường hợp người có chức vụ quyền hạn đưa ra những chính sách quản lý chủ quan để thu lợi riêng cho doanh nghiệp mà mình góp vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)