chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện nay
của cổ đông trong công ty cổ phần được chuyển nhượng sẽ phát sinh quyền, trách nhiệm đối với bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng và các bên khác có liên quan. Khi hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, bên chuyển nhượng không còn là cổ đông của công ty cổ phần và chấm dứt toàn bộ các quyền và nghĩa vụ đối với công ty cổ phần. Lợi ích mà cổ đông chuyển nhượng cổ phần nhận được là số tiền tương ứng với giá trị của cổ phần được chuyển nhượng. Cổ đông chuyển nhượng cổ phần có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp luật. Khi nhận chuyển nhượng cổ phần, bên nhận chuyển nhượng trở thành cổ đông mới của công ty cổ phần. Để trở thành cổ đông của công ty cổ phần, bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng hai điều kiện là (i) Cổ đông đã thanh toán đầy đủ tiền mua cổ phần và (ii) Thông tin về cổ đông được ghi vào Sổ Đăng ký cổ đông. Pháp luật quy định sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần thì người nhận chuyển nhượng được ghi nhận thông tin vào Sổ đăng ký cổ đông, người nhận chuyển nhượng có tư cách cổ đông của công ty cổ phần từ thời điểm đó. Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy có nhiều bất cập đối với quy định về thủ tục ghi nhận thông tin người nhận chuyển nhượng sau khi hoàn tất các nghĩa vụ vào Sổ Đăng ký cổ đông. Có nhiều công ty cổ phần không thực hiện đúng thủ tục ghi nhận tư cách cổ đông sau khi cổ đông đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng theo đúng quy định pháp luật, gây ra nhiều tranh cãi và làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cổ đông trong công ty cổ phần.
2.4. Nội dung và hình thức của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Về nội dung và hình thức của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, ngoài các quy định chung của Bộ luật dân sự 2015 áp dụng cho các giao dịch dân sự, khoản 2 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 còn quy định: “Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông
qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán”. Như vậy, đối với mỗi trường hợp, pháp luật hiện hành có quy định về nội dung và hình thức của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tương ứng. Cụ thể là:
Thứ nhất, đối với hợp đồng chuyển nhượng cổ phần không niêm yết/đăng ký giao dịch. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 thì hợp đồng chuyển nhượng cổ phần phải bằng văn bản do bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Như vậy đối với hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, pháp luật không thừa nhận hợp đồng dưới hình thức lời nói hoặc hành vi.
Về nội dung của hợp đồng, pháp luật chuyên ngành hiện tại chưa có điều khoản cụ thể quy định về nội dung của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 về nội dung của hợp đồng nói chung thì hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có thể bao gồm các điều khoản như: Điều khoản về đối tượng của hợp đồng. Trong điều khoản này, các bên có thể thỏa thuận rõ về loại cổ phần được chuyển nhượng, tổ chức phát hành, mệnh giá cổ phần, số lượng cổ phần chuyển nhượng, tình trạng tự do giao dịch hoặc hạn chế giao dịch của cổ phần. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là cổ phần đang trong thời gian hạn chế giao dịch, các bên cần quy định rõ thời gian hạn chế giao dịch, điều kiện để cổ phần được phép chuyển nhượng; Điều khoản về giá, phương thức thanh toán. Trong điều khoản này, các bên thỏa thuận về giá cả của cổ phần được chuyển nhượng, tổng giá trị hợp đồng, thời hạn và cách thức thanh toán; Điều khoản về thời
hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. Trong điều khoản này, các bên thỏa thuận về thời hạn hoàn tất thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phương thức chuyển nhượng cổ phần; Điều khoản về quyền, nghĩa vụ của các bên. Trong điều khoản này, các bên có thể thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi bên đối với giao dịch chuyển nhượng cổ phần như bên bán có nghĩa vụ thực hiện thủ tục sang tên cổ phiếu cho bên mua và nhận tiền thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận cổ phần chuyển nhượng. Ngoài ra, trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần nhằm chi phối quyền quản trị, kiểm soát công ty cổ phần, các bên có thỏa thuận về quyền lợi của bên mua trong việc chỉ định nhân sự vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát công ty cổ phần và nghĩa vụ của bên bán trong việc “rút” đại diện đương nhiệm của mình trong hội đồng quản trị, ban kiểm soát công ty cổ phần; Điều khoản về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Trong điều khoản này, các bên có thể thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm thanh toán tiền phạt vi phạm khi một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng; Điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp. Các bên có thể thỏa thuận chọn phương thức giải quyết tranh chấp là thương lượng, hòa giải hoặc thông qua cơ quan tài phán là Tóa án hoặc trung tâm trọng tài.
Ngoài các nội dung cơ bản trên, Điều 398 BLDS 2015 còn cho phép các bên có quyền thỏa thuận về các nội dung khác của hợp đồng. Quy định này tạo độ mở cho các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận về những nội dung khác với điều kiện không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Các bên có thể thỏa thuận thêm về những nội dung phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần như quyền chi phối, kiểm soát hoạt động quản trị công ty của bên mua sau khi chính thức đứng tên sở hữu cổ phần hoặc những nội dung nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro cho bên mua trong quá trình thực hiện hợp đồng như quyền và cách thức yêu cầu phong tỏa cổ phiếu tại tổ chức phát
hành cho đến khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng.
Thứ hai, đối với hợp đồng chuyển nhượng cổ phần đã niêm yết/đăng ký giao dịch hay còn gọi là hợp đồng mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu niêm yết/đăng ký giao dịch được giao dịch tập trung trên hệ thống giao dịch của các Sở giao dịch chứng khoán. Ngoài các chủ thể chính thức của hợp đồng mua bán cổ phiếu là bên mua và bên bán, trong quá trình giao dịch mua bán cổ phiếu còn có sự tham gia hỗ trợ của các chủ thể khác như: nhà môi giới chứng khoán, các chủ thể quản lý thị trường như Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán và thành viên lưu ký (công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký). Do đó, pháp luật chuyên ngành thường có những quy định đặc thù về nội dung cũng như hình thức của hợp đồng mua bán cổ phiếu trong trường hợp này. Về hình thức của hợp đồng mua bán cổ phiếu đã niêm yết/đăng ký giao dịch: Khác với trường hợp mua bán cổ phần chưa niêm yết, theo đó bên mua và bên bán có thể gặp mặt trực tiếp, đàm phán và cùng ký kết vào một thỏa thuận để xác lập các quyền và nghĩa vụ với nhau liên quan đến cổ phiếu mua bán thì trong trường hợp cổ phiếu đã niêm yết/đăng ký giao dịch, quá trình giao kết và xác lập hợp đồng mua bán cổ phiếu tuân theo nguyên tắc về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy, hình thức của hợp đồng mua bán cổ phiếu tuân theo hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Vấn đề này đã được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 52 Thông tư số 210/2012/TT-BTC như: Bản đề nghị giao kết hợp đồng mua bán cổ phiếu đã niêm yết do nhà đầu tư đưa ra dưới hình thức “lệnh mua” hoặc “lệnh bán” và gửi cho công ty chứng khoán – với tư cách là nhà môi giới chứng khoán. Việc nhà đầu tư đặt lệnh mua hoặc lệnh bán (gửi đề nghị giao kết hợp đồng mua bán cổ phiếu) có thể được thực hiện bằng cách đặt lệnh trực tiếp tại quầy hoặc đặt lệnh qua điện thoại, fax,
internet và các đường truyền khác. Về bản chất, Phiếu lệnh giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư là một đề nghị giao kết hợp đồng. Theo quy định tại Thông tư số 210/2012/TT-BTC nói trên thì Phiếu lệnh giao dịch chứng khoán được xác lập dưới hình thức văn bản như phiếu lệnh giấy hoặc thông điệp dữ liệu. Trường hợp là phiếu lệnh giấy, nhà đầu tư trực tiếp ký xác nhận vào phiếu lệnh và chuyển tới công ty chứng khoán. Trường hợp là thông điệp dữ liệu, nhà đầu tư sử dụng các công cụ bảo mật mà công ty chứng khoán cấp để đăng nhập vào hệ thống giao dịch trực tuyến, sau đó nhập các thông tin giao dịch vào hệ thống này. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán cổ phiếu. Các lệnh giao dịch của nhà đầu tư được công ty chứng khoán hỗ trợ nhập vào hệ thống giao dịch của các sở giao dịch chứng khoán và khớp với các lệnh giao dịch của nhà đầu tư khác. Nếu kết quả khớp lệnh giữa các nhà đầu tư mà thể hiện sự thống nhất ý chí về giá mua bán và thời gian thực hiện lệnh mua bán thì được xem là đã hoàn thành việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và khi đó, một hợp đồng mua bán cổ phiếu được xem là đã giao kết và bắt đầu có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
Về nội dung của hợp đồng mua bán cổ phiếu đã niêm yết/đăng ký giao dịch. Tại khoản 4 Điều 52 Thông tư số 210/2012/TT-BTC có quy định: Công ty chứng khoán chỉ được thực hiện lệnh của khách hàng khi lệnh giao dịch có đầy đủ và chính xác các thông tin về khách hàng, ngày giao dịch, mã chứng khoán, phương thức, loại lệnh, số lượng và giá giao dịch. Lệnh giao dịch của khách hàng phải được công ty chứng khoán ghi nhận số thứ tự và thời gian (ngày, giờ, phút) nhận lệnh tại thời điểm nhận lệnh.
Như vậy, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán cổ phiếu thông qua một trong các phương thức như mang phiếu lệnh văn bản đến công ty chứng khoán/chi nhánh công ty chứng khoán hoặc truy cập từ xa vào hệ thống giao dịch trực tuyến để đặt lệnh. Thực tế đây là hai phương thức được sử dụng phổ
biến nhất, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư bởi trong nhiều trường hợp nhà đầu tư do điều kiện địa lý xa không mang phiếu lệnh đến công ty chứng khoán được hoặc hệ thống giao dịch trực tuyến còn nhiều khâu đăng nhập phức tạp khiến nhà đầu tư chưa thực sự “thích” sử dụng thì đòi hỏi cần có những phương thức đặt lệnh thuận tiện hơn. Mặc dù Khoản 3 Điều 52 Thông tư số 210/2012/TT-BTC có nhắc tới phương thức giao dịch qua điện thoại, fax và đường truyền khác nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể nên thực tế các công ty chứng khoán hiện nay còn khá lúng túng và gặp nhiều khó khăn khi áp dụng các phương thức này vào thực tiễn giao dịch mua bán chứng khoán.
2.5. Ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
2.5.1. Các quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng chưa niêm yết/đăng ký giao dịch
Theo quy định hiện hành, bên bán, bên mua hoặc đại diện theo ủy quyền của họ trực tiếp ký kết vào hợp đồng chuyển nhượng và những giấy tờ có liên quan khác theo quy định của tổ chức phát hành hoặc tổ chức được tổ chức phát hành ủy quyền hợp lệ. Sau khi ký kết và hợp đồng có hiệu lực, các bên tham gia giao dịch tiến hành thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã xác lập.
Do cổ phiếu chưa niêm yết được quản lý bởi tổ chức phát hành hoặc tổ chức được ủy quyền nên quá trình thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đối với cổ phiếu chưa niêm yết ít có sự tham gia của các chủ thể đóng vai trò trung gian, hỗ trợ như tổ chức phát hành, công ty chứng khoán. Vì vậy, thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu tuân theo quy định của tổ chức phát hành, thủ tục này có thể được tóm tắt trên tờ cổ phiếu hoặc tuân theo quy định của tổ chức được tổ chức phát hành ủy quyền như công ty chứng khoán.
hành, thông thường thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu sẽ được thực hiện như sau: các bên sẽ nộp hồ sơ chuyển nhượng đến trụ sở của tổ chức phát hành bao gồm hợp đồng hoặc giấy đề nghị chuyển nhượng theo mẫu của tổ chức phát hành và các giấy tờ liên quan khác như tờ cổ phiếu của bên bán, chứng minh nhân dân/giấy đăng ký doanh nghiệp của bên mua/bên bán. Sau khi xem xét hồ sơ, tổ chức phát hành ký xác nhận trên hợp đồng hoặc giấy đề nghị chuyển nhượng và cập nhật dữ liệu vào sổ đăng ký cổ đông. Bên mua chỉ trở thành cổ đông mới của công ty kể từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật Doanh nghiệp 2014 được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông. Tờ cổ phiếu cũ của bên bán bị hủy và tổ chức phát hành sẽ cấp lại tờ cổ phiếu mới cho bên bán, bên mua tương ứng với số lượng cổ phiếu nắm giữ. Đối với việc chuyển nhượng cổ phiếu chưa niêm yết tại công ty chứng khoán: Trường hợp này công ty chứng khoán được cấp Giấy chứng nhận hoạt động lưu ký sẽ ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng và đóng vai trò là đại lý chuyển nhượng của tổ chức phát hành. Thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của công ty chứng khoán và các bước trình tự thông thường tương tự như trình tự chuyển nhượng tại tổ chức phát hành.
Như vậy, có thể nhận thấy việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần, một nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần không được quy định chi tiết tại văn bản quy phạm pháp luật mà được quy định cụ thể theo hướng dẫn của tổ chức phát hành và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về chứng khoán. Riêng việc thanh toán tiền mua cổ phần do các bên tự thỏa thuận và thực hiện phù hợp với quy định pháp luật. Có thể thấy tổ chức phát hành đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đối với cổ phiếu chưa niêm yết/đăng ký giao dịch, đặc biệt là quá trình chuyển quyền sở hữu cổ phiếu từ bên bán sang cho bên mua
nhưng lại chưa có quy định pháp luật cụ thể quy định rõ ràng về trách nhiệm của tổ chức phát hành trong vấn đề này.
2.5.2. Ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đối với cổ phiếu đã niêm yết/đăng ký giao dịch
Khác với quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu chưa niêm yết/đăng ký giao dịch vốn dĩ chủ yếu được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận trực tiếp giữa bên mua và bên bán, việc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu đã niêm yết/đăng ký giao dịch thường