Các nguyên tắc quản lý nhà nước về đầutư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRONG LĨNH vực đầu tư xây DỰNG cơ bản từ THỰC TIỄN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 27 - 29)

Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động của bộ máy nhà nước, nên hoạt động này phải được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc chung như bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tập trung dân chủ, sự tham gia

rộng rãi của nhân dân, v.v. Tuy nhiên, đối với một lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể, hoạt động quản lý có các đặc điểm riêng. Hệ thống nguyên tắc trong quản lý nhà nước cho đầu tư XDCB gồm:

Một là, gắn chặt khả năng thu để bố trí các khoản chi đầu tư XDCB.

Chi NSNN cho đầu tư phải dựa trên cơ sở có nguồn thu thực tế từ nền kinh tế. Mức độ chi, cơ cấu các khoản chi phải dựa vào khả năng tăng trưởng GDP của đất nước;

Hai là, bảo đảm yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí NSNN

cho các chương trình, dự án đầu tư XDCB.

Trong thực tế, tình trạng lãng phí và kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB diễn ra rất phổ biến. Do vậy cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý NSNN;

Ba là, tập trung có trọng điểm.

Việc phân bổ nguồn NSNN cho đầu tư XDCB phải căn cứ vào chương trình trọng điểm, dự án của Nhà nước. Thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính mục đích và khả năng tiết kiệm các khoản chi, sẽ có tác động dây chuyền thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực phát triển;

Bốn là, Nhà nước và nhân dân cùng làm trong tham gia các chương

trình, dự án đầu tư XDCB trong những lĩnh vực mà nhà nước không cần thiết phải đầu tư, nhất là các chương trình, dự án mang tính chất phúc lợi xã hội.

Nguyên tắc này đòi hỏi khi quyết định đầu tư cho một lĩnh vực, một chương trình, dự án nhất định cần phải cân nhắc khả năng huy động các nguồn vốn khác để giảm nhẹ các khoản chi tiêu của NSNN;

Năm là, phân định rõ các nhiệm vụ phát triển KT-XH theo hệ thống các

cấp hành chính và theo luật định để bố trí NSNN thích hợp. Áp dụng nguyên tắc này tránh được việc bố trí NSNN chồng chéo, khó kiểm tra giám sát, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các cấp;

Sáu là, quản lý NSNN trong sự phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đối để tạo nên cơng cụ tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề của kinh tế vĩ mô.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRONG LĨNH vực đầu tư xây DỰNG cơ bản từ THỰC TIỄN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)